Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4

Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết gắn liền với thực hành, do vậy bên cạnh việc cung cấp lí thuyết cho học sinh còn phải hướng dẫn các em kĩ năng thực hành, ứng dụng tin học vào học tập và cuộc sống. Môn tin học lớp 4 được thiết kế xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành nên học sinh cũng nhanh chóng nắm bắt được các chuẩn của từng bài, từng chương.

Mục đích của sáng kiến: Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4” được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, ngoài nâng cao các kĩ năng thực hành Tin học còn giúp hoc sinh:

- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong đời sống.

- Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.

- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học. Góp phần rèn luyện một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, nâng cao kiến thức cho học sinh. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 4.

docx 17 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4
thông tin cho học sinh trong việc học là vô cùng quan trọng. Cho nên các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy, phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy đủ sách vở, một số gia đình phụ huynh còn có máy tính để bàn ở nhà cho học sinh thực hành. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp, sửa chữa phòng máy, trang bị cho phòng máy mạng internet để kết nối và tải các phần mềm học tập khi cần thiết phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Phân môn Tin học tuy chỉ là môn tự chọn nhưng cũng tham gia vào đánh giá học sinh về kiến thức kĩ năng nên việc nắm vững các thao tác vận dụng thực hành là cần thiết.Trong quá trình dạy soạn thảo văn bản thì việc hướng dẫn cho học sinh thao tác soạn thảo văn bản bằng 10 đầu ngón tay gặp nhiều khó khăn như học sinh theo thói quen gõ như mổ cò. Nhiều em còn chưa nắm được cách sử dụng các tổ hợp phím, chưa nhớ được hết các phím ở hàng phím cơ sở.
b. Đối với học sinh:
Phần lớn học sinh đều có hứng thú với máy tính. Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực quan, sinh động. chính vì thế các em thích học tin học, nhất là tiết thực hành. Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó các em đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập. Kỹ năng thực hành của một bộ phận học sinh khá tốt.Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi nhận thấy do đây là môn học tự chọn nên một số học sinh học chưa nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm.
- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn do các em không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
- Sĩ số học sinh trong một lớp đông, máy tính cũ lại hay bị hỏng, vì thế các em phải ngồi 2 người một máy và thay ca thực hành nên thời gian thực hành trong một tiết học chưa đảm bảo.
- Học sinh học tiết thực hành thường hay mất trật tự không tập trung cho nên hiệu quả của việc thực hành không cao.
- Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn, về nhà các em không có máy tính để học mà chỉ khi đến lớp mới có máy để thực hành nên cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy và học môn Tin học.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, các học sinh thực hành tin học chưa mấy hứng thú, vừa làm vừa chơi, đa phần các em làm cho có bài trong hai học kì của năm học tôi đã khảo sát việc vận dụng phần lý thuyết vào các thao tác trên máy tính khi thực hành và đã nhận thấy như sau:
 	Khi dạy bài thực hành: Soạn thảo một văn bản và tìm hình ảnh phù hợp rồi chèn vào văn bản rồi lưu vào thư mục của em trên máy tính. Qua khảo sát tôi thu được kết quả:
Học kì 1 năm học 2019 - 2020
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số học sinh
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
15/76
19,7
Thao tác đúng
25/76
32,9
Thao tác chậm
20/76
26,3
Chưa biết thao tác
16/92
21,1
 
Học kì 2 năm học 2019 - 2020
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số học sinh
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
20/76
26,3
Thao tác đúng
36/76
47,4
Thao tác chậm
15/76
19,7
Chưa biết thao tác
5/76
6,5

 2. Phân tích và đánh giá của các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu:
Chương II: Các biện pháp dạy nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn Tin học:
 Tin học là môn học đặc thù và có liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, đặc trưng quan trọng của bộ môn này là học lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Do vậy, để dạy học Tin học có hiệu quả, giáo viên vừa phải trang bị cho học sinh kiến thứckhoa học về Tin học, phát triển tư duy, vừa phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời sống. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học tại trường Tiểu học bản thân tôi nhận thấy, nhiều học sinh tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn; đa số thực hành trên máy chỉ tập trung vào học sinh khá và giỏi, số còn lại chỉ quan sát nên khi giáo viên hỏi không thực hiện được công việc theo yêu cầu. Để có thể khắc phục được hạn chế nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số Biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Thiết kế giáo án phù hợp
Đây  là công việc bắt buộc của tất cả các tiết học, môn học. Tuy nhiên với tiết thực hành Tin học, ngoài việc soạn giảng bình thường theo quy định giáo viên cần phải nghiên cứu bài kĩ xem trong bài thực hành HS sẽ vận dụng những kiến thức nào vào các bài tập thực hành sẽ làm trên lớp đồng thời nêu rõ các yêu cầu cho từng bài thực hành, trong đó nêu rõ các yêu cầu từ thấp đến cao và yêu cầu cho từng đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu.
Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội dung quan trọng cần lưu ý, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình của một tiết dạy thực hành.
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ năng dành cho học sinh khá giỏi, tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Biện pháp 2: Kiểm tra phòng máy trước giờ dạy
Kiểm tra phòng máy là một việc vô cùng quan trọng trong tiết dạy thực hành mà GV không thể bỏ qua nó là điều kiện để giờ học thành công. Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước 15 phút để kiểm tra phòng máy, các thiết bị điện có đảm bảo an toàn, khởi động các máy tính để xem màn hình, cây máy tính của học sinh có hoạt động tốt không, sự hoạt động của máy tính chủ, máy chiếu,  các bàn ghế ngồi học đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với tất cả học sinh.
Phòng thực hành máy tính trước giờ học
Biện pháp 3: Điều hành tổ chức giờ dạy
Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên nên chia lớp thành hai nhóm thực hành. Bước này vô cùng quan trọng, bởi vì học sinh thường hay mất trật tự trong các giờ thực hành. Với việc chia nhóm, học sinh nhóm sau có thể quan sát các bạn nhóm trước thực hành và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên. Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa sức với học sinh, thuộc nội dung học sinh đã được nghiên cứu, dễ tổ chức thực hiện trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của nhà trường.
Học sinh ngồi 2 em/ 1 máy tính trong nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động; đồng thời quan sát, theo dõi và bổ trợ học sinh khi cần. Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời, chỉ trợ giúp, tránh đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện một thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành.
Biện pháp 4: Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành
Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Sao chép màu” Hướng dẫn học Tin học lớp 4 với nội dung bài thực hành dưới đây:
Giáo viên có thể chia nhỏ nội dung như sau:
- Dùng công cụ  chọn màu đỏ để vẽ hình thứ nhất
- Chọn màu vàng để vẽ mặt trời, cánh buồm
- Sau đó chọn màu tím để vẽ hình giác cánh buồm thứ hai
- Chọn chọn hình có sẵn để vẽ đám mây
- Chọn màu xanh nước biển để vẽ 
- Cuối cùng chọn màu xanh lá cây để vẽ núi
Ví dụ 2: Khi dạy bài : “Thực hành tổng hợp”
Giáo viên có thể chia nhỏ thành các yêu cầu sau:
Dùng công cụ vẽ hai bức tường nhà, ô cửa sổ, ô cửa ra vào
Dùng công cụ vẽ mái nhà, con đường, đường viền xung quanh
Dùng công cụ vẽ cây xanh 
Dùng công cụ tô màu theo mẫu
Các bài tập không quá dài mà được nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức của bài học trước hoặc liên hệ với môn học khác.
Ví dụ: Khi thực hành vẽ hình vuông, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu sau:
Ở hình vẽ trên, ngoài việc vẽ hình vuông học sinh còn được ôn lại cách vẽ đường thẳng, đường cong, tô màu và trang trí hình vuông. Qua đó các em sẽ liên tưởng đến bài trang trí hình vuông trong môn Mĩ thuật lớp 4
Biện pháp 5: Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Phương pháp này không chỉ dùng trong môn Tin học, ở cấp Tiểu học. Mà ở các môn học khác, cấp học khác vẫn có hiệu quả cao. Trong phương pháp này, giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lại chia thành các cặp mỗi cặp ngồi một máy tính, ngồi cố định với nhau trong suốt học kì, các em sẽ cùng học, cùng thực hành ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học. Giáo viên sẽ theo dõi quá trình học, tiến bộ của các nhóm qua các tuần, tháng và có đánh giá sau mỗi tháng, học kì. Xem hai bạn nào tiến bộ nhất trong nhóm đó thì cuối học kì cô sẽ có phần thưởng.
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh, phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”. Với phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu để các học sinh giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật kỹ trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên cũng nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả.
Trong hai bạn này sẽ có một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu. Khi thực hành thì học sinh giỏi sẽ làm mẫu trước và bạn còn lại làm theo dưới sự giúp đỡ của bạn bên cạnh.
Biện pháp 6: Có phần thưởng để khuyến khích học sinh
Trong môn Tin học Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi để treo thưởng, khuyến khích cho học sinh có đọng lực học tập. Ví dụ nhóm nào hoàn thành bài trước thời gian quy định thì sẽ được  chơi các phần mềm trong máy tính hoặc vào xem mạng internet Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung vào làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên.
Học sinh giải trí sau khi hoàn thành bài trước thời gian 
Chương III: Kiểm chứng biện pháp:
Từ sau khi áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn học hơn. Thao tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học toán, tiếng việt và đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt động nhóm . Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu áp dụng biện pháp này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với năm học trước thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học thao tác chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể.
* Kết quả thu được trước và sau khi thực hiện: 
Học kì 1năm học 2020 - 2021
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện  đề tài
Sau khi thực hiện
đề tài

Ghi chú
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
15/76
19,7
29/92
31,5
Tăng  11,8%
Thao tác đúng
25/76
32,9
50/92
54,3
Tăng  21,4%
Thao tác chậm
20/76
26,3
8/92
8,7
Giảm  17,6%
Chưa biết thao tác
16/92
21,1
5/92
5,4
Giảm 15,7%

 Những biện pháp tổ chức giờ học thực hành tin học của trường Tiểu học thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập các môn học khác trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng học của học khiến các em có hứng thú với môn học, giúp các khám phá các kiến thức của một số môn học như Tiếng Việt, Toán.
3. Kiến nghị: 
 Với mục đích nâng cao chất lượng giờ học thực hành Tin học lớp 4 và hoàn thành được môn học với chất và lượng tôi xin có một số kiến nghị sau:
a. Đối với nhà trường: 
Với bộ môn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thực hành.
 - Nhà trường định kì bảo dưỡng phòng máy, nâng cấp các máy cũ chạy còn chậm, nâng cấp đường truyền.
b. Đối với tổ chuyên môn. 
+ Phổ biến các biện pháp áp dụng để nâng cao hiệu quả giờ học thực hành trong các giờ học của môn Tin học để cho các giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả.
c. Đối với giáo viên;
- Thường xuyên trau dồi kiến thức của bộ môn, học hỏi các kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp. Tăng cường nghiên cứu các kiến thức tham khảo đề phục vụ cho công tác chuyên môn của mình ngày càng được nâng cao hơn nữa.
d. Đối với học sinh: 
Cần được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. Có ý thức tổ chức kỉ luật trong phòng máy. Thực hiện đúng các thao tác mà giáo viên đã hướng dẫn, luyện tập chăm chỉ để có kĩ năng thực hành nhanh và đúng.
 Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp bổ xung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. 
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà  trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn và sự đóng góp ý kiến quý  giá của các đồng nghiệp trong nhà trường đã giúp tôi hoàn  thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.
 Học kì 2 1năm học 2020 - 2021
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện
đề tài

Ghi chú
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
20/76
26,3
32/92
34,8
Tăng  12,6%
Thao tác đúng
36/76
47,4
55/92
59,8
Tăng 12,4%
Thao tác chậm
15/76
19,7
5/92
5,4
Giảm  14,3%
Chưa biết thao tác
5/76
6,5
0/92
0
Giảm 6,5%

Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của trường Tiểu học thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập các môn học khác trong nhà trường. 
Tôi xin chan thành cảm ơn!
 Bắc Ninh, ngày 22 tháng 10 năm 2021
 Người viết
 Nguyễn Thị Hưng
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_nang_cao_hieu_qua.docx