Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint

Phẩm chất và năng lực là hai thànhphần cơ bản trongcấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phẩm chất, năng lực là sự “tích lũy” dần dần của biểu hiện, yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học. Có thể thấy dạy học vàgiáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói riêng.
Mục tiêu của tôi khi đưa các giải pháp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất vào dạy học là ngoài hình thành và phát triển cho học sinh kiến thức, kỹ năng Tin học còn có thể lồng ghép giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương… Từ đó bồi dưỡng cho các em tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.
Mặt khác, việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trườngsố, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy Tin học 9 nhằm “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint” khi dạy.
docx 7 trang Chăm Nguyễn 27/03/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint

Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS QUÁN BÀU
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM TRÌNH CHIẾU BẰNG PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU POWERPOINT”
Môn Tin học Cấp: THCS
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Vân Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2021-2022
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới Giáo dục
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.
Xuất phát từ xu thế dạy học hiện đại
Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biến trên thế giới. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không thuần tuý là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học.
Xuất phát từ đặc điểm dạy học bộ môn
Giáo dục Tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.
Môn Tin học giúp học sinh thích ứng và hoà nhập được với xã hội hiện đại, hình thành và phát triển năng lực tin học cho học sinh để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục đích nghiên cứu
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phẩm chất, năng lực là sự “tích lũy” dần dần của biểu hiện, yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học. Có thể thấy dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho quốc gia nói riêng. Mục tiêu của tôi khi đưa các giải pháp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất vào dạy học là ngoài hình thành và phát triển cho học sinh kiến thức, kỹ năng Tin học còn có thể lồng ghép giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương Từ đó bồi dưỡng cho các em tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. Mặt khác, việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trường số, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy Tin học 9 nhằm “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint” khi dạy 
Chương III- Phần mềm trình chiếu.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học
Cơ sở lý luận
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Cơ sở thực tiễn
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học 9. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào giải quyết các bài toán thực tế. Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động trải nghiệm, sáng tạo
trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập. Tìm kiếm và phát hiện những học sinh có năng lực, có niềm đam mê tin học để bồi dưỡng các em tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi, tin học Trẻ.
Đối tượng và Phương pháp thực hiện:
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh THCS, tập trung vào đối tượng học sinh lớp 9.
Phạm vi: Tập trung đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và các phương pháp giáo dục và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS trong dạy chương III: Phần mềm trình chiếu.
Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu lí luận về việc phát triển năng lực nói chung và năng lực tự học nói riêng cho học sinh.
Nghiên cứu tài liệu đã có về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THCS môn Tin học, tài liệu hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Tin học, tài liệu tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học, quan sát học sinh trong các tiết học.
Điều tra thực trạng về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học trong quá trình dạy và học môn tin học ở trường phổ thông.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp. Trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học môn Tin học. Trong số các em học sinh được phỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan, kết quả hầu hết học sinh đều hứng thú với việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh thông qua các bài kiểm tra.
Đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
Quá trình hình thành
Phân tích thực trạng về hiệu quả của việc giảng dạy môn tin học.
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả khảo sát khi chưa thực hiện đề tài
Mức độ hứng thú
Thống kê chất lượng bộ môn qua bài kiểm tra
Các giải pháp thực hiện
GIẢI PHÁP 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đây là phương pháp dạy học mới, có tính ưu việt nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lí dạy học dự án giáo viên sẽ có cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn với thực tiễn.
Vị trí của chủ đề trong chương trình
Mục tiêu của chủ đề
Phân bố thời lượng
Các bước tiến hành
GIẢI PHÁP 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
Tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Chú trọng rèn luyện các phương pháp tự học: Rèn luyện cho HS phương pháp đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của HS.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Mỗi HS vừa phải cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Tạo tâm lý thoải thoải mái cho học sinh: Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với bộ môn là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên luôn đòi hỏi cao đối với những học sinh nhưng không tìm hiểu xem liệu học sinh có thể đáp ứng được những yêu cầu đó không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, sự thân thiện, chân thành tin cậy trong các hoạt động dạy và học.
GIẢI PHÁP 3. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN TIN HỌC
Chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. Quá trình tự đánh giá giúp HS phát triển thành người học độc lập và tự chủ - người học mà có khả năng thiết lập các mục tiêu cá nhân, tự giám sát quá trình học, quyết định những bước tiếp theo, qua đó phản ánh đầy đủ quá trình học tập của bản thân.
Nguyên tắc đánh giá
Hình thức - chiến lược đánh giá
Phương pháp đánh giá
Các công cụ đánh giá
GIẢI PHÁP 4. TÍCH HỢP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh
Thực nghiệm sư phạm
thức.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Ưu điểm và hạn chế của giải pháp
Ưu điểm:
Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc tìm tòi, khám phá kiến
Tạo được hứng thú, say mê học tập của các em qua các tiết học.
Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Hun đúc cho các em tình yêu quê hương đất nước, tình yêu và ý thức bảo vệ
chủ quyền biển đảo quê hương, ý thức bảo vệ môi trường.
Hạn chế:
- Để thực hiện được đề tài cũng như dạy tốt môn Tin học 9 tất cả các trường học phải có phòng thực hành có kết nối.
Phương hướng khắc phục hạn chế: Các cấp chính quyền cũng như các trường đầu tư cơ sở vật chất phòng tin học để tất cả các trường có thể học Tin học một cách bài bản từ lớp 6 đến lớp 9.
Khả năng triển khai rộng rãi của biện pháp: Nếu các trường có đủ cơ sở vật chất để dạy học Tin học đặc biệt phòng học có kết nối Internet thì đề tài dễ dàng nhân rộng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_pham_chat.docx
  • pdfĐề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm t.pdf