Báo cáo Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy học từ lý thuyết đến thực hành môn Tin học 6 bằng dụng cụ trực quan
Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến.
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục và có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức.
Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 thì bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỹ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay.
Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài kiến thức sâu rộng về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy học từ lý thuyết đến thực hành môn Tin học 6 bằng dụng cụ trực quan

u các lệnh, hình ảnh. Nếu học sinh nắm được các bước thực hiện, chức năng của các thiết bị nhưng không nhớ được biểu tượng của các lệnh, vị trí của các lệnh và hình dáng của các thiết bị thì khi làm việc với máy tính rất khó khăn và mất thời gian. Ví dụ ở bài “Máy tính và phần mềm máy tính”, với sơ đồ cấu trúc mà giáo viên thực hiện trên thì học sinh chỉ nắm được chức năng của các thiết bị mà không biết cấu tạo, hình dáng của các thiết bị đó, việc nắm bắt như thế chỉ là lý thuyết suông, xong các em có thể quên ngay. Nhưng nếu giáo viên đưa thêm hình ảnh của từng thiết bị và giải thích chức năng của từng thiết bị đó thì học sinh sẽ hiểu và ghi nhớ bài lâu hơn. Cũng như vậy ở bài “Định dạng văn bản” nếu giáo viên chỉ đưa ra các lệnh và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nêu các bước thực hiện thì học sinh sẽ chỉ biết cách làm chứ chưa thể nhận biết các lệnh khi thực hành trên máy. Nhưng nếu giáo viên chiếu các bước thực hiện mẫu lên máy cho học sinh quan sát thì học sinh nắm được các bước thực hiện, tuy vậy, vẫn còn một số học sinh sẽ dễ nhầm lẫn các lệnh với nhau vì trên thanh công cụ có rất nhiều lệnh. Vì vậy để học sinh nắm bắt nhanh hơn các bước thực hiện và nhớ được biểu tượng các lệnh thì giáo viên nên thực hiện mẫu và chỉ rõ hình ảnh các lệnh ở nhóm lệnh định dạng riêng để kết hợp với ngôn ngữ và các bước thực hiện mẫu sẽ có hiệu quả cao hơn. Phương pháp dạy học như trên được gọi là phương pháp dạy học kết hợp giữa ngôn ngữ với biểu trưng đồ họa và hình ảnh. Biểu trưng đồ họa được tạo ra bằng nhiều cách, đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ họa liên quan với khái niệm, đồ họa tuỳ ý... Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ họa trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh các bước thực hành - đây là yêu cầu cần đạt của người học Tin học, dựa vào các biểu trưng đồ họa này học sinh có thể phát hiện ra khái niệm, ý nghĩa của nó. .. Để dạy học bằng kết hợp giữa ngôn ngữ với biểu trưng đồ họa và hình ảnh thì giáo viên cần có dụng cụ trực quan hỗ trợ. Dụng cụ trực quan được sử dụng trong môi trường học tập như trong dạy học, giáo dục qua mạng dựa trên cơ sở máy tính... dụng cụ trực quan có thể được sử dụng hiệu quả để giảng dạy các sự kiện, các chỉ dẫn, các quá trình và các khái niệm trừu tượng mà chúng thường khó nhớ, khó hiểu. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan. Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ: Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh trực quan làm tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ trong học tập đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng cụ trực quan là đèn chiếu, tivi, tranh ảnh, các thiết bị trực tiếp từ máy tính.... vào dạy Tin học có hiệu quả rất cao. Trước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Chẳng hạn khi dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản” giáo viên cần cho học sinh làm quen với các bước mở văn bản, mở văn bản mới, lưu văn bản qua việc giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước thực hiện và giáo viên thực hành mẫu trên máy. Sau khi giáo viên thực hành mẫu có thể học sinh chưa nhận biết được các lệnh, khi đó giáo viên cần nhấn mạnh bằng cách đưa ra hình ảnh của từng lệnh riêng biệt. - Bài “Chỉnh sửa văn bản” giáo viên cũng thực hiện tương tự và đưa các biểu tượng Sau đó yêu cầu học sinh: Hãy nêu tên của các biểu tượng trên và tính năng của từng biểu tượng? HS nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các lệnh từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. Hầu hết trong chương IV: “Soạn thảo văn bản” của sách giáo khoa tin học 6 các em đều phải nhớ các bước thực hiện và các lệnh. Khi dạy các bài trong chương này giáo viên cần nhấn mạnh biểu tượng của từng lệnh vì: + Trong quá trình dạy tôi nhận thấy: Khi giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để nêu các bước thực hiện với từng lệnh, sau đó giáo viên thực hành mẫu cho học sinh quan sát thì vẫn có một số học sinh sau khi quan sát xong đi vào tự thực hành các em không nhớ được biểu tượng các lệnh, hoặc nhầm lẫn các lệnh với nhau, thậm chí có em còn không nhớ được vị trí các lệnh trên thanh công cụ. à Vì vậy để học sinh ghi nhớ và phân biệt các lệnh với nhau ngoài việc thực hành mẫu thì giáo viên cần đưa thêm hình ảnh biểu tượng của các lệnh trong từng bài và yêu cầu học sinh đọc tên với nêu chức năng của các lệnh. Khi đó học học sinh vừa nắm được các bước thực hiện vừa nhớ được biểu tượng, chức năng của từng lệnh, sẽ giúp các em thực hành dễ dàng hơn. Ngoài ra cong giúp các em ghi nhớ để vận dụng học các phần mềm Excel, powerpoint ở các năm học tiếp theo. Hay bài “tổ chức thông tin trong máy tính”, mặc dù học sinh đã học cách tạo văn bản, lưu văn bản ở lớp dưới nhưng các em chưa biết cách lưu các văn bản có cùng nhóm nội dung vào một thư mục. Khi dạy đến bài này tôi đã hướng dẫn học sinh nhận biết các tệp, thư mục, cách tạo thư mục và tác dụng của thư mục. Nhưng khi thực hành tôi nhận thấy có đến 90% học sinh không biết cách lưu các tệp vào thư mục vừa tạo. Do không biết cách đưa tệp vào thư mục cho gọn nên khi tìm một tệp nào đó các em rất mất thời gian hoặc không tìm được. Nhưng sau khi sử dụng máy chiếu để hướng dẫn các em cách tạo một thư mục và lưu tệp vào thư mục thì các em đã nắm bắt rất nhanh và vận dụng vào thực hành ở các tiết sau khá tốt. Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh họa, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong thế giới hiện thực. Khi dạy đến bài “Máy tính và phần mềm máy tính” giáo viên có thể sử dụng một số ảnh, ảnh minh họa về máy tính, một số thiết bị của máy tính như đĩa mềm, USB ổ cứng, để học sinh quan sát và phân biệt. Ví dụ: Giáo viên đưa một số hình ảnh của chuột máy tính. Và giải thích cho học sinh: Chuột có rất nhiều kiểu dáng và hình thức khác nhau nhưng cấu tạo của chuột thì tương tự nhau, đó là chuột có 2 nút chính: Chuột trái và chuột phải, và con lăn ở giữa. Điều này làm cho các em dễ dàng nhận biết được chuột máy tính, để các em không bị ngỡ ngàng khi gặp phải các loại chuột có kiểu dáng khác nhau. Giáo viên giới thiệu thêm một số thiết bị liên quan khác như thẻ nhớ: Thẻ nhớ là một thiết bị lưu trữ phổ biến nhất hiện nay, thẻ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu trong điện thoại, máy ảnh, máy quay kỹ thuật số. Thẻ nhớ có nhiều hình dạng, thông số kĩ thuật và cúa các hãng sản xuất khác nhau. Các thông tin đó được ghi trên thẻ. Một số hình dạng của thẻ nhớ Các dạng khác nhau của thiết bị nhớ Flash (USB) Đặc biệt là khi giới thiệu về một số thiết bị như Ram, Chíp, đĩa cứng, main của máy tính, nếu không có hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ không hiểu được và chỉ hiểu mơ hồ, làm cho các em không có hứng thú học. Để học sinh nhận biết được các thiết bị đó thì giáo viên có thể đưa một số hình ảnh để học sinh quan sát và nhận biết. Ram máy tính: CPU (bộ xử lý trung tâm – Control Processing Unit): Đĩa cứng: Main máy tính: * Hiệu quả của biện pháp 1: Với biện pháp này, giáo viên có thể áp dụng ở tất cả các bài học xuyên suốt trong quá trình dạy học của năm học. Mỗi bài có những cách áp dụng đưa hình ảnh khác nhau. Sau khi áp dụng biện pháp tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ kết hợp biểu trưng đồ họa, biểu trưng tranh ảnh học sinh nhận biết các biểu tượng được nhanh hơn, phân biệt và ghi nhớ các biểu tượng, các nút lệnh điều khiển, các thiết bị của máy được lâu hơn. Từ đó học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học để thực hành cũng như vận dụng vào thực tiễn tốt hơn. 2. Biện pháp 2: Trực quan hoá lý thuyết bằng các dụng cụ, thiết bị. Có những bài học, mặc dù giáo viên đã cho học sinh quan sát hình ảnh qua máy chiếu, hình ảnh trong sách giáo khoa nhưng học sinh vẫn chưa thể nắm rõ về đặc điểm, cấu tạo của các thiết bị. Trong các trường hợp đó giáo viên cần cho học sinh quan sát trực tiếp các thiết bị từ máy tính đang sử dụng. Ví dụ dạy bài: “Máy tính và phần mềm máy tính” việc chiếu các thiết bị máy tính lên màn hình đã giúp cho học sinh nhớ các thiết bị tương đối tốt nhưng nếu giáo viên sử dụng trực tiếp các thiết bị CPU, RAM, ổ cứngthì học sinh nắm bắt được rất nhanh và nhớ lâu. Chẳng hạn: Khi nói đến màn hình, chuột, bàn phím, máy in thì học sinh cũng đã tiếp xúc nhiều nên hầu hết các em đều nhận biết được. Nhưng khi nói đến ROM, RAM, CPU, ổ cứng thì các em rất mơ hồ, khó hình dung và cũng không biết được các thiết bị này nằm ở vị trí nào trên thân máy. Lúc này, giáo viên thực hiện trực tiếp mở thân máy và tháo từng thiết bị trên máy (RAM, ROM, ổ cứng, nguồn, main, các tụ điện, các bo mạch điện tử), mỗi thiết bị giáo viên sẽ chỉ vị trí, chức năng và cho học sinh quan sát cụ thể. Để làm được điều đó giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tử như: bộ xử lí trung tâm (CPU), thanh RAM, đĩa cứng, các ổ đĩa các chứa các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, DVD... Tương tự như vậy khi dạy bài 5 “Luyện tập chuột” hay bài 6 “học gõ mười ngón” giáo viên sẽ cho học sinh quan sát chuột máy tính, bàn phím máy tính và chỉ rõ cấu tạo, chức năng của chuột cùng với bàn phím qua 2 thiết bị đó. Các thiết bị này tương đối dễ lấy bằng cách tận dụng các máy tính hỏng của trường, giáo viên có thể tháo máy tính lấy từng thiết bị trong case máy để chỉ trực tiếp cho học sinh. Đây là cách tiết kiệm, và thực tế nhất. Các máy tính hỏng có thể bỏ không. Nhưng khi chúng ta tận dụng các thiết bị trong đó để giới thiệu cho học sinh thì lại là các thiết bị hữu ích. Sau bài dạy tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút. Kết quả thu được: Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 28 8 28.6 9 32.1 8 28.6 3 10.7 0 0 6B 29 10 34.5 8 27.6 9 31.1 2 6.8 0 Hiệu quả của biện pháp 2: Ở biện pháp 2 chỉ áp dụng đối với các bài học có liên quan đến cấu tạo của máy tính, và các thiết bị liên quan đến máy tính. Biện pháp này là biện pháp thực tế hóa một số bài của biện pháp 1. Sau khi áp dụng một số ví dụ vào đề tài, số học sinh biết phân biệt các thiết bị của máy tính và chức năng của các thiết bị tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ khá giỏi bình quân ở 2 lớp đã được nâng lên so với chất lượng khảo sát đầu năm học: Tăng 26% + Tỉ lệ yếu: giảm 13 % + Tỉ lệ kém: còn 0% Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh vẫn chưa xác định đúng các vị trí thiết bị, .... Như vậy bước đầu việc vận dụng kiến thức, kĩ năng của các em vào làm bài tập thực hành đã có hiệu quả rõ rệt III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả: Qua phần kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh ở các năm học 2018 – 2019, 2019 -2020 và ngay trong năm học 2020 – 2021, hiện tại kết quả tương đối khả quan. Lần kiểm tra sau kết quả cao hơn lần kiểm tra trước. Chứng tỏ học sinh đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn học sinh mắc những sai sót do các em chưa tập trung trong giờ học và chưa cẩn thận khi trình bày bài kiểm tra, cũng có thể do một phần biện pháp mà tôi đưa ra chưa phù hợp với các đối tượng học sinh này. Do vậy qua trình bày báo cáo này tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để tôi hoàn thiện biện pháp của mình giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp của các năm học: *Trước khi thực hiện biện pháp – Kết quả cuối năm học 2017 – 2018 Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 35 6 17.1 8 22.9 11 31.4 8 22.9 2 5.7 6B 34 5 14.7 10 29.4 12 35.3 6 17.6 1 3.0 Sau khi thực hiện biện pháp (kết quả cuối năm học) Kết quả khi áp dụng biện pháp vào năm học 2018 – 2019 Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 28 10 35.7 9 32.1 8 28.6 1 3.6 0 0 6B 29 13 44.8 8 27.6 8 27.6 0 0 0 Kết quả khi áp dụng biện pháp vào năm học 2019 – 2020 Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A 29 12 41.4 12 41.4 4 13.8 1 3.4 0 0 6B 28 8 28.6 15 53.6 4 14.3 1 3.6 0 0 Qua bảng kết quả trên ta có thể thấy được hiệu quả rõ rệt khi áp dụng đề tài dạy dạy học trực quan cho học sinh khối 6. Số học sinh giỏi tăng lên từ 12 % đến 22%. Số học sinh yếu giảm đi từ 6% đến 12%. Đây là con số đáng quan tâm và cũng cho thấy được hiệu quả của đề tài 2. Bài học kinh nghiệm: Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn môn Tin học lớp 6, giáo viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp trực quan trong dạy học. Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau: - Khi vào lớp giáo viên cần tạo không khí học tập tích cực, tạo ra mỗi giờ học là một niềm vui, niềm say mê trong học tập của học sinh. Giáo viên luôn nắm bắt được từng đối tượng học sinh để tạo ra những thách thức vừa sức, tổ chức những họat động tự lực của học sinh trong từng tiết học. - Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan để nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. - Qua mỗi lần thử nghiệm nên có một thời gian nhìn nhận đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho lần sau, biết cách khai thác trí lực của học sinh theo hướng tích cực, chủ động thì việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện lỹ năng của học sinh sẽ trở nên thuận lợi và có kết quả hơn. - Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của các thiết bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan có như vậy mới gây được hứng thú học tập của các em. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nỗ lực chuẩn bị các đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó vậy giáo viên mới tạo được sự hứng thú bộ môn cho các em. - Bên cạnh đó giáo viên phải biết liên hệ vận dụng các kiến thức trong bài dạy vào các họat động thực tế có liên quan và giải thích cụ thể, từ đó các em có nhu cầu tìm hiểu về môn học. - Để đạt hiệu quả cao trong việc dạy học lý thuyết và thực hành bằng dụng cụ trực quan thì một điều không thể thiếu được là sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương. Như tôi được biết, hiện nay ở các trường học cơ sở vật chất của phòng học bộ môn Tin học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của thầy và trò. Đó là điều trăn trở của những giáo viên dạy bộ môn Tin học như chúng tôi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm của nhà trường, chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân có thể tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho phòng bộ môn tin học để việc dạy và học của thầy và trò đạt hiệu quả cao hơn. Hà Giang, ngày 12 tháng 4 năm 2021 Người viết báo cáo Bùi Thị Hường
File đính kèm:
bao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tu_ly_thuyet_d.doc