Đơn xác nhận SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào thực hành môn Tin học 7 để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 7 ở trường THCS Hoàng Nông
Vì thế, môn tin học là học lý thuyết phải đi đôi với thực hành, và nhất là đối với môn tin học lớp 7 học về chương trình bảng tính thì học sinh lại càng phải thực hành nhiều hơn vì học sinh phải thực hành tính toán trên trang tính. Nhưng với thực trạng cơ sở vất chất của trường THCS Hoàng Nông vẫn còn rất nhiều thiếu thốn, cụ thể phòng tin học của nhà trường chỉ có 16 máy tính, một số máy cũ lại chạy không ổn định, trong khi số học sinh khối 7 lại rất đông 81 học sinh, trung bình giờ thực hành 4 em 1 máy tính, nên cơ hội các em được thực hành trên máy tính của nhà trường trong giờ thực hành là rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập hiện nay. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con nhà nông dân, sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc học của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà để học là rất khó khăn, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong các giờ học trên lớp dẫn đến việc sử dụng máy tính của các em còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao.
Với thực trạng trên của nhà trường và gia đình các em học sinh chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất để giảng dạy bộ môn tin học trong chương trình giáo dục tổng thể mới, vậy cần phải có giải pháp để khắc phục thực trạng khó khăn trên nhằm đảm bảo cho học sinh được thường xuyên thực hành môn tin học để nâng cao chất lượng học tập môn tin. Vì thế, tôi đưa ra giải pháp “Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào thực hành môn Tin học 7 để nâng cao chất lượng bộ môn tin học 7 ở trường THCS Hoàng Nông”
* Để thực hiện tốt giải pháp trên, tôi đưa ra các biệp pháp nhằm giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, từ lí thuyết đến thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành trên điện thoại thông minh thay cho máy tính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn xác nhận SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào thực hành môn Tin học 7 để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học 7 ở trường THCS Hoàng Nông

em 1 máy tính, nên cơ hội các em được thực hành trên máy tính của nhà trường trong giờ thực hành là rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập hiện nay. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con nhà nông dân, sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến việc học của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà để học là rất khó khăn, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong các giờ học trên lớp dẫn đến việc sử dụng máy tính của các em còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Với thực trạng trên của nhà trường và gia đình các em học sinh chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất để giảng dạy bộ môn tin học trong chương trình giáo dục tổng thể mới, vậy cần phải có giải pháp để khắc phục thực trạng khó khăn trên nhằm đảm bảo cho học sinh được thường xuyên thực hành môn tin học để nâng cao chất lượng học tập môn tin. Vì thế, tôi đưa ra giải pháp “Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào thực hành môn Tin học 7 để nâng cao chất lượng bộ môn tin học 7 ở trường THCS Hoàng Nông” * Để thực hiện tốt giải pháp trên, tôi đưa ra các biệp pháp nhằm giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, từ lí thuyết đến thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành trên điện thoại thông minh thay cho máy tính. 4.1. Giải pháp 1: Với giáo viên. 4.1.1 Đối với tiết học lí thuyết - Bảng tính điện tử chức năng chính là dùng để tính toán, với các em học sinh lớp 7 thì các em phải biết tính toán những phép tính toán đơn giản. Để học sinh thực hiện tốt các phép tính ở các bài thực hành trên máy tính hay trên điện thoại thông minh thì các em phải nắm rõ cú pháp và chức năng của các công thức, các hàm, giáo viên định hướng cho học sinh lên sử dụng các hàm để phát huy những ưu điểm của việc sử dụng các hàm. Có bốn hàm cơ bản mà các em được học là: Sum, average, max, min. Bốn hàm này có chức năng khác nhau (hàm sum để tính tổng một dạy các số, hàm average dùng để tính trung bình cộng một dãy số, hàm max dùng để tìm giá trị lớn nhất của một dãy số, hàm min dùng để tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số) nhưng cú pháp của các hàm có điểm chung như sau: “=tên hàm(a,b,c,”. Với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm vào, để phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên cần yêu cầu học sinh nắm vững cú pháp của từng hàm khi học, củng cố lại thông qua các bài tập trắc nghiệm. Giáo viên cần xác định đây là kiến thức trọng tâm của chương trình tin lớp 7 vì thế cần củng cố, khắc sâu cho học sinh có kiến thức thực hành tốt. Các em không chỉ nắm được cú pháp mà còn phải hiểu để vận dụng. Giáo viên phải cho học sinh nắm rõ cách nhập hàm (công thức) và nhấn mạnh, cách nhập trên máy tính hay điện thoại thông minh là hoàn toàn giống nhau: Khi nhập hàm hoặc công thức: + Bước 1: Chọn ô cần nhập + Bước 2: Gõ dấu “=” + Bước 3: Nhập hàm (công thức) + Bước 4: Enter - Giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, cho học sinh tự phát hiện vấn đề, đặt học sinh ở vị trí trung tâm của vấn đề, giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù đây là môn học cần phải thực hành nên chúng ta cần cho học sinh ghi ngắn gọi, xúc tích, dễ học, dễ vận dụng kiến thức để thực hành. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đạt, thái độ, tình cảm của học sinh, bên cạnh đó cần lưu ý khi dạy cần phân loại học sinh, tuỳ thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh mà đưa ra yêu cầu cần đạt được theo từng đối tượng. Ví dụ: Khi dạy lí thuyết bài “ SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN” lớp 7 giáo viên cần xác định được: + Kiến thức trọng tâm của bài: Hàm trong chương trình bảng tính là gì, cách sử dụng hàm và nắm được cú pháp và chức năng của bốn hàm. + Kĩ năng cần đạt là: Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành. Để biết được hàm trong chương trình bảng tính là gì thì giáo viên lấy 2 đến 3 ví dụ từ công thức: Ví dụ: GV : Nêu công thức tính tổng hai số 5; 7 từ bảng trên? HS: Đưa ra công thức: “ =(5+7)” GV: Đưa ra hàm tương ứng tính tổng hai số 5; 7 như sau: “=sum(5,7) GV: Nêu công thức tính trung bình cộng hai số: 5; 7? HS: Đưa ra công thức: “ =(5+7)/2” GV: Đưa ra hàm tương ứng tính trung bình cộng hai số 5 và 7: “ =average(5,7)” GV: Cho học sinh xác định số 5, số 7 tương ứng ở những ô nào. HS: Xác định số 5 thuộc ô A1, số 7 thược ô B1 GV: Đưa ra hàm tính trung bình cộng bằng địa chỉ ô: “ =average(A1,B1)” Từ các ví dụ trên giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: Hàm trong chương trình bảng tính là gì HS: Trả lời “ Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, được sử dụng để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể” GV: Yêu cầu học sinh nêu lại cách sử dụng hàm và lưu ý cho học sinh: Cách sử dụng hàm giống cách sử dụng công thức, khi nhập hàm vào ô tính, dấu “=” là kí tự bắt buộc phải nhập đầu tiên. Với hàm tính tổng, giáo viên yêu cầu học sinh xác định rõ tên hàm, chức năng, cú pháp của hàm HS: Xác định rõ: Tên hàm: Sum. Chức năng: Tính tổng một dãy số Cú pháp: =sum(a,b,c,..) Trong đó các biến a, b, c đặt cánh nhau bởi dấy phẩy, là số hoặc địa chỉ ô, số lượng biến không hạn chế. Ví dụ: =sum(5,7) Enter cho kết quả: 12 Hoặc: =sum(A1,B1) Enter cho kết quả: 12 Các hàm còn lại tương tự, giáo viên củng cố để khắc sâu kiến thức cho học sinh, yêu cầu học sinh về nhà học thuộc các sử dụng hàm, cú pháp và chức năng của các hàm Sum, Average, Max, Min. 4.1.2 Đối với tiết thực hành: - Giáo viên chuẩn bị tốt giáo án, các bài tập thực hành, các phương tiện, đồ dùng dạy học, như loa, mic, phầm mềm dạy học trực tuyến Zoom, Google meet để hướng dẫn học sinh thực hành trên điện thoại thông minh ở nhà thông qua dạy học trực tuyến, dạy học trên lớp. - Giáo viên sắp xếp thời gian tổ chức dạy, hướng dẫn học sinh thực hành môn tin học trên điện thoại thông minh smartphone thông qua các tiết học online vào buổi tối trước ngày có tiết tin học trên lớp, thông qua các phần mềm dạy học trực tuyến như Zoom, Viettel study Hướng dẫn học sinh cài đặt ứng dụng Excel trên điện thoại, hướng dẫn học sinh cách thực hành làm các bài tập excel trên điện thoại. Ưu điểm của giải pháp sử dụng điện thoại thông minh để học thực hành Excel: Điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi, có đến 95% các gia đình có điện thoại thông minh. Dễ sử dụng, đa số bộ office đã được việt hóa. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương, nhất là trong thời gian này dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên toàn cầu Cũng như ở Việt Nam chúng ta. - Trong mỗi tiết học online, giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện các thao tác trên máy tính được thực hiện trên điện thoại thông minh như thế nào, có khác nhau không. Như font, font size, font color Các bước tiến hành tiết thực hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành, kiểm tra phương tiện của học sinh đã đầy đủ, đảm bảo cho thực hành chưa. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng, thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực thực hành, khi có kết quả, yêu cầu học sinh chụp lại màn hình để giáo viên quan sát, kiểm tra. - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót cho học sinh. - Xây dựng mối quan hệ thân thiết, hợp tác giữa thầy – trò, trò – trò, tạo một môi trường học tập an toàn. Kết thúc buổi học thực hành, giáo viên có những nhận xét ngắn gọn về tình thần học tập của từng học sinh để kịp thời động viên, khuyến khích các em học tập tốt, đồng thời rút kinh nghiệm đối với các em chưa có thái độ học tập nghiêm túc, chưa thực hành tốt. 4.2. Giải pháp 2: Với học sinh. - Kết hợp với giáo viên thông qua các giờ học online ở nhà để nắm vững nhiệm vụ học tập. - Học và nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa, biết cách sử dụng điện thoại thông minh, biết thực hành các bài tập excel trên điện thoại thông minh. 4.3. Giải pháp 3: Với phụ huynh học sinh - Mua sắm điện thoại thông minh để con có phương tiện học tập, kết hợp với giáo viên bộ môn tin học trong việc quản lý, giáo dục con em học tập ở nhà. 5. Những thông tin cần được bảo mật: Không 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối tượng học sinh là học sinh lớp 7. Các em cần có lòng đam mê và suy nghĩ sáng tạo với môn học. Lòng đam mê và sự sáng tạo cũng sẽ giúp các em khám phá ra những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết các bài tập, biết sử dụng thành thạo điện thoại thông minh, máy tính bảng... - Giáo viên: Cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng giải các bài tập, các thao tác với máy tính, thao tác với bảng tính. Trong quá trình giảng dạy cần phải có các tài liệu, các trang thiết bị phục vụ cho môn học như: Máy tính, máy chiếu 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Qua một năm áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy: - 100% học sinh rất hứng thú với cách học mới trên smartphone. - Học sinh về nhà được thực hành nhiều hơn, khắc phục được hạn chế ở nhà không có máy vi tính. - Giờ thực hành trên lớp, 97% học sinh làm bài thực hành rất tốt vì đã được thực hành ở nhà. Sau khi hoàn thành sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào thực hành môn Tin học 7 để nâng cao chất lượng bộ môn tin học 7 ở trường THCS Hoàng Nông” tôi đã áp dụng ngay thực tế trong việc dạy học tại trường THCS Hoàng Nông là nơi tôi đang công tác. Khi áp dụng những biện pháp nêu trên các em đã không còn lúng túng trong việc thực hành các bài tập trong sách giáo khoa, các bài tập mà giáo viên yêu cầu. Sau khi áp dụng đúng những biện pháp, phương pháp tại trường THCS Hoàng Nông đã đem lại hiệu quả chuyển biến cao hơn hẳn so với khi chưa áp dụng đúng những biện pháp này, cụ thể: * Khi chưa áp dụng sáng kiến: Năm học 2019 – 2020 Để có kết quả đối chứng trước khi tiến hành dạy thực nghiệm đối với học sinh, tôi đã tiến hành cho 40 học sinh lớp 7 trường THCS Hoàng Nông năm học 2019 - 2020 làm bài kiểm tra trước thực nghiệm với nội dung đề bài như sau: Cho bảng tính: A B C D E F G 1 STT Họ Tên Toán Lý Tin Tổng TB 2 1 Hải Anh 2 5 6 3 2 Ngọc Anh 4 9 7 4 3 Minh Ánh 8 3 9 a) Hãy tình tổng điểm 3 môn cho HS1, HS2, HS3. b) Hãy tính điểm TB cho HS1, HS2, HS3. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ TRƯỚC THỰC NGHIỆM Điểm 0 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Dưới TB Trên TB Số lượng (40 hs) 8 10 16 6 0 18 22 Tỉ lệ % 20% 25% 40% 15% 0% 45% 55% * Sau khi tiến hành triển khai nội dung của sáng kiến đối với 40 học sinh trong nhóm thực nghiệm tại trường THCS Hoàng Nông năm học 2020 - 2021, tôi tiến hành cho nhóm học sinh làm bài kiểm tra sau thực nghiệm với nội dung đề bài như sau: Cho bảng tính: A B C D E F G 1 STT Họ Tên Toán Lý Tin Tổng TB 2 1 Hải Anh 4 5 7 3 2 Ngọc Anh 6 9 7 4 3 Minh Ánh 8 3 9 5 4 Xuân Bắc 9 8 9 6 5 Minh Chiến 8 10 9 a) Hãy tình tổng điểm 3 môn cho các học sinh có trong bảng trên. b) Hãy tính điểm TB cho các học sinh có trong bảng trên. c) Tìm học sinh có điểm TB cao nhất? Thấp nhất? BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ SAU THỰC NGHIỆM Điểm 0 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Dưới TB Trên TB Số lượng (40 hs) 0 1 10 21 8 2 39 Tỉ lệ % 0% 3% 25% 52% 20% 3% 97% - Với một địa phương kinh tế còn nhiều khó khăn, số lượng gia đình có máy vi tính cho con em học tập quá ít ỏi, thì giải pháp sử dụng điện thoại thông minh để học tập và nhất là thực hành bộ môn tin học là một giải pháp mang lại hiệu quả. - Trong bối cảnh xã hội hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam, Toàn xã hội đang thực hiện dãn cách xã hội, học sinh thực hiện nghỉ học ở nhà để học online, thì việc các em tự học ở nhà, tự thực hành các bài tập ở nhà là rất cần thiết đối với tất cả các môn học và nhất là đối với môn tin học. - Tuy nhiên, để tránh việc các em học sinh không dùng điện thoại thông minh để học tập, mà lợi dụng việc sử dụng điện thoại thông vào các mục đích khác như lướt web, chơi game, không còn thời gian học bài thì giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để quản lý các em trong việc sử dụng smartphone hiệu quả, đúng mục đích. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trần Thái Thanh An 17/10/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 2 Bàn Ngọc Bảo 29/08/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 3 Trần Quốc Bảo 20/09/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 4 Dương Hoài Băng 13/09/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 5 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 17/01/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 6 Phùng Quỳnh Dương 31/08/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 7 Hoàng Văn Đăng 03/05/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 8 Nguyễn Hữu Điệp 11/07/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 9 Phùng Triệu Đức 07/01/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 10 Bùi Trung Hiếu 28/02/2007 7A Học sinh Tham gia lớp học 11 Dương Minh Hoàng 24/08/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 12 Nguyễn Duy Khoa 21/11/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 13 Bùi Trung Kiên 24/10/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 14 Nguyễn Văn Kiên 27/05/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 15 Triệu Thị Luyến 21/12/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 16 Vũ Thị Mai Ly 21/09/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 17 Nguyễn Thị Thanh Mai 03/01/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 18 Nguyễn Thị Kim Oanh 04/12/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 19 Bàn Như Quỳnh 08/01/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 20 Dương Thị Quỳnh 21/09/2008 7A Học sinh Tham gia lớp học 21 Triệu Thị Vân Anh 20/07/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 22 Nguyễn Khắc Bảo 31/12/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 23 Nguyễn Xuân Bắc 31/12/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 24 Bùi Minh Chiến 20/05/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 25 Đào Việt Cường 19/01/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 26 Mai Thị Bích Diệp 03/10/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 27 Bùi Đức Duy 02/11/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 28 Nguyễn Phương Duy 06/08/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 29 Dương Thị Ngọc Duyên 31/07/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 30 Nguyến Thị Mỹ Duyên 04/11/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 31 Lê Thị Điệp 15/11/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 32 Mai Trung Đức 08/04/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 33 Nguyễn Văn Hạ 23/12/2007 7B Học sinh Tham gia lớp học 34 Mai Trung Hiếu 10/10/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 35 Hứa Ngọc Hiệp 24/09/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 36 Luân Sĩ Hiệp 26/06/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 37 Nguyễn Quang Hiệp 15/06/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 38 Dương Mạnh Huy 11/08/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 39 Vũ Gia Huy 30/08/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học 40 Vương Quốc Hùng 25/03/2008 7B Học sinh Tham gia lớp học Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoàng Nông, ngày 14 tháng 5 năm 2021 Người nộp đơn Chu Ngọc Hoàng
File đính kèm:
don_xac_nhan_skkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_dien_thoai_thon.docx