Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn Tin học 7
Bộ môn tin học ở trường trung học cơ sở được chia làm hai phần chính: Lý thuyết và thực hành. Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lý thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại, phần thực hành có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, người học phải nắm được nội dung của lý thuyết.
Đặc biệt ở bộ môn Tin học lớp 7 cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng ban đầu về chương trình bảng tính Excel là cung cấp các công cụ, tính năng hỗ trợ tính toán trong bảng tính. Cách sử dụng các hàm trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo, nhưng do hoàn cảnh gia đình, một số học sinh chưa có máy tính nên không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy tính và chưa biết vận dụng các hàm để giải quyết bài toán.
Các hàm trong chương trình bảng tính rất quan trọng học sinh có thể phân biệt được các hàm cơ bản và biết cách sử dụng hàm để vận dụng vào giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng thuận tiện không mất nhiều thời gian so với sử dụng công thức. Là một giáo viên, thành quả đạt được trong việc dạy và học là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong Excel. Chính vì điều đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn tin học 7” với hy vọng cùng bạn đọc rút ra những kinh nghiệm, những phương pháp tích cực hơn nữa với việc truyền đạt nội dung kiến thức này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn Tin học 7

m trong bảng tính được thiết kế sẵn là các phép tính đặc biệt và phức tạp, nên giáo viên cần cho học sinh biết hàm được thiết kế sẵn có cú pháp riêng, đòi hỏi học sinh phải tuân thủ quy tắc sử dụng hàm, phải có kỹ năng thực hành thành thạo, nhưng do hoàn cảnh gia đình, một số học sinh chưa có máy tính nên không có điều kiện luyện tập nhiều trên máy tính và chưa biết vận dụng các hàm để giải quyết bài toán. 2/ Cơ sở thực tiễn: Các hàm trong chương trình bảng tính rất quan trọng học sinh có thể phân biệt được các hàm cơ bản và biết cách sử dụng hàm để vận dụng vào giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng thuận tiện không mất nhiều thời gian so với sử dụng công thức. Là một giáo viên, thành quả đạt được trong việc dạy và học là chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn mình phụ trách, tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt làm được nhiều bài tập về hàm trong Excel. Chính vì điều đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn tin học 7” với hy vọng cùng bạn đọc rút ra những kinh nghiệm, những phương pháp tích cực hơn nữa với việc truyền đạt nội dung kiến thức này. II/ MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ: - Học xong các hàm này học sinh có thể tự tính điểm trung bình học kì cho bản thân. - Biết vận dụng các hàm vào giải một số bài tập toán từ đơn giản đến phức tạp. - Tính tổng của các số hạng. - Tính trung bình cộng của một dãy số. - Xác định được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số hạng nào đó. - Rèn kỹ năng sử dụng hàm để giúp học sinh có cách giải nhanh nhất và chính xác nhất. - Giảm bớt sự lo sợ trong học sinh, giúp các em hứng thú học tập bộ môn tin cũng như giúp các em tự tin hơn trong con đường học tập của mình. III/ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 7 Trường THCS Hựu Thành B. 2/ Phương pháp: - Tìm hiểu tài liệu liên quan đến phương pháp giải bài tập sử dụng hàm. - Phương pháp tổng hợp tài liệu. - Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Phương pháp đàm thoại. B. NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢI BÀI TẬP SỬ DỤNG CÁC HÀM: 1/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho giáo viên phát huy năng lực chuyên môn. - Có sự hợp tác, giúp đỡ, tương tác của các đồng nghiệp và tổ chuyên môn. - Đa số các em có ý thức học tập và có ý thức bảo vệ phòng máy tốt. - Điều kiện cơ sở vật chất tốt hoàn toàn có thể giúp giáo viên và học sinh thực hiện việc dạy học tốt. - Chương trình sách giáo khoa sau hai tiết lý thuyết đều có hai tiết thực hành, đồng thời có các bài thực hành tổng hợp giúp học sinh vận dụng. 2/ Khó khăn: - Học sinh áp dụng các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX vào giải quyết các bài tập thực tế chưa linh hoạt, đôi khi còn một số ít học sinh không nhớ cú pháp của các hàm. - Học sinh trong quá trình thực hành chưa sử dụng tốt địa chỉ của ô tính, khối ô vào tính toán cũng như thực hiện sao chép các ô chứa công thức. - Việc học lý thuyết tiếp xúc với các từ tiếng anh chuyên ngành còn hạn chế, đôi khi máy tính đặt ra câu hỏi tiếng anh học sinh không biết máy tính báo lỗi gì, hay máy tính yêu cầu thực hiện công việc gì. - Hơn nữa khi thực hành các em chưa làm chủ được mình còn mang tính bị động, bỡ ngỡ với những trường hợp máy tính báo lỗi khi nhập sai tên hàm hoặc sai cú pháp. - Trước khi thực hiện giải pháp , tôi đã thực hiện khảo sát học sinh khối 7 năm học 2018 - 2019 (vào tuần 11) sau khi học xong bài “Sử dụng các hàm để tính toán” thông qua bài kiểm tra 15 phút. Đề ra Câu 1. Cho bảng tính: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NĂM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ TỔNG 2011 1640,31 542,155 1049,45 2012 1703,66 740,99 1263,81 2013 1749,27 1361,65 1379,21 2014 1880,45 1597,52 1577,53 2015 2009,32 1886,06 1789,94 2016 1924,60 2356,67 2151,85 Yêu cầu: a) Nhập dữ liệu cho bảng tính. b) Tính tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm. c) Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm. d) Hãy sử dụng hàm MAX và MIN để xác định tổng lớn nhất và nhỏ nhất. Sau khi khảo sát thu được kết quả sau: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG STT LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU TRÊN T.BÌNH SL TL(%) TL(%) TL(%) TL(%) TL(%) 1 7.1 26 4 15,4 7 26,9 6 23,1 9 34,6 17 65,4 2 7.2 26 2 7,6 6 23,1 7 26,9 11 42,3 15 57,7 3 TC 52 6 11,5 13 25 13 25 20 38,5 32 61,5 Qua khảo sát chúng ta thấy học sinh yếu còn khá cao 20 học sinh yếu cho khối 7 chiếm 38,5 %. Vậy chúng ta phải có biện pháp để các em vận dụng các hàm vào giải các bài toán một cách hiệu quả hơn, nâng tỉ lệ học sinh khá, giỏi lên và giảm học sinh yếu kém xuống. Muốn được như vậy chúng ta cần có biện pháp tốt hơn để giúp các em khắc sâu, nhớ kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào các bài toán một cách linh hoạt hơn, khơi dậy hứng thú học tập cho các em. II/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG HÀM: 1/ Những điều cần lưu ý khi rèn kỹ năng sử dụng hàm: a. Học sinh: - Học sinh phải nhận dạng được chức năng của từng hàm, nhận dạng được một số điểm chung của hàm vận dụng vào các bài tập. - Nắm được dạng bài tập cơ bản như: Tính điểm trung bình các môn học, tính tổng điểm các môn, tìm điểm trung bình nhỏ nhất và điểm trung bình lớn nhất. - Học sinh phải học thuộc cách sử dụng hàm và cú pháp của từng hàm. b. Giáo viên: - Giáo viên chú ý chọn các bài tập từ dễ đến khó nhằm tạo sự hứng thú, tích cực, sáng tạo cho học sinh. - Giáo viên giúp học sinh phân tích, tìm hiểu kỹ đề bài qua đó định hướng được cách giải. - Giáo viên có thể hệ thống hóa kiến thức cho học sinh: + Cách sử dụng hàm: Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm. Bước 2: Gõ dấu bằng. Bước 3: Gõ hàm theo đúng cú pháp. Bước 4: Nhấn phím Enter. + Một số hàm thông dụng: Hàm tính tổng: Cú pháp =SUM(a,b,c) Trong đó: a,b,c đặt cách nhau bởi dấu phẩy, có thể là các số hay địa chỉ của các ô tính hoặc địa chỉ khối. Hàm tính trung bình cộng: Cú pháp =AVERAGE(a,b,c) Hàm xác định giá trị lớn nhất: Cú pháp =MAX(a,b,c) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Cú pháp =MIN(a,b,c) 2/ Giải pháp thực hiện: 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên: 2.1.1/ Tạo tình huống: - Giáo viên cần sử dụng tốt các tình huống như sách giáo khoa gợi mở, để dẫn dắt học sinh vào bài mới: - Làm sao chúng ta có thể tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB cao nhất, ĐIỂM TB thấp nhất. Từ đó kích thích sự hứng thú học tập của các em, các em sẽ tập trung vào tìm hiểu bài học. 2.1.2/ Xây dựng cú pháp chung cho các hàm: - Để thực hiện tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB cao nhất, ĐIỂM TB thấp nhất. Giáo viên cần xây dựng các hàm tính tổng, hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất. Do vậy trước khi xây dựng cú pháp của các hàm, giáo viên nên cho học sinh nhắc lại Hàm là gì? Cách nhập hàm vào ô tính. Nội dung này có thể thực hiện như sau: - Giáo viên đưa ra cú pháp chung cho các hàm: = Tên hàm(biến 1, biến 2, biến 3, , biến n) - Khi học sinh nắm vững cú pháp chung thì việc vận dụng giải toán chỉ cần nhớ tên hàm. - Phát huy tính tích cực của cá nhân học sinh, nhóm học sinh. - Giáo viên cần phát huy triệt để tính tích cực và chủ động của học sinh, chủ yếu ở nội dung: Xây dựng cú pháp và nêu ý nghĩa của các hàm. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Học sinh 1: Viết cú pháp của hàm tính tổng. =SUM(biến 1, biến 2, , biến n) + Học sinh 2: Viết cú pháp của hàm tính trung bình cộng. =AVERAGE(biến 1, biến 2, , biến n) + Học sinh 3: Viết cú pháp của hàm xác định giá trị lớn nhất. =MAX(biến 1, biến 2, , biến n) + Học sinh 4: Viết cú pháp của hàm xác định giá trị nhỏ nhất. =MIN(biến 1, biến 2, , biến n) - Trong cú pháp của hàm, giáo viên cần nhấn mạnh về dấu phân cách giữa các biến, các biến ở đây bao gồm các số, địa chỉ ô, khối ô. - Lấy ví dụ minh họa về hàm có sử dụng các biến trong công thức kết hợp các số, ô, khối. - Giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết các ví dụ: + Hàm tính tổng (giáo viên đưa ra ví dụ và hướng dẫn cách giải cho học sinh) Ví dụ 1: Tính tổng 3 số 7, 8, 9 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau vào ô tính: =SUM(7,8,9) Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 7, ô B2 chứa số 8, và ô B3 chứa số 9 =SUM(A2B2,B3) Ta cũng có thể dùng kết hợp các biến số và địa chỉ ô =SUM(C2,D2,E2,5) Ví dụ 3: Để đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán, ta có thể sử dụng địa chỉ khối ô: =SUM(A1:C5) + Hàm tính trung bình cộng (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải) Ví dụ 1: Tính trung bình cộng 3 số 7, 8, 9 =AVERAGE(7,8,9) cho kết quả là (7+8+9)/3=8 Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Tính trung bình cộng các giá trị trong khối ô đã cho? =AVERAGE(C5:D6) Ví dụ 3: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Tính trung bình cộng các giá trị trong khối ô đã cho và cả số 9? =AVERAGE(C5:D6, 9) Ví dụ 4: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Hàm sau cho kết quả là bao nhiêu? =AVERAGE(C5:D6, D5) + Hàm xác định giá trị lớn nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải) Ví dụ 1:Dùng hàm đã học. Tìm số lớn nhất trong 3 số 7, 8, 9 =MAX(7,8,9) Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Các hàm sau cho kết quả gì? =Max(C5:D6) =Max(C5:D6, 9) =Max(C5:D6, D5) + Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải) Ví dụ 1: Dùng hàm đã học. Tìm số lớn nhất trong 3 số 7, 8, 9 =MIN(7,8,9) Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Các hàm sau cho kết quả gì? =Min(C5:D6) =Min(C5:D6, 9) =Min(C5:D6, -15) - Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tính: + Nhóm 1: Tính TỔNG ĐIỂM + Nhóm 2: Tính ĐIỂM TB + Nhóm 3: Xác định ĐIỂM TB cao nhất + Nhóm 4: Xác định ĐIỂM TB thấp nhất Các nhóm phải nhập được các hàm như sau: 2.1.3/ Sao chép công thức có chứa địa chỉ ô, khối ô trong bảng tính Excel: - Mục tiêu của việc sử dụng hàm là tính toán nhanh, chính xác và đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán. Do đó việc sao chép công thức có chứa địa chỉ ô, khối ô là rất cần thiết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sao chép, chỉ cần nhập công thức ban đầu tại ô G3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả ngay. Tương tự cho cột điểm TB tại ô H3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả ngay. Cách này là cách mà học sinh dễ sử dụng công thức để tính toán và ít sai sót. Sau khi thực hiện các bước, thu được bảng sau: 2.1.4/ Giúp học sinh khắc phục các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm: - Giáo viên cần chú ý cho học sinh là mỗi hàm có tên hàm và phần biến số của hàm, các biến số được liệt kê trong cặp dấu ( ) và cách nhau bởi dấu (,). Tên hàm không cần phân biệt chữ hoa hay chữ thường, nhưng phải viết đúng tên hàm, đúng cú pháp. - Khi học các hàm trong Excel học sinh tiếp xúc với các từ tiếng anh nên việc phát âm các từ tiếng anh chưa chuẩn hoặc chưa chính xác cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em đọc tên hàm cho đúng. - Khi sử dụng hàm các em thường hay quên gõ tên hàm, quên gõ dấu bằng, sau đó gõ khoản trắng rồi mới gõ tiếp các biến số như thế không đúng cú pháp hàm nên máy tính sẽ báo lỗi. - Khi các em gõ sai tên hàm thì chương trình Excel thông báo lỗi và buộc các em phải sửa lại cú pháp hàm hoặc tên hàm cho đúng. Ví dụ: Khi gặp thông báo lỗi #NAME? có nghĩa là sai tên hàm và yêu cầu các em xem lại tên hàm có đúng không. Để tránh tình trạng báo lỗi trên giáo viên hướng dẫn các em học cách ghi tên hàm cho chính xác. III/ KẾT QUẢ: - Sau khi các em được làm quen với các hàm trên và áp dụng vào việc lập các công thức trong Excel để giải một số bài toán đơn giản thì các em cảm thấy thích thú và ham học hơn, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. - Học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới. - Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ chức các hình thức hoạt động, trò thực hiện. - Sau khi đã áp dụng giải pháp “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn tin học 7” (thực hiện khảo sát ở khối 7 năm học 2019 - 2020, sau khi học bài “ Sử dụng các hàm để tính toán” thông qua bài kiểm tra 15 phút, đề ra như đã nêu ở phần khó khăn). Tôi chấm bài và thống kê tổng hợp kết quả tương đối khả quan cụ thể như sau: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG STT LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU TRÊN T.BÌNH SL TL(%) TL(%) TL(%) TL(%) TL(%) 1 7.1 34 14 41,2 12 35,3 8 23,5 0.0 0.0 34 100 2 7.2 32 12 37,5 11 34,4 9 28,1 0.0 0.0 32 100 3 TC 66 26 39,4 23 34,8 17 25,8 0.0 0.0 66 100 Như vậy, tôi nhận thấy sự chênh lệch giữa các số liệu trước và sau khi thực hiện giải pháp, theo hướng rất tích cực đã không có học sinh yếu và học sinh khá giỏi tăng lên 74,2%, số học sinh trên trung bình là 100%. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình vận dụng chuyên đề “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm trong môn tin học 7” tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung cho từng dạng bài tập, xây dựng được các phương pháp giải bài tập đó. - Việc hình thành kỹ năng giải các bài tập phải tuân thủ theo cách sử dụng hàm và cú pháp của các hàm. Phải bắt đầu từ bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề bài để học sinh xác định hướng giải và tự giải. - Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên áp dụng các dạng bài tập khác nhau. Sau mỗi dạng bài bài tập đặc biệt chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, sửa chữa và rút kinh nghiệm, cần nhấn mạnh các lỗi mà học sinh thường mắc phải. V/ PHẠM VI ÁP DỤNG: Chuyên đề đã được áp dụng cho chương trình tin học khối 7 tại Trường Trung Học Cơ Cở Hựu Thành B rất thành công, khi các em quen với các hàm này cũng là tiền đề để các em làm quen với các ngôn ngữ lập trình khác: Ví dụ như Ngôn ngữ lập trình Pascal lên lớp 8 các em sẽ được học, hàm cũng thường được sử dụng trong việc lập trình giải các bài toán. PHẦN KẾT LUẬN I/ KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm, tích lũy của bản thân trong quá trình dạy học về sử dụng các hàm để tính toán trong chương trình bảng tính Excel tin học 7. Tôi thấy kết quả thu được rất khả quan sau khi áp dụng giải pháp trên vào dạy học. Tuy nhiên nếu được những đóng góp, hướng dẫn của quý độc giả và đồng nghiệp, sẽ góp phần hoàn thiện giải pháp này hơn, từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn và các em có thể vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hiệu quả hơn. Rất mong được sự chia sẻ, đóng góp của quý đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn. II/ KIẾN NGHỊ: - Cần trang bị thêm các tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Giáo viên bộ môn phải tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Hựu Thành, ngày 12 tháng 10 năm 2019 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Kiều Trinh DUYỆT BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx