Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm giúp học sinh học tập tiến bộ môn Tin học 4 ở trường tiểu học Vĩnh Tân
Các phương pháp dạy học hiệu quả, bên cạnh kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào dạy học Tin học:
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Dạy học dựa trên đề án.
Nên tổ chức các hoạt động dạy học một số học phần như vẽ Paint, soạn thảo văn bản Word, vẽ Logo, … đi từ đơn giản đến phức tạp và dần dần bổ sung thêm kiến thức mới. Tránh dạy theo kiểu cũ: trình bày một cách đầy đủ kiến thức chi tiết rồi cuối cùng mới đi tới chương trình đầy đủ, kiểu dạy thông báo như vậy làm cho học sinh mệt mỏi, nhàm chán và trong thời gian dài không được sử dụng máy tính.
Chú trọng phương pháp dạy học thực hành trong dạy Tin học và tăng cường kết hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là thiết bị dạy học - học sinh làm quen ngay với bảng chọn, biểu tượng, … trên màn hình. Máy tính còn là phương tiện học tập học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Kinh nghiệm giúp học sinh học tập tiến bộ môn Tin học 4 ở trường tiểu học Vĩnh Tân

I. Nhận thức vấn đề: Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT, truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức. Ngày nay khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong giáo dục đào tạo CNTT được ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây như việc phát triển dự án SREM trong toàn ngành hay việc sử dụng phần mềm kế toán Misa và các trường đã đưa Tin học vào giảng dạy, học tập. Trong đó có Trường tiểu học Vĩnh Tân. Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, ... Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học tập từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ hình thành trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của Tin học trong hoạt động học tập của học sinh, tôi mạnh dạng nêu ra những kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh học tập tiến bộ chương trình môn Tin học bậc tiểu học nói chung và Tin học 4 nói riêng tại Trường tiểu học Vĩnh Tân. II. Đặc điểm tình hình. 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường đến công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Thường xuyên nhắc nhỡ, động viên cán bộ giáo viên cải tiến các phương pháp dạy học và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy. 2. Khó khăn: Số lượng máy tính trong phòng máy còn hạn chế (trung bình 1,75 học sinh/máy) dẫn đến học sinh hạn chế trong việc thực hành trên máy tính. III. Nội dung. 1. Tên đề tài: Kinh nghiệm giúp học sinh học tập tiến bộ môn Tin học 4 ở trường tiểu học Vĩnh Tân. 2. Tình hình nhà trường. Năm học 2013 – 2014 Trường tiểu học Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có tổng số lớp là 19 lớp với 642 học sinh được chia thành các khối lớp như sau: Khối lớp Một: 4 lớp với 146 học sinh Khối lớp Hai: 4 lớp với 126 học sinh Khối lớp Ba: 4 lớp với 136 học sinh Khối lớp Bốn: 4 lớp với 125 học sinh Khối lớp Năm: 3 lớp với 109 học sinh Về đội ngũ giáo viên: Năm học này nhà trường có tổng số 43 CB GV CNV và được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên nên đã bố trí đầy đủ các chức danh phụ trách các phòng chức năng, trong đó có phòng Tin học. Điều này tạo thuận lợi hơn cho giáo viên giảng dạy Tin học cho các em. Do đặc thù xã Vĩnh Tân có diện tích rộng nên Trường tiểu học Vĩnh Tân được chia ra hai cơ sở để thuận lợi cho việc đến trường học tập của các em học sinh. Vì trường có hai cơ sở nên việc giảng dạy môn Tin học cho các em chỉ được áp dụng đối với học sinh khối lớp 4 và lớp 5, trong khi đó theo quy định thì học sinh tiểu học sẽ được học môn Tin học từ năm học lớp 3. Đây là một thiệt thòi cho các em học sinh lớp 3 tại nhà trường. 3. Quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học Tin học là môn học lần đầu tiên được đưa vào nhà trường nên chương trình phải được xây dựng một cách tổng thể, bảo đảm tính nhất quán và liên thông giữa các cấp học, tránh chồng chéo. Giống như các môn học khác, việc xây dựng chương trình môn Tin học cần theo đúng quy trình và đảm bảo đầy đủ các thành tố (mục tiêu dạy học, nội dung và chuẩn cần đạt tới, phương pháp và phương tiện dạy học, cách thức đánh giá kết quả). Tin học là môn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh nên chương trình phải có tính cập nhật cao. Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học mà từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, hình thành phương pháp, tổ chức dạy học,... đều cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như nâng cao, nếu có điều kiện. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung: hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc trưng của tin học, cần coi trọng thực hành và phát triển kĩ năng, đặc biệt là đối với học sinh ở các bậc, cấp học dưới. Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học tin học. Chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy học tin học. 4. Nội dung dạy học trong chương trình môn Tin học 4. Trong chương trình môn Tin học tiểu học được chia làm Ba phần (Phần I, phần II và phần III) tương ứng với Ba khối lớp (Khối Ba, khối Bốn và khối Năm). Trong đó khối lớp Bốn được học các nội dung sau: Em tập vẽ Em tập gõ 10 ngón Học và chơi cùng máy tính Em tập soạn thảo Thế giới LOGO của em Em học nhạc 5. Các phương pháp dạy học hiệu quả. Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào dạy học Tin học: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học hợp tác Dạy học dựa trên đề án. Nên tổ chức các hoạt động dạy học một số học phần như vẽ Paint, soạn thảo văn bản Word, vẽ Logo, đi từ đơn giản đến phức tạp và dần dần bổ sung thêm kiến thức mới. Tránh dạy theo kiểu cũ: trình bày một cách đầy đủ kiến thức chi tiết rồi cuối cùng mới đi tới chương trình đầy đủ, kiểu dạy thông báo như vậy làm cho học sinh mệt mỏi, nhàm chán và trong thời gian dài không được sử dụng máy tính. Chú trọng phương pháp dạy học thực hành trong dạy Tin học và tăng cường kết hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là thiết bị dạy học - học sinh làm quen ngay với bảng chọn, biểu tượng, trên màng hình. Máy tính còn là phương tiện học tập học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa học. 6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú Sử dụng phần mềm đồ họa Kiến thức: - Biết phối hợp các nét vẽ hình cơ bản và cách chọn, pha màu để vẽ tranh. Kĩ năng: - Vẽ được tranh theo mẫu, vẽ tranh tự do, vẽ tranh theo chủ điểm. - Cho học sinh tùy chọn chủ điểm vẽ. Bước đầu sử dụng một vài thiết bị thông dụng Kiến thức: - Biết mỗi phím thuộc vùng quản lí của ngón tay nào và ngược lại mỗi ngón tay quản lí các phím cơ bản nào. - Biết chức năng của một vài thiết bị thông dụng. Kĩ năng: - Gõ bàn phím bằng 10 ngón. Ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh. - Sử dụng được một số thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím. Sử dụng phần mềm học tập Kiến thức: - Bước đầu biết sử dụng một phần mềm hỗ trợ học môn Tự nhiên và xã hội/Toán/Ngoại ngữ. Kĩ năng: - Có kĩ năng thao tác với phần mềm như khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng chọn. - Phần mềm tùy chọn phù hợp với học sinh và không trùng với phần mềm đã chọn ở lớp trước. Soạn thảo văn bản Kiến thức: - Biết chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ. - Biết định dạng trang. - Biết ghi văn bản. Kĩ năng: - Gõ được một đoạn văn bản và định dạng theo mẫu đơn giản. - Ghi được văn bản đã có sẵn. - Ghi tệp văn bản có sẵn Sử dụng phần mềm ngoại vi thế giới LOGO Kiến thức: - Biết khởi động/ra khỏi một phần mềm họ Logo. Biết biểu tượng của Rùa (Turtle) trên màn hình. - Biết được các dạng đơn giản của Rùa và câu lệnh tương ứng: tiến (Forward), quay trái (Left), quay phải (Right), - Biết tính toán một số biểu thức toán học. Kĩ năng: - Phân biệt được cửa sổ lệnh và màn hình trình diễn hoạt động của Rùa. - Vẽ được các hình đơn giản bằng các lệnh trong Logo. - Có thể dùng một phần mềm trong họ Logo. Sử dụng phần mềm âm nhạc Kiến thức: - Biết được một số phím đàn bằng nháy chuột hoặc gõ bàn phím. - Biết chọn, mở nghe một vài tệp nhạc có sẵn trong phần giới thiệu của phần mềm âm nhạc đã được lựa chọn. Kĩ năng: - Gõ một số phím của đàn mô phỏng và ghi lại thành tệp. Mở lại các tệp đã ghi để nghe. - Có thể chọn một trong hai phần mềm Aldo’s Piano 1.1 hoặc Play It!. - Hướng dẫn học sinh gõ tên tệp. 7. Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì Tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết cần chú ý: Đánh giá học sinh qua thực hành: kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm. Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: Tìm hướng giải quyết và biết lựa chọn các công cụ thích hợp. Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. Đánh giá qua đối thoại. Do đặc thù của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá bao gồm cả lý thuyết và thực hành, hình thức có thể là trắc nghiệm tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. III. Kết luận. 1. Kết quả. Kết quả môn Tin học 4 trong năm học 2012 – 2013 và học kỳ I năm học 2013 – 2014 như sau: Môn: Tin học Năm học 2012 - 2013 Học kỳ I năm học: 2013 – 2014 Ghi chú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giỏi 68 62,3 78 62,4 Khá 28 25,7 47 37,6 Trung bình 13 11,9 0 Yếu 0 0 2. Một số sản phẩm thực hành của học sinh. Khi dạy các bài “Sử dụng phần mềm đồ họa” sau bài học, học sinh đã biết phối hợp các nét vẽ hình cơ bản và cách chọn, pha màu để vẽ tranh. (Tranh vẽ của em Phan Duy Linh học sinh lớp 4A2) Khi dạy các bài “Sử dụng phần mềm soạn thảo” sau bài học, học sinh biết cách làm thế nào để tạo được một văn bản đẹp mắt, đúng quy định cũng như chèn được những hình ảnh minh họa cho nội dung đoạn văn bản. Phong cảnh Thể thao Thời tiết (Bài thực hành của em Trần Thanh Trang học sinh lớp 4A3) Khi dạy các bài “Sử dụng một vài thiết bị thông dụng” sau bài học, học sinh phải sử dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính, đặt tay đúng vị trí trên các hàng phím và gõ đúng các phím theo phân công phụ trách của từng ngón tay trên bàn phím máy tính. (Ngón tay màu nào sẽ phụ trách gõ các phím có màu tương ứng) 3. Bài học kinh nghiệm. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ trong năm học qua tôi nhận thấy để đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy môn Tin học 4 ở Trường tiểu học Vĩnh Tân, bản thân tôi đã thực hiện tốt những nội dung như đã nêu trên đó là: Phải nắm vững quan điểm xây dựng chưng trình môn Tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì có nắm vững được quan xây dựng chương trình thì mới có thể đề ra được các phương pháp, các mục tiêu dạy học phù hợp với môn học. Nắm chắc nội dung kiến thức cần truyền đạt trong chương trình môn Tin học 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đem lại hiệu quả. Xác định đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của từng học phần. Có phương pháp đánh giá kết quả học tập khoa học. Và tôi tin chắc rằng nếu giáo viên giảng dạy môn Tin học ở các trường tiểu học thực hiện tốt được những việc nêu trên, thì chất lượng giảng dạy và học tập môn Tin học ở tiểu học nói chung, môn Tin học 4 nói riêng sẽ được tiên bộ hơn. IV. Kiến nghị - Về phía nhà trường: Trang bị đầy đủ máy tính (1 học sinh/máy) để phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học được tốt hơn. - Về phía giáo viên: Phải có tinh thần tự học, phải tự trao dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả giáo dục môn Tin học 4 cho học sinh Trường tiểu học Vĩnh Tân. Trong phần trình bày trên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, trùng lấp rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Vĩnh Tân, ngày 13 tháng 01 năm 2014 Người viết Phan Tấn Lực
File đính kèm:
bao_cao_sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tap_tien_bo.doc