Báo cáo Sáng kiến Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh

Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Môn Tin học là một môn khoa học công cụ, tri thức và kỹ năng tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông trong con người ở thời đại mới. Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản, mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thời đại...

Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của GV còn có sự tự chủ, năng động, sáng tạo của HS trong tiết học. Học sinh có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống của các em. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học.

Để nâng cao chất lượng môn tin học tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh”. Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS Đông Phong mà tôi đang công tác.

Mục đích của sáng kiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học môn Tin học ở trường PT. Với sáng kiến này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học tin học đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tin học trong nhà trường.

docx 27 trang Chăm Nguyễn 09/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh

Báo cáo Sáng kiến Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh
ằm giúp học sinh nắm được: Cú pháp khai báo biến là gì? Hiểu các thành phần trong cú pháp, GV cho HS hoạt động nhóm như sau:
- Bước 1: GV chia lớp thành 08 nhóm, nêu vấn đề học tập cho từng nhóm như sau:
 Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 1.26 ví dụ về cách khai báo biến trong pascal và cho biết các biến và kiểu dữ liệu có trong khai báo. 
Nhiệm vụ 2: Nêu cú pháp khai báo biến?
- Bước 2: Tổ chức để các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, từ đó nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Trong thời gian các nhóm thảo luận, GV quan sát nếu nhóm nào cần trợ giúp sẽ tới gợi ý để HS tìm ra câu trả lời.
- Bước 3: Sau thời gian thảo luận 3 phút GV yêu cầu 1 nhóm lên báo cáo.
- Bước 4: GV tổ chức cho nhóm còn lại đánh giá, nhận xét, bổ sung, vào kết quả thảo luận của nhóm vừa trình bày
Sau đó GV sẽ làm trọng tài để chỉ ra những kiến thức đúng và chốt lại phần kiến thức vừa thảo luận trước toàn lớp.
Kiểm tra tréo phần phiếu hoạt động của các nhóm.	 
* Dạng kiến thức Tin học cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khác nhau
Ví dụ: Bài 5: Từ bài toán đến chương trình . Mục 4 Một số ví dụ về thuật toán. Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên
Nhằm giúp HS biết cách mô tả thuật toán và biết được một bài toán có thể có nhiều thuật toán, GV tổ chức hoạt động nhóm như sau:
+ Bước 1: GV chia lớp thành 04 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau:
1/ Mô tả thuật toán cho ví dụ 3?
2/ Theo em, Nếu chỉ sử dụng biến Sum để lưu trữ giá trị tổng như thuật toán trang 41 thì có hạn chế gì?
+ Bước 2: Dành thời để nhóm cử nhóm trưởng, thư ký phân công các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu để trả lời các câu hỏi. GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ các nhóm thảo luận nếu cần.
+ Bước 3: Trong thời gian thảo luận (7 phút), GV nếu thấy nhóm nào xong trước có thể cử các bạn trong nhóm đã hoàn thành câu trả lời tới làm “chuyên gia” giúp cho các nhóm chưa hoàn thành. Sau đó gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành GV nhận xét, chốt ý, sau đó cho các nhóm tự nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận, động viên các thành viên chưa tích cực, tuyên dương những học sinh tích cực trong hoạt động nhóm.
* Dạng bài tập củng cố kiến thức.
	Ví dụ: sau khi học xong Bài 5: Từ bài toán đến chương trình , GV tổ chức chia lớp thành 02 nhóm.
- Bước 1: GV chia lớp thành 02 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: 
1/Viết các kiến thức trọng tâm của bài 5 bằng sơ đồ tư duy
2/ Giả sử x và y là các biến số, Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau:
Bước 1: xßx+y
Bước 2: yßx-y
Bước 3: xßx-y
- Bước 2: Dành thời gian để trong 1 nhóm điểm danh theo thứ tự từ 1 đến hết và yêu cầu tất cả những HS thuộc số thứ tự lẻ trong nhóm tìm hiểu tài liệu và trả lời câu hỏi số 1, những học sinh thuộc số thứ tự chẵn nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi 2.
- Bước 3: Sau thời gian các cá nhân có số thứ tự lẻ hoặc chẵn trong nhóm tự tìm hiểu tài liệu để trả lời từng câu hỏi, sẽ dành thời gian thích hợp để các thành viên trong nhóm có thứ tự lẻ hoặc chẵn sẽ thảo luận để có câu trả lời cho câu hỏi tương ứng rồi báo cáo trước lớp.
- Bước 4: Sau thời gian thảo luận, GV yêu cầu nhóm những em có số thứ tự lẻ ở nhóm 1 trao đổi phiếu học tập với nhóm 2, tổ chức để nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm 2, nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm 1, GV treo bảng phụ có nội dung trả lời các câu hỏi, căn cứ vào đáp án trên bảng yêu cầu nhóm 1 chấm điểm cho nhóm 2, nhóm 2 chấm điểm cho nhóm 1 và công bố điểm trước lớp. GV có lời khen cho nhóm có điểm cao hơn và lời động viên tới nhóm có điểm thấp hơn.
b) Kết quả đạt được
Biện pháp này đã được áp dụng lần đầu trong năm học 2020-2021 tại lớp 8 của trường THCS Đông Phong. Và qua quan sát trực tiếp trong các giờ dạy và phát phiếu thăm dò tôi thu được kết quả như sau:
*Tính tích cực
 Tiêu chí
Thời gian
Rất tích cực
Khá tích cực
Bình thường
Chưa tích cực
Đầu năm 
23 (13,8%)
31 (18,7%)
68 (40,9%)
44 (26,5%)
Cuối năm 
58 (34,9%)
67 (40,3 %)
33 (19,8%)
8 (4,8%)
*Tính tự giác
 Tiêu chí
Thời gian
Rất tự giác
Khá tự giác
Bình thường
Chưa tự giác
Đầu năm 
19 (11,4%)
37 (22,3%)
72 (43,4%)
38 (22,9%)
Cuối năm 
46 (27,7%)
72 (43,4%)
38 (22,9%)
10 (6,0%)
*Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
 Tiêu chí
Thời gian
Hoàn thành tốt

Hoàn thành khá tốt
Hoàn thành nhưng chưa tốt
Chưa hoàn thành
Đầu năm 
15 (9,0%)
48 (28,9%)
60 (36,1%)
43 (25,9%)
Cuối năm 
46 (27,7%)
72 (43,4 %)
33 (19,9%)
15 (9,0%)
	*Hứng thú hoạt động nhóm
 Tiêu chí
Thời gian
Rất yêu thích
Yêu thích
Bình thường
Chưa thích
Đầu năm 
22 (13,3%)
45 (27,1%)
60 (36,1%)
39 (23,5%)
Cuối năm 
45 (27,1%)
74 (44,6%)
34 (20,5%)
13 (7,8%)
*Kết quả hoàn thành mục tiêu dạy học của giáo viên tại lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4
Khả năng / Lớp
8A1
8A2
8A3
8A4
Hiểu bài
39/39 (100%)
42/42 (100%)
41/41 (100%)
44/44 (100%)
Khả năng vận dụng
33/39(84,6%)
38/42 (90,4%)
38/41 (92,7%)
42/44 (95,4%)
Khả năng sáng tạo
28/39(71,7%)
30/42 (71,4%)
33/41 (80,5%)
36/44 (81,8%)
Như vậy, kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cho thấy việc phát triển rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho HS trong quá trình học tập giúp cho HS chủ động tiếp thu nguồn kiến thức, từ đó giúp HS phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực hơn trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số em chưa thực sự tích cực với bài học. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết là do các em ngại học, ngại đọc sách, ngại phát biểuĐiều đó ảnh hướng đến việc tiếp thu của các em. Vì vậy, kết quả thực nghiệm mới chỉ là sự khẳng định bước đầu của các biện pháp chứ chưa hoàn toàn là tuyệt đối.
Nếu so sánh chất lượng với nhiều trường bạn, có thể con số này không cao nhưng với bản thân Tôi và ở trường trung học cơ sở Đông Phong đã chứng tỏ các biện pháp tôi đưa ra góp phần nâng cao hứng thú học tập và chất lượng của bộ môn Tin học.
Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng các giải pháp nêu trong báo cáo vào dạy học mang tính khả thi. Học sinh tích cực chủ động, hứng thú trong học tập. Với kết quả đó, tôi mạnh dạn nêu vấn đề và đưa báo cáo này trước hội đồng sư phạm nhà trường, được Ban giám hiệu trường trung học cơ sở Đông Phong cho phép áp dụng trong giảng dạy môn Tin học 8 năm học 2021-2022. Đồng thời tổ chuyên môn và Ban giám hiệu có hướng phát triển các giải pháp này để áp dụng trong giảng dạy Tin học ở các khối lớp 7, 9. Đó là nguồn động viên rất lớn cho Tôi khi tham gia giảng dạy và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Sang năm học 2021-2022, Tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp trình bày trong báo cáo này vào giảng dạy môn Tin học 8.
c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Sau 3 tiết dạy thực nghiệm và dựa trên bảng kết quả đạt được khi thực nghiệm. Tổ chuyên môn và Nhà trường rút kinh nghiệm, điều chỉnh như sau:
* Biện pháp thứ nhất: Thay đổi nhận thức về môn tin học
Thay đổi tư tưởng xem Tin học là môn phụ. Tin học sẽ được “cởi trói” trước quan niệm môn chính, môn phụ khi chúng ta đổi mới toàn diện nền giáo dục trong nhà trường. Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống,  thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”). Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục. Ngoài ra, việc tuyên truyền, định hướng tốt trong gia đình cũng không kém phần quan trọng.	
Các thầy cô cần chỉ ra cho các em biết, học Tin học là để phục vụ cho chính cuộc sống của các em sau này. Từ những kiến thức Tin học mà các em học được trong nhà trường các em có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống như trao đổi thông tin, với tin lớp 7 tạo bảng và tính toán các thông tin sử dụng bảng theo công thức và hàm nhanh và chính xác
Đề cao sự chăm chỉ (của giáo viên và của học sinh). Không có chăm chỉ thì không bao giờ đi tới thành công. Sự sáng tạo dựa trên năng lực bẩm sinh cũng có nhưng không nhiều. Phần lớn sự sáng tạo được dựa trên các kỹ năng được rèn luyện. 
* Biện pháp thứ hai: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm 
Môn tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn, có những đặc thù riêng là sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của bộ môn là kiến thức đi đôi với thực hành, đặc biệt ở cấp THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn.
Trong thời gian trực tiếp giảng dạy môn tin học ở trường THCS Đông Phong, bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá, giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu về chất lượng. Từ những thực tế đó tôi đã thay đổi cách chia nhóm cho phù hợp. Mỗi nhóm tôi vẫn chia như ở trên (4-5 học sinh/nhóm) nhưng các nhóm trưởng, nhóm phó tại mỗi nhóm phải học tốt để kèm các bạn học yếu trong nhóm. Nhóm trưởng, nhóm phó làm bài xong có nhiệm vụ chia sẻ cách làm, hướng dẫn các thành viên hoàn thành bài tập cho đúng tiến độ mà giáo viên giao cho. Nhóm nào làm nhanh nhất và các thành viên đều hoàn thành công việc được giao tôi cũng khuyến khích, động viên các em bằng điểm cộng. Nhóm nào không đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ tôi nhắc nhở nhẹ nhàng và trừ điểm để nhóm đó sẽ có sự cố gắng hơn cho những tiết học sau đó.	 
* Biện pháp thứ 3: Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với môn tin học tôi đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra trên giấy, TH trên máy tính, kiểm tra cá nhân, kiểm tra theo nhómtrong suốt quá trình học tập. 
Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh.
Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
 Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
4. KẾT LUẬN
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
Thứ nhất: Rèn được tinh thần tự học tại lớp và về nhà cho mỗi học sinh để các em phát huy được tính tự lập, tự chủ trong mọi hoạt động. 
Thứ hai: Tạo được phương thức học tập khoa học, chủ động về thời gian, kiến thức khi các em được học tập theo nhóm. Tạo cơ hội rất lớn cho từng học sinh có thể phát huy năng lực cá nhân, năng lực làm việc tập thể một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thứ ba: Từ sự theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh mà giáo viên có thể phân loại học sinh theo từng mức độ nhận thức khác nhau. Học sinh nhìn vào kết quả rèn luyện của bản thân để cố gắng, phấn đấu hàng ngày, hàng tuần để có kết quả học tập tốt nhất cho bản thân.
Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học những năm qua bản thân Tôi luôn ấp ủ và nung nấu tìm ra những PP phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường, để kịp thời truyền thụ kiến thức tới các em một cách hiệu quả nhất. Qua quá trình thực nghiệm giảng dạy ở trên lớp với những kết quả đã thu được và những kinh nghiệm bản thân đúc rút ra, cùng những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, Tôi thấy rằng với SK này của tôi sẽ là một hướng mở để phát triển phạm vi ứng dụng trong các kiểu bài Tin học trong chương trình phổ thông nói chung. tại trường THCS Phong Khê nơi tôi đang công tác nói riêng. Từ đó sẽ giúp học sinh dễ khắc sâu kiến thức lý thuyết và có kỹ năng thực hành trên máy tính một cách thành thạo và tích cực hơn để giờ học Tin học trở nên sôi nổi, cuốn hút đối với học sinh.
5. Kiến nghị, đề xuất
a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn
Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho đồng nghiệp. Từ đó có những định hướng kịp thời để giáo viên giảng dạy có thể điều chỉnh biện pháp phù hợp với tình hình học tập của học sinh.
Tăng cường các buổi chuyên đề của tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và học bộ môn.
Tăng cường sự chỉ đạo và dành thời gian nhiều hơn nữa cho sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. Vì chỉ có trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thì mỗi giáo viên mới có thể trao đổi phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học,... góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học bộ môn.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường
Nhà trường cần tham mưu với cấp trên và địa phương hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường, quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học thực hành, điện, nước, máy tính, máy chiếu, bàn, ghế, hệ thống mạng Internet 
Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
c. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tạo mọi điều kiện để các trường THCS ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội.
Đáp ứng đầy đủ về đội ngũ nhân lực cho trường để giảm tải áp lực công việc, giúp giáo viên làm việc đúng chuyên môn, chất lượng bộ môn sẽ hiệu quả hơn.
PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách bài tập Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Giáo trình Tự học Excel văn phòng của trung tâm tin học Sao Việt.
5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tin học – Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trung học cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Phương pháp dạy học Tin học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003
9. Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999
11. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông,Tạp chí Giáo viên và nhà trường ,số 32 ,tháng 7-2000
PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Kết quả các lần thi khảo sát môn Tin năm học 2021-2022
Tên lần thi
Lớp
Tổng số 
HS
Số HS 
dự kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Khảo sát đầu năm
8
166
166
22
13,3%
31
18,7%
96
57,8%
17
10,2%
Khảo sát học kì 1
8
166
166
60
36,1%
65
39,2%
41
24,7%
0
0,00%
Khảo sát học kì 2
8
166
166
63
37,9%
70
42,2%
33
19,9%
0
0,00%

PHẦN V. CAM KẾT
Tôi xin cam đoan biện pháp trình bày lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và chưa được dùng để xét khen thưởng thành tích thi đua cá nhân trước đó.

Yên Phong, ngày . tháng  năm 2022
GIÁO VIÊN

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_bien_phap_su_dung_phuong_phap_day_hoc_nhom.docx