Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới
Với các em học sinh lớp 3 bắt đầu được học môn Tin học, cần phải tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích môn học ngay từ đầu, vì vậy giáo viên phải có những biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh lớp 3 dễ dàng tiếp cận và học tốt bộ môn Tin học theo chương trình mới. Chính vì thế tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm qua một năm dạy học sách giáo khoa mới vừa qua tôi đúc kết được, với hy vọng được giao lưu học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đề tài mang tên “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới”.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề ra một số biện pháp dạy tin học trong chương trình tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới (sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3).
- Hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh, học sinh được tự tìm hiểu, khám phá, chủ động lĩnh hội kiến thức mới, được chia sẻ nhiều hơn, có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập và lao động, ứng dụng vào học tập để học tốt hơn các môn học khác, có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
* Đối tượng nghiên cứu
- Môn Tin học lớp 3.
- Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu.
* Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức cho học sinh học tập cộng tác theo tiến trình giải quyết vấn đề nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng tiếp cận năng lực học sinh theo đánh giá của Thông tư 22.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới

ng dạy ở trường tôi nhận thấy phần đông học sinh lớp 3 bắt đầu được học Tin học đều yêu thích môn học. Bên cạnh đó vẫn có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản, sợ thực hành, sợ làm hỏng máy, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh là hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước hoạt động thực hành, tôi thường cho các em học sinh khá giỏi thực hành trước, để các em khác xem và tự tin rằng bạn làm được mình cũng làm được. Phân tích cho các em thấy được sự cần thiết phải biết thực hành trên máy tính, động viên các em ai cũng có thể làm đúng và nhanh được như bạn. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học tôi khuyến khích các em tự làm lại toàn bộ nội dung bài thực hành để các em thành thạo hơn. Để nắm được đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, tôi quan sát để ý phát hiện xem những em nào có năng khiếu, những em nào còn gặp khó khăn, tìm ra nguyên nhân, hướng giải quyết kịp thời cần bổ sung hoặc sửa chữa ở điểm nào, tuy nhiên không áp đặt, phải luôn luôn tôn trọng suy nghĩ, ý tưởng của các em trong khi thực hành và tôi có kế hoạch cụ thể như sau: - Đối với những em có năng khiếu, khi thực hành tôi thường đến gần gợi ý để các em sáng tạo làm bài thêm sinh động. - Đối với những em gặp khó khăn trong khi thực hành tôi gợi ý các em cách làm đơn giản, dễ hiểu hơn và yêu cầu ở mức vừa phải theo khả năng của các em. Từ đó các em sẽ không chán nản, có hứng thú và ham học hơn. Ví dụ: để học sinh gõ bàn phím nhanh và chính xác thì ngay từ đầu khi làm quen với bàn phím giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải luyện gõ bằng 10 ngón tay. Làm cho học sinh thấy được việc gõ bàn phím bằng 10 ngón giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học hiểu rằng việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay trên bàn phím là một công việc được kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt. Là người giáo viên tôi luôn chú ý đến tác phong sư phạm của mình khi lên lớp như ăn mặc gọn gàng, lời nói phải có sức truyền cảm hấp dẫn, cử chỉ ánh mắt dịu dàng làm cho các em cảm thấy gần gũi, thân thiết và không ngại ngùng khi cần sự giúp đỡ. Ví dụ: Những tiết đầu năm khi tôi đến gần một số em thì các em lấy tay che bài của mình lại, tôi nhẹ nhàng hỏi, động viên các em và gợi ý, khuyến khích các em. Vậy là chỉ ngay những tiết học sau các em đã tự tin tham khảo ý kiến của cô giáo, của các bạn. Tôi rất mừng vì đã nhận được tình cảm, sự tin yêu của các em dành cho mình, các em không có thái độ coi đây là môn học tự chọn hay môn phụ nữa mà khi tôi vào lớp các em rất hân hoan vui mừng. Kết quả là hầu như em nào cũng rất hứng thú và say mê học môn Tin học. Hết thời gian thực hành đã hoàn thành bài tập trong đó có nhiều bài của các em sẽ được chiếu lên máy chiếu cho cả lớp quan sát và chia sẻ cùng nhau. Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh trường tôi đặc biệt là học sinh lớp 3 có rất nhiều tiến bộ trong học tập môn Tin học, các em phát triển cả về tâm lý và năng lực bản thân. Khi các em có niềm say mê học tập thì việc truyền thụ kiến thức sẽ thuận lợi hơn, giờ học sổi nổi và hiệu quả hơn. 2.3.6. Tạo môi trường học tập thoải mái - Một môi trường học tập thoải mái và thú vị hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học. Đó là môi trường có các hoạt động và nội dung phù hợp, ý nghĩa đối với học sinh, giúp các em hiểu hơn về mục đích học tập. Trong môi trường đó, giáo viên chia sẻ với học sinh mục tiêu học tập và kết quả mong đợi, động viên các em học tập tốt để đạt được mục tiêu đó. 2.3.7. Ra bài tập phù hợp, liên hệ với một số môn học khác Ra bài tập phù hợp với nội dung của bài học, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Gắn nội dung bài giảng với các tình huống thực tiễn, các kiến thức liên môn; kết hợp các hoạt động học tập trong giờ lên lớp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Ví dụ: Trong bài học Tô màu, hoàn thành tranh vẽ giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu bài tập từ dễ đến khó để học sinh có thể tiếp cận, làm quen và hoàn thành bài tập của mình. Ở hình trên, các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí, tô màu ở môn Mỹ thuật lớp 3 và sáng tạo vẽ một số hình động vật đã học ở môn Mỹ thuật 3. 2.3.8. Tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên của máy tính, Internet Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên nên chủ động khai thác thêm những nguồn tài nguyên khác có liên quan đến bài học để củng cố kiến thức về bài học và bổ sung thêm thông tin cho học sinh. Khai thác phần cứng, phần mềm, nguồn tài liệu, học liệu có trên Internet và các thiết bị kĩ thuật số để dạy học nhằm vừa hình thành, phát triển cho học sinh năng lực ứng dụng, vừa làm học sinh hứng thú, yêu thích môn Tin học. Ngoài ra, cần khai thác các nội dung đọc thêm về lịch sử vấn đề; về ứng dụng kiến thức bài học trong cuộc sống, trong học tập; về các thành tựu mới của công nghệ kĩ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhằm khơi gợi hứng thú, thúc đẩy học sinh tự khám phá, tự học. Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẵn có, các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm cho tiết học sinh động. Ngoài các phần mềm bắt buộc theo sách hướng dẫn học tin học lớp 3 như Paint, Word, PowerPoint thì giáo viên nên sưu tầm một số phần mềm học tập, trò chơi giải trí có ích như: để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Blocks, Dots, Sticks), luyện gõ 10 ngón khi sử dụng bàn phím như phần mềm Kiran’sTyping Tutor, phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Soukoban), học tiếng Anh với phần mềm Alphabet Block, làm công việc gia đình với phần mềm Tidy Up, nhằm tạo sự hứng thú học tập tìm tòi khám phá cho học sinh. 2.3.9. Giáo viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao kiến thức Nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác, muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, tiếng Anh để tự nâng cao nhận thức của bản thân. 2.4. Hiệu quả của đề tài SKKN Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3 (từ đầu năm học đến nay), so sánh với bảng tổng hợp năm học trước đó đã thu được kết quả như sau: Mức độ thao tác trên máy tính Trước khi thực hiện đề tài (Năm học 2017 -2018) Sau khi thực hiện đề tài (Năm học 2018 -2019) Tỷ lệ tăng, giảm Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 11/58 19% 23/81 28,4% Tăng: 9,4% Thao tác đúng 20/58 34,5% 36/81 44,4% Tăng: 9,9% Thao tác chậm 19/58 32,7% 16/81 19,8% Giảm: 12,9% Chưa biết thao tác 8/58 13,8% 6/81 7,4% Giảm: 6,4% Nhìn vào bảng kết quả trên ta nhận thấy sau khi thực hiện đề tài số học sinh thao tác nhanh và đúng tăng đáng kể, số học sinh thao tác chậm và chưa biết thao tác cũng giảm rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn có em chưa biết thao tác nhưng với tỉ lệ nhỏ và sẽ được khắc phục sửa chữa dần dần. Như vậy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm chắc kiến thức của bài học mà còn hình thành và phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác; tự quản và tự phục vụ và các phẩm chất như chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương,...theo yêu cầu đánh giá của Thông tư số 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó tạo tiền đề, nền móng vững chắc cho các em tiếp tục học tốt ở môn Tin học lớp 4, 5 và những năm tiếp theo trong chương trình phổ thông và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong suốt cuộc đời. Ngay từ năm học lớp 3, khi bắt đầu được làm quen với bộ môn Tin học các em đã yêu thích máy tính và học tốt bộ môn này sẽ giúp cho các em ứng dụng vào học tập các môn học khác được tốt hơn. Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, kể cả tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực. Đề tài “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học và dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới. Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính với hoạt động học tập, lao động trong xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính với các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 3. Kết luận 3.1. Kết quả Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đưa môn Tin học trở thành môn học bắt buộc là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới - thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, phù hợp với quan điểm của Đảng là: Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước công nghiệp hiện đại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Là người giáo viên ai cũng mong được đóng góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà. Niềm vui lớn của tôi là đã đóng góp sức mình vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học lớp 3. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, tìm tòi khắc phục những tồn tại để giúp việc dạy học môn Tin học của học sinh nhà trường được tốt hơn. Trong đề tài “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới”, những biện pháp tôi đưa ra không phải quá xa lạ đối với chúng ta, bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào cũng được giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm của người giáo viên, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý vị đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. 3.2. Một số bài học kinh nghiệm Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài, tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. Yêu nghề, yêu học sinh, coi các em như con em của mình. Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ. Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. Tuỳ theo tình hình thực tế của từng lớp, giáo viên và học sinh cùng bàn bạc và thảo luận xem bạn nào thực hiện còn chậm và chưa đầy đủ, lúc này giáo viên đề nghị các học sinh nhanh nhất, làm tốt nhất tới hướng dẫn trực tiếp cho học sinh đó. Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy tính, trang thiết bị dạy học môn Tin học. Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra. 3.3. Đề xuất kiến nghị - Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Bắc Giang thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên Tin học có dịp chia sẻ, học hỏi từ đồng nghiệp, thường xuyên tổ chức lớp học bồi dưỡng cho giáo viên Tin học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tiếp tục duy trì tổ chức giao lưu tin học trẻ hằng năm để học sinh yêu thích và học tốt môn Tin học có cơ hội giao lưu học hỏi với các bạn trường khác. - Với nhà trường: Môn tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và nhà trường tạo điều kiện máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. Đảm bảo đủ số lượng máy (ít nhất 2 học sinh/1 máy tính). Sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị hư hỏng. - Với Phụ huynh học sinh: cần có sự quan tâm đúng mực, không nên coi nhẹ môn Tin học, tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em được thực hành ở nhà. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 3 theo chương trình sách giáo khoa mới, tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3 theo chương trình sách giáo khoa mới” của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Thái Lai, Nguyễn Xuân Anh, Trần Ngọc Khoa, Đỗ Trung Tuấn (2017), Hướng dẫn học Tin học lớp 3, NXBGD Việt Nam. [2] Nguyễn Xuân Huy, Bùi Việt Hà, Lê Quang Phan, Hoàng Trọng Thái, Bùi Văn Thanh (2015), Cùng học Tin học, quyển 1, NXBGD Việt Nam. [3] Nguyễn Xuân Huy, Trần Đỗ Hùng, Lê Quang Phan, Bùi Văn Thanh (2015), Bài tập cùng học Tin học, quyển 1, NXBGD Việt Nam. [4] Lê Thị Hồng Loan (2009), Bài tập tin học 3, NXBVHTT. [5] Hướng dẫn ra câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Tin học cấp Tiểu học theo thông tư 22, Bộ giáo dục. [6] Các nguồn tài liệu báo, tạp chí; các website có liên quan: Song Khê, ngày 5 tháng 3 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hường NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Nguyễn Thị Phương HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHẮC NHU Đánh giá đề tài, SKKN đạt:............... điểm; Xếp loại: đạt bậc................. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đánh giá đề tài, SKKN đạt:................. điểm; Xếp loại: đạt bậc............... TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_tin_hoc_l.doc