Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học cho học sinh bậc Tiểu học

3. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm:

- Trang bị cho giáo viên những hiểu biết về các phần mềm dạy học môn tin học dễ thao tác nhất nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong công tác giảng dạy tin học, các quy tắc và nguyên tắc khi dạy học môn tin học bậc tiểu học,… để giúp cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh hiệu quả hơn.

- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực trong thời kì công nghệ 4.0:

+ Thói quen tự học, sáng tạo khả năng làm việc độc lập, tìm tòi khám phá vô vàng kiến thức mới mẽ xung quanh, các em có thể tự khẳng định mình, tự tin hơn khi tham gia học tập môn tin học và sử dụng các phần mềm học tập, các công nghệ hiện đại.

+ Hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin, hình thành và phát triển tư duy giải thuật, lập trình…

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn khi tham gia học tập môn tin học.

- Mang lại một số kinh nghiệm hữu ích qua thực tế giảng dạy cho bản thân. Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác và dạy học môn tin học bậc tiểu học.

3.1 Nội dung giải pháp:

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Việc dạy và học môn tin học ra đời như một nhu cầu tất yếu. Nhưng để việc dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất là một việc làm đầy khó khăn và nan giải....

docx 9 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học cho học sinh bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học cho học sinh bậc Tiểu học

Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học cho học sinh bậc Tiểu học
.
	3. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm:
	- Trang bị cho giáo viên những hiểu biết về các phần mềm dạy học môn tin học dễ thao tác nhất nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong công tác giảng dạy tin học, các quy tắc và nguyên tắc khi dạy học môn tin học bậc tiểu học, để giúp cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh hiệu quả hơn.
- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực trong thời kì công nghệ 4.0:
+ Thói quen tự học, sáng tạo khả năng làm việc độc lập, tìm tòi khám phá vô vàng kiến thức mới mẽ xung quanh, các em có thể tự khẳng định mình, tự tin hơn khi tham gia học tập môn tin học và sử dụng các phần mềm học tập, các công nghệ hiện đại.
+ Hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin, hình thành và phát triển tư duy giải thuật, lập trình 
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn khi tham gia học tập môn tin học.
	- Mang lại một số kinh nghiệm hữu ích qua thực tế giảng dạy cho bản thân. Đồng thời làm một số kinh nghiệm cho đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong quá trình công tác và dạy học môn tin học bậc tiểu học.	
	3.1 Nội dung giải pháp:
	Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Việc dạy và học môn tin học ra đời như một nhu cầu tất yếu. Nhưng để việc dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất là một việc làm đầy khó khăn và nan giải. Vì vậy để nâng cao hơn nữa công tác giảng dạy môn tin học bậc tiểu học tại đơn vị bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tin học bậc tiểu học hữu ích như sau:
3.1.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học từ khâu điều tra dữ liệu, sở trường, sở đoạn của các em học sinh ở đầu năm học:
Ngay từ đầu mỗi năm học tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp các em hoàn thành trả lời một số câu hỏi (sử dụng google forms hoặc Kahoot) xoay quanh thông tin học sinh và một số thông tin khác như:
- Tiếp xúc với máy tính: Ví dụ: Chưa tiếp xúc với máy tính.
- Gia đình có máy tính chưa: Ví dụ: Chưa.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Ví dụ: Không ở gần cha mẹ.
- Nghề nghiệp của cha, mẹ: Ví dụ: Công nhân.
- Điểm mạnh: Ví dụ: Hát hay.
- Hạn chế: Ví dụ: Học kém.
- Sở thích: Ví dụ: Thích đọc truyện cổ tích, bóng đá.
- Đặc điểm tính cách: Ví dụ: Nhút nhát.
- Ước mơ: Ví dụ: Trở thành ca sĩ.
Ví dụ: Tôi thường yêu cầu các thông tin qua link google forms như sau: 
https://forms.gle/tkjNzU4RFXcx9gRd6
Từ những dữ liệu đã thu thập được người giáo viên sẽ hiểu biết được những khó khăn các em đang gặp phải từ đó có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục, đưa ra phương án giáo dục, uống nắn và sửa chữa các sai sót, lệch lạc, kiểm soát được các em từ đó có được hiệu quả giáo dục cao nhất có thể.
3.1.2. Phân dạng nội dung học tập và hướng dẫn cho các em làm tốt nội dung thực hành: 
Thường xuyên động viên, hướng dẫn các em cần phải nắm vững lý thuyết và tập trung thực hành tốt nhất trong các tiết thực hành. Để làm được việc này thì giáo viên cần giúp đỡ học sinh cách học dễ ghi nhớ, dễ thuộc, lâu quên. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh nội dung chính của từng chương. Phân dạng bài tập để hướng dẫn học sinh các bài tập không quá dài nên nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp ngoài ra người giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống.
Ví dụ: Khi các em học đến bài 4 Định dạng trang văn bản, đánh số trang trong văn bản (lớp 5) thì tôi cho tất cả các em thực hành soạn thảo lại một nội dung ở bài 3 vừa giúp các em ôn lại kiến thức và cũng có thể làm nội dung thực hành ở bài mới.
3.1.3. Coi trọng nội dung củng cố và chuẩn bị bài mới: 
Giáo viên cần chú ý và coi trọng bước hướng dẫn về nhà. Để giúp cho học sinh yếu, kém có thể tiếp thu bài mới thì giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài mới và đề ra các yêu cầu cần thiết để học sinh chuẩn bị. 
Ví dụ: Khi các em học xong bài 4 Sao chép màu (lớp 4) tôi thường cho các em củng cố kiến thức bằng cách gọi vài em thực hành lại (demo lại) các bước sao chép màu để các em có thể tự tin nắm được kiến thức và khắc sâu nội dung vừa học hơn nữa.
3.1.4. Thúc đẩy việc học tập thông qua việc phân nhóm học tập: 
Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân nhóm bạn học tập trong đó chú ý giao nhiệm vụ cho các học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém cũng như trong việc bố trí các em ngồi thực hành theo nhóm để thúc đẩy việc thực hành trên máy có hiệu quả. Ví dụ: Nhóm Zalo, Padletđể các em có thể hỗ trợ nhau ở các bài tập khó
Ví dụ: Trong giờ thực hành sẽ cho 1 học sinh khá giỏi quản lý 1 nhóm khoảng 4 máy và sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, giúp đở và báo cáo tình hình học tập của nhóm mình đểgiáo viên có thể kịp thời hỗ trợ, nắm bắt được tình hình học tập trong giờ học thực hành.
3.1.5. Thường xuyên chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém:
 Trong giảng dạy nói chung và trong từng bài học cụ thể, phải có sự chú ý giúp đỡ đối tượng yếu, kém thông qua câu hỏi gợi mở, bài tập, lựa chọn phương pháp dạy học truyền đạt cho học sinh dễ hiểu (công việc này phải thực hiện ngay trong thiết kế bài giảng, và ngay cả kiểm tra bài cũ cũng có những câu hỏi dành cho học sinh yếu kém để động viên các em). 
Ví dụ: Trong giờ thực hành Bài 3 vẽ hình có sẵn (lớp 3) khi vẽ những hình vẽ có sẵn với thao tác rất đơn giản tôi thường gọi các em học sinh trung bình và yếu để các em vừa nắm được kiến thức, khích lệ các em giúp các em có thể tự tin hơn trong học tập.
3.1.6. Động viên và nhắc nhở: 
Giáo viên thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để thông báo kịp thời cho phụ huynh về tình hình học sinh để cùng phối kết hợp nhắc nhở, động viên, giáo dục kịp thời khi thành tích học tập của các em có biểu hiện xuống dốc.
Ví dụ: Hằng tháng tôi thường gửi bản nhận xét quá trình học tập của tháng vào nhóm zalo để cùng phối hợp với giáo viên và phụ huynh kịp thời động viên, nhắc nhở các em để học tập tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới.
3.1.7. Kích thích tinh thần học tập qua việc sáng tạo các trò chơi, quay lại các video bài giảng trọng tâm của bài học: 
- Giáo viên thường xuyên sử dụng các phần mềm, trò chơi để kích thích tinh thần học tập và yêu thích môn tin học hơn.
Ví Dụ: Sử dụng các phần mềm vui nhộn như Wheel of names (https://wheelofnames.com/vi/y3t-z8k), Luyện chuột, luyện gõ...
- Tôi thường sáng tạo các trò chơi trên Quizizz vì các trò chơi thường rất phong phú và bổ ích cho học sinh các câu hỏi thường có sẵn phần lớn chỉ cần lựa chọn và khi tham gia trò chơi thì các em được chấm điểm và xếp thứ tự bảng điểm thì các em rất thích, rất thi đua. Đường link trò chơi thường được chèn vào phía dưới bài giảng để thuận tiện khi thao tác.
- Trong các bài giảng tôi thường dùng phần mềm camtasia quay lại nội dung cung cấp kiến thức hoặc nội dung trọng tâm để khi các em chưa hiểu bài hoặc vắng họcthì các em có thể xem qua đường link đã được gửi trên nhóm zalo học tập.
Ví dụ: ở bài 2 Chỉnh sửa viết chữ lên hình (lớp 4) nội dung bài tương đối dài và khó thì tôi dùng camtasia quay lại (Hầu hết các bước thực hiện của các bài đều được quay lại) để có thể giúp các em xem lại các bước thực hiện nội dung bài học khi các em chưa nắm vững kiến thức giúp các em đã hiểu bài có thể khắc sâu kiến thức hơn, ngoài ra có thể giúp cho các em vắng học cũng có thể xem và thực hiện tốt nội dung khi vắng học.
3.1.8. Chuẩn bị phiếu học tập trước và sau buổi học:
- Người dạy chuẩn bị những phiếu học tập đơn giản. 
- Ngoài ra sau buổi học người dạy có thể giao bài tập và chấm sửa bài bằng ứng dụng Azota từ đó biết và nắm bắt được khả năng của các em đến đâu sau các buổi học. Từ đó có thể giảng dạy tốt hơn trong các buổi học sau.
Ví dụ: Sau mỗi buổi học tôi thường soạn thảo một số câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung bài học bằng Azota để các em có thể củng cố kiến thức sau buổi học.
3.1.9. Chuẩn bị 1 padlet để đưa mọi thông tin, hình ảnh, các cuộc thi :
Trang padlet giúp các em có thể chụp hình những sản phẩm học tập, các cuộc thi sưu tầm, trên padlet thì các em có thể bình chọn, bình luận bày tỏ các quan điểm, cảm xúc để từ đó khắc phục hạn chế phát huy ưu điểm hiện có
Ví dụ: Bài 6 Thực hành tổng hợp (Chủ đề Thiết kế bài trình chiếu, lớp 5) sau khi các em xây dựng bài thực hành trình chiếu thì các em có thể đưa bài lên trang padlet. Trên trang padlet giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm để tự chấm bài, nhận xét cho nhau, bài tỏ từng quan điểm cá nhân từ đó giúp gắn kết được tình bạn và giáo viên cũng đỡ đi một phần vất vã trong việc truyền dạy kiến thức đến các em.
3.1.10. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học bằng chế độ thi đua khen thưởng:
- Chế độ lớp trưởng: Các buổi học trong tuần khi các em tích cực học tập và nhận được nhiều điểm cộng của các thầy/cô (Thầy/cô chủ nhiệm và giáo viên sẽ có 1 đường link để cùng nhau đánh giá các em qua các tiết học) thì sẽ cho học sinh đó làm lớp trưởng và bạn đó sẽ được điều hành một số hoạt động ví dụ như hoạt động giới thiệu bài mới, điểm danh đầu buổi họcSẽ kích thích các con phát biểu chú ý bài hơn để đạt được nhiều điểm thưởng trong các buổi học.
- Thư khen cuối tuần: tôi thường khuyến khích các con bằng những lá thư khen cuối tuần vừa để các em cố gắng và cũng là động lực niềm vinh hạnh của các bậc phụ huynh khi các em được tuyên dương trong nhóm zalo của lớp học.
3.1.11. Nâng cao chất lượng giảng dạy tin học bậc tiểu học bằng cách tăng hứng thú cho các tiết học:
a. Phần khởi động thật sinh động:
Tôi thường tạo phần khởi động cực kỳ thú vị và sôi động để giúp cho các em thích thú khi đến buổi học tôi thuờng cho các em chơi một số trò chơi có liên quan hay cho các em vận động hình thể theo một bài hát nào đó.
Ví dụ: Cho các em xem những bài hát mới nhất và được yêu thích nhất để các em cùng vận động hình thể như bài: Monkey banana, Baby shart, một con vịt, ra mà xemđể các em vận động hình thể theo các nhân vật trong bài hát.
b. Tăng hứng thú buổi học bằng cách gọi tất cả các em trong lớp học:
Khi học các em rất dễ nhàm chán khi không được gọi hay phát biểu nên trong các buổi học tôi thường cố gắng gọi rất nhiều học sinh và đặc biệt tôi thường gọi những học sinh è dè ít phát biểu và những học sinh yếu ít tập trung để các em tự tin và tập trung hơn nữa trong các buổi học.
	4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:	
- Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục có tinh thần học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
	- Được sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của gia đình và xã hội.
	- Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc dạy và học, có đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ việc giảng dạy tin học bậc tiểu học.
	5. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên vào việc giáo dục trực tuyến cho học sinh trong nhà trường tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
a. Đối với cán bộ viên chức:
 - Cán bộ viên chức được nâng cao trình độ công nghệ thông tin cũng như trình độ nghiệp vụ giáo dục từ việc tiếp cận và thao tác trên một số wedsite giáo dục và các ứng dụng có thể áp dụng vào giáo dục như: padlet, azota, google meet, google form, quiziz.
- Ngay từ đầu giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể nắm bắt được tâm lý, hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục tốt hơn trong quá trình giảng dạy.
- Giáo viên thiết kế được những bài dạy phù hợp với việc dạy môn tin học. Ngoài ra giáo viên còn có thể dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh.
	b. Đối với học sinh:
- Không có trường hợp học sinh yếu kém môn tin học và hầu hết các em thao tác thành thạo trên các phần mềm học tập mà giáo viên yêu cầu.
	- Các em tham gia đầy đủ và thực hiện tốt yêu cầu của các buổi học. Có ý thức học tập tốt, sẵn sàng và tích cực hơn trong tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, xem các buổi học là những buổi vui chơi bổ ích không còn đè nặng tâm lý khi học .
- Kết quả học tập của các em học sinh trước khi áp dụng giải pháp và sau khi áp dụng giải pháp từ năm học 2021-2022 đến cuối học học kì I 2022-2023 như sau: 
Nội dung thực hiện
Trước khi thực hiện giải pháp

Sau khi áp dụng giải pháp
So sánh %
Tăng/giảm. (Trước khi thực hiện giải pháp và cuối HK I năm học 2022-2023.
Năm học
2020-2021
Năm học
2021-2022
Cuối HK I Năm học
2022-2023
Tổng số học sinh
245
224
222

- Học lực




+ Hoàn thành tốt nội dung môn học
98/245
(40%)
123/224
(54,9%)
157/222
(70,7%)
Tăng
(30,7%)
+ Hoàn thành nội dung môn học
141/245
(57,6%)
101/224
(45,1%)
65/222
(29,3%)
Giảm
(28,3%)
+ Chưa hoàn thành
6/245
(2,4%)
0/224
(0%)
0/222
(0%)
Giảm
(2,4)
- Năng lực




+ Tốt
110/245
(44,9%)
130/224
(58,1%)
160/222
(72,1%)
Tăng
(27,2%)
+ Đạt
130/245
(53,1%)
94/224
(41,9%)
62/222
(27,9%)
Giảm
(25,2%)
+ Chưa đạt
5/245 (2%)
0/245
(0%)
0/245 (0%)
Giảm
(2%)
- Phẩm chất




+ Tốt
112/245
(45,7%)
135/224
(60,3%)
162/222
(76,8%)
Tăng
(31,1%)
+ Đạt
128/245
(52,3%)
89/224
(39,7%)
60/222
(23,2%)
Giảm
(29,1%)
+ Chưa đạt
5/245
(2%)
0/224
(0%)
0/224
(0%)
Giảm
(2)
	
	- Qua quá trình áp dụng giải pháp vào việc giảng dạy môn tin học bậc tiểu học mức độ thao tác của các em ngày càng tiến bộ cụ thể như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện
giải pháp
Sau khi thực hiện
giải pháp
So sánh % Tăng giảm Trước khi thực hiện
giải pháp với sau khi thực hiện
giải pháp Cuối HK I năm học 2020-2021
Năm học 2020-2021
Năm học 2021-2022
Cuối HK I năm học 2022-2023
Tổng số học sinh
245
224
222
Thao tác nhanh, đúng
98/245
(40%)
123/224
(54,9%)
159/222
(71,6%)
Tăng
(31,6%)
Thao tác đúng
138/245
(56,4%)
99/224
(44,2%)
62/222
(28%)
Giảm
(28,4%)
Thao tác chậm
6/245
(2,4%)
2/224
(0,9%)
1/222
(0,4%)
Giảm
(2%)
Chưa biết thao tác
3/245
(1,2%)
0/224
(0%)
0/222
(0%)
Giảm
(1,2%)

c. Về mặt xã hội:
	- Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
- Các giải pháp có nhiều tính mới đã áp dụng thành công và đem lại hiệu quả thiết thực trong ngành giáo dục, tạo được không gian học tập thân thiện với học sinh đảm bảo khách quan trong khen thưởng, kỉ luật.
- Giáo dục tốt về kiến thức và đạo đức sẽ tạo tiền đề phát triển cho các em trở thành những công dân tốt giúp ích cho tương lai nước nhà.
d. Hiệu quả kinh tế:
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức lẫn tinh thần trong việc giảng dạy cho các em.
- Hình thành cho học sinh có thói quen tự học giúp phụ huynh tiết kiệm về thời gian về kinh tế trong việc giáo dục cho con em mình. 
- Các em có thể học ở mọi lúc mọi nơi khi có đầy đủ các thiết bị học tập cần thiết và internet.
Những thành quả trên đã chứng minh một điều những giải pháp đưa ra là hoàn toàn đúng đắn tôi sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ cố gắng phấn đấu để duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong thời gian tới.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đông Thái, ngày 03 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 Nguyễn Văn Dư

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon.docx