Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành Tin học Lớp 3
Đối với trường TH và THCS Đồng Tân thì môn Tin học cũng đã được đưa vào chương trình học từ lớp 3, với thời lượng 2 tiết/tuần. Đây cũng là bước đầu để học sinh làm quen với thế giới công nghệ số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở các cấp học tiếp theo.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường TH&THCS Đồng Tân bản thân tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn chưa cao, kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn chậm, còn lúng túng thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. Nguyên nhân là do môn tin học là môn học mới, kiến thức rộng nên việc tiếp thu còn chậm; Đa số các em học sinh trên địa bàn là con em các gia đình thuần nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà khá khó khăn, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Bên cạnh đó, chất lượng phòng máy còn hạn chế, máy tính thường xuyên hỏng hóc, gặp sự cố do máy cũ, cấu hình thấp. Số lượng máy tính ít, thường 2 – 3 em học sinh thực hành 1 máy nên thời gian thực hành của các em cũng bị giảm. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế trên, tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh khối 3 thực hành để khảo sát chất lượng học tập bộ môn vào đầu năm học 2020 - 2021. Kết quả cho thấy học sinh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành Tin học Lớp 3

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC LỚP 3. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và Tên: Đỗ Thị Thảo. Chuyên môn giảng dạy: Giáo viên Tin học. Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đồng Tân. II. NỘI DUNG Lý do chọn biện pháp Hiện nay, lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin phát triển rất nhanh và thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, hay nói cách khác công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ cho các lĩnh vực công nghệ khác cùng phát triển. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên Đảng và nhà nước ta đã chú trọng trong việc đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghệ thông tin, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập hướng đến nền kinh tế trí thức. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì việc đưa môn Tin học vào nhà trường tiểu học là một điều rất cần thiết và hiệu quả cao, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với lĩnh vực công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ, tạo nền móng vững chắc cho học sinh tiến dần đến công nghệ cao trong các bậc học tiếp theo. Đối với trường TH và THCS Đồng Tân thì môn Tin học cũng đã được đưa vào chương trình học từ lớp 3, với thời lượng 2 tiết/tuần. Đây cũng là bước đầu để học sinh làm quen với thế giới công nghệ số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở các cấp học tiếp theo. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường TH&THCS Đồng Tân bản thân tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn chưa cao, kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn chậm, còn lúng túng thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. Nguyên nhân là do môn tin học là môn học mới, kiến thức rộng nên việc tiếp thu còn chậm; Đa số các em học sinh trên địa bàn là con em các gia đình thuần nông, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà khá khó khăn, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. Bên cạnh đó, chất lượng phòng máy còn hạn chế, máy tính thường xuyên hỏng hóc, gặp sự cố do máy cũ, cấu hình thấp. Số lượng máy tính ít, thường 2 – 3 em học sinh thực hành 1 máy nên thời gian thực hành của các em cũng bị giảm. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Nội dung biện pháp thực hiên Từ thực tế trên, tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh khối 3 thực hành để khảo sát chất lượng học tập bộ môn vào đầu năm học 2020 - 2021. Khi tổng hợp kết quả thu được thấp, cụ thể: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện biện pháp Số học sinh Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 7/80 8,8% Thao tác đúng 13/80 16,2% Thao tác chậm 29/80 36,2% Chưa biết thao tác 31/80 38,8% Từ kết quả trên cho thấy học sinh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3. Chia nhóm thực hành để học sinh giúp đỡ nhau Cách này thực hiện dựa trên việc giáo viên quan sát và tìm ra những học sinh có khả năng tiếp thu cao và hiểu bài, có năng khiếu kết hợp với học sinh chưa giỏi để tạo thành một nhóm. Trong quá trình học giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ giáo viên giao thì tôi hướng dẫn học sinh xác định được nhiệm vụ của mình trong nhóm như sau: Hai bạn học sinh trong 1 nhóm sẽ cùng thảo luận yêu cầu của GV và xác định cần phải làm những thao tác nào để hoàn thành yêu cầu của GV. Sau đó các em sẽ chia nhau thực hành. Trong quá trình thực hành các bạn phải có sự tương tác, trao đổi với nhau để hoàn thành bài 1 cách nhanh nhất. Trong khi HS thực hành giáo viên đi các nhóm quan sát các em thực hành, có những em nhút nhát không dám thực hành giáo viên xuống tận nơi nhắc nhở, động viên bạn đó thực hành và cô đứng quan sát bạn làm. Khi bạn gặp khó khăn bạn học tốt trong nhóm sẽ giúp đỡ. Nếu tất cả các bạn trong nhóm đều gặp khó khăn thì tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhóm bạn bên cạnh hoặc nhờ sự trợ giúp từ cô giáo. Ví dụ: Với bài thực hành “Tạo thư mục” sau khi xác định được yêu cầu và cách làm bài thì ưu tiên bạn thực hành chậm hơn sẽ thực hành trước còn bạn học tốt hơn sẽ quan sát và hướng dẫn bạn khi bạn gặp khó khăn, dưới sự hướng dẫn của bạn học tốt các em sẽ hoàn thành được yêu cầu của bài. Sau khi bạn thực hành xong bạn còn lại sẽ thực hành lại bài của mình. Với cách như vậy thì các em đều sẽ hoàn thành được yêu cầu của bài. Học sinh giúp đỡ nhau cùng hoàn thành bài thực hành Với phần B: Hoạt động thực hành bài “Vẽ hình từ hình mẫu có sẵn, chọn độ dày, màu nét vẽ” trong chủ đề “Em tập vẽ” giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành bằng cách chia nhỏ bài ra làm 2 – 3 phần tùy vào mỗi nhóm học sinh (nhóm 2 bạn hoặc 3 bạn) và mỗi bạn sẽ thực hành một phần theo yêu cầu của bài. Hình ảnh bài thực hành Với bài 1 học sinh chia mỗi bạn thực hành vẽ 2 hình; bài 2 mỗi bạn vẽ 1 hình; bài 3 các bạn cùng thực hành, bạn vẽ ngôi nhà, bạn vẽ cây, hàng rào Như vậy các em trong nhóm đều được thực hành và hoàn thành được bài thực hành của mình. Hình ảnh học sinh các nhóm thực hành Sau khi áp dụng biện pháp trên các em không còn ngại thực hành mà các em rất hứng thú, háo hức tới lượt mình thực hành. Tạo được thói quen hỗ trợ, giúp đỡ bạn của mình. Cải thiện chất lượng phòng máy Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Nhưng trong quá trình sử dụng phòng máy, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí sập nguồn, không khởi động được. làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Vì vậy bản thân là giáo viên Tin học, tôi cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng giờ học thực hành. Ví dụ: Khi khởi động máy tính không lên màn hình, theo kinh nghiệm của tôi cần phải thực hiện các thủ thuật sau để tìm nguyên nhân: - Nhấn giữ Power: Đây là cách đơn giản nhất, nhưng cũng không phải là hiếm gặp khi máy tính không lên màn hình. Đơn giản là khi PC không hoàn toàn tắt được màn hình. Chính vì thế hãy nhấn nút Power trong khoảng 5 đến 10 giây để máy tính được tắt hoàn toàn. Sau đó nhấn Power để mở lại máy tính. - Kiểm tra đèn Numlock: + Nếu thấy đèn sáng thì kiểm tra dây kết nối màn hình xem có bị lỏng để điều chỉnh hoặc thay nếu dây hỏng. + Nếu đèn Numlock không sáng thì cần nghĩ tới việc điều chỉnh khe RAM. Có thể do các tác động va đập, hoặc lâu ngày sử dụng mà RAM máy tính sẽ bị bẩn hoặc lỏng. Lúc này cần tắt hoàn toàn máy tính -> rút nguồn điện -> tháo lắp bên hông thân máy tính ra. Chú ý phần RAM và chỉnh lại cho chắc chắn. Có thể tháo hẳn RAM ra và lắp lại, phủi bụi cho RAM và khe RAM trên máy tính. Giáo viên linh hoạt khi lên kế hoạch bài dạy Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết sau đó cho học sinh thực hành luôn để các em khắc sâu kiến thức, thay vì theo sách giáo khoa là học hết lý thuyết sau đó mới thực hành. Giảm tải kiến thức ít áp dụng trong thực tế. Ví dụ: - Với bài “Vẽ đường thẳng, đường cong” trong chủ đề “Em tập vẽ” sau khi hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng tôi cho học sinh thực hành luôn để học sinh ghi nhớ, khắc sâu được các bước vẽ đường thẳng và áp dụng vào thực hành tốt hơn. Sau khi các em thành thạo các bước vẽ đường thẳng tôi mới hướng dẫn các em vẽ đường cong dựa vào các bước vẽ đường thẳng. Học sinh phối hợp vẽ đường thẳng, đường cong để sáng tạo - Sau khi học sinh học bài “Gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” trong chủ đề “Soạn thảo văn bản” học sinh sẽ được học soạn thảo văn bản theo 2 kiểu gõ là kiểu gõ Telex và VNI nhưng trong thực tế đa số học sinh ít sử dụng kiểu VNI để soạn thảo nên giáo viên có thể hướng dẫn qua hoạt động này, khuyến khích học sinh về nhà tìm hiểu thêm và khắc sâu hơn về kiểu gõ Telex để học sinh nắm chắc và thực hành tốt hơn. Sau khi học sinh được hướng dẫn cách gõ chữ cái tiếng việt và dấu thanh tôi cho học sinh soạn thảo thông tin cá nhân của mình như họ tên, lớp, trường theo kiểu gõ tiếng việt phù hợp với mình. Mỗi bạn trong nhóm sẽ lần lượt soạn thảo thông tin cá nhân của mình. Học sinh thực hành soạn thảo thông tin cá nhân Ngoài những bài thực hành trong chương trình sách giáo khoa tôi còn cho học sinh trình bày một số bài đã học trong chương trình Tiếng Việt mà các em đã được học, từ đó giúp các em hứng thú hơn với bài thực hành và nâng cao kĩ năng soạn thảo văn bản cho học sinh. + Ví dụ: Sau khi học xong bài “Chọn kiểu chữ, căn lề” tôi chiếu bài thực hành và yêu cầu học sinh thực hành theo mẫu: Kết quả biện pháp Sau quá trình một năm học áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3 tôi thấy chất lượng học tin học cải thiện đáng kể, học sinh có kĩ năng thực hành tốt hơn, hứng thú với môn học hơn. Đặc biệt là giờ thực hành tin học đạt hiệu quả cao hơn so với ban đầu. So sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp Tỉ lệ tăng, giảm Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Thao tác đúng, nhanh 7/80 8,8% 20/80 25% Tăng: 16,2% Thao tác đúng 13/80 16,2% 40/80 50% Tăng: 33,8% Thao tác chậm 29/80 36,2% 20/80 25% Giảm: 11,2% Chưa biết thao tác 31/80 38,8% 0/80 0% Giảm: 38,8% Từ kết quả trên cho thấy “Biện pháp giúp học sinh học tốt giờ thực hành tin học lớp 3” đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm chắc kiến thức mà còn giúp các em hứng thú hơn trong giờ học từ đó nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Bài học kinh nghiệm Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công vào dạy tin học góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trên thực tế, việc ứng dụng biện pháp này mới chỉ trong một phạm vi hẹp và trong thời gian ngắn, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng chí trong Ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để biện pháp của tôi ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_gio_th.docx