Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, môn tin học ở trường tiểu học bước đầu để học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về CNTT như: một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thông dụng, rèn kĩ năng sử dụng máy tính,…. Môn tin học giúp học sinh hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
- Góp phần hình thành ý thức và tư duy máy tính
- Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin
- Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong học tập, lao động xã hội hiện đại
- Có thái độ tích cực khi sử dụng máy tính
- Hiểu khả năng sử dụng CNTT trong hoạt động học tập
- Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội
Mặc dù với số đông học sinh đều là gia đình khá giả, phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các em, ở nhà các em đã có máy tính. Song tôi vẫn băn khoăn, lo lắng làm sao để giúp các em có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn trong điều kiện dịch bệnh Covid -19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Là giáo viên tin học tôi luôn trăn trở làm sao để các em hứng thú tìm tòi máy tính, sử dụng nhanh và linh hoạt các bộ phận của máy tính, đặc biệt là các em học sinh lớp 3, đa số các em đều mới chỉ được làm quen sơ sơ qua hình ảnh hoặc được bố mẹ cho sử dụng ở nhà nhưng chưa bài bản; các em chưa hiểu rõ về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào,… Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến cũng như suy nghĩ của mình thông qua sang kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học

c sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác hướng dẫn của cô giáo. Tôi luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không xem nhẹ giờ dạy lý thuyết. Lý thuyết có nắm chắc thì thực hành mới tốt được. Cũng như khi thực hành được, sẽ khắc sâu lý thuyết hơn. Hình ảnh học sinh lớp 3A thực hành cầm chuột máy tính Ví dụ: Khi học bài vẽ đường thẳng. Học lý thuyết học sinh mới chỉ biết cách chọn vào công cụ vẽ đường thẳng trong phần mềm Paint. Nhưng đến khi thực hành nếu chỉ sử dụng công cụ đường thẳng mà không có phím Shift thì sẽ không vẽ được đường thẳng Khi dạy thực hành, tôi có giao bài tập cho học sinh cụ thể, rõ ràng kết hợp với kiến thức ở bài học trước. Hướng dẫn theo từ nhóm trước, học sinh quan sát và làm bài tập. Tôi luôn chuẩn bị sẵn thêm bài tập đối với học sinh giỏi. *Giải pháp 4: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học, thực hành Có thể nói rằng phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết định đến hiệu quả của tiết học. Nếu như không có phương tiện dạy học phù hợp thì giáo viên cần phải làm việc rất nhiều nhưng học sinh lại thu được kiến thức rất ít. Đặc biệt với môn Tin học nếu như không có phương tiện dạy học thì tiết học lại càng trờ nên nhàm chán. Nếu như đối với bài “Làm quen với máy tính” giáo viên kết hợp màn hình chiếu, giới thiệu cho các em các loại máy tính hiện nay như máy tính ban, máy tính xách tay, máy tính bảng, sẽ giúp các em hình thành rõ hơn về các loại máy tính, cũng như sự phong phú về hình dạng của các máy tính khác nhau. Giáo viên chỉ dạy lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ không khắc sâu được kiến thức đồng thời học sinh không biết được sự hấp dẫn của CNTT. Phòng Tin học trường tôi được nhà trường cấp một chiếc tivi lớn. Mỗi khi dạy tôi đều sử dụng phương tiện này để có thể cho các em quan sát rõ ràng những kiến thức, những hình ảnh tôi cần chiếu đến các em. Đối với các em ít được tiếp xúc máy tính thì các em rất háo hức khi đến tiết thực hành. Để giờ học thực hành đạt hiểu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt. + Về giáo viên: cần phải chuẩn bị kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn nội dung phù hợp với từng lớp. Giáo viên cần chuẩn bị thêm nội dung nếu có những em thực hành xong nhiệm vụ rồi mà vẫn còn thời gian. Thực hành nội dung trong sách giáo khoa đến nội dung ngoài mà giáo viên cho thêm. + Về phía học sinh: các em cần phải đọc bài trước khi đến lớp, phải mang đầy đủ sách vở cần thiết tránh việc không nắm bắt được nội dung học, như vậy sẽ không chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Trong tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng màn hình chiếu hướng dẫn trước một số công việc để học sinh quan sát sau đó cho các em tự thực hành. Giáo viên cần phải quan sát thường xuyên trong phòng máy, bởi vì có thể có một số em tranh thủ chơi trò chơi hoặc thực hành không đúng yêu cầu của giáo viên đưa ra. Giáo viên phải có hệ thống các bài tập thực hành, từ bài tập đơn giản đến phức tạp giúp học sinh hiểu sâu hơn, tiếp thu bài nhanh chóng hiệu quả. Tôi giao bài tập thực hành cho học sinh theo năng lực từ mức thấp đến mức cao, từ những bài đơn giản trong sách giáo khoa đến những bài phức tạp đến từ yêu cầu của giáo viên. Ví dụ: Với bài “Bàn Phím máy tính”, tôi giúp học sinh đạt được những kiến thức: + Biết: đọc tên được 5 hàng phím chính, vị trí của các phím. Nhận diện được các loại bàn phím khác nhau. + Hiểu: Hiểu được cơ chế truyền tín hiệu từ bàn phím đến màn hình. + Vận dụng: có thể đặt tay theo đúng vị trí trên bàn phím, từ hàng phím cơ sở đến các hàng phím trên, hàng phím số, hàng phím dưới, hàng phím cách. Học sinh thực hành đặt tay trên bàn phím khi sử dụng phần mềm Mario Khi giao bài thực hành, tôi không giao những bài tập quá dài. Các bài tập cần ngắn gọn, dễ hiểu và dần dần từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra tôi cũng kết hợp với những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng hiểu hiết một cách có hệ thống. Ví dụ: Ở tiết thực hành bài “Bước đầu soạn thảo”. Tôi cho học sinh gõ lại những phím đơn trước để học sinh nắm lại các vị trí của phím như: A s d f g h j k l Q w e r t y u I o p Z x c v b n m Sau đó sẽ gõ những từ ghép không dấu như: phong lan chim non hoa sen ban mai rung rinh trong veo bao la long lanh Khi học sinh đã thành thạo, tôi cho luyện gõ không dấu bằng một đoạn thơ: Vui sao khi chom vao he Xon xao tieng se tieng ve bao mua Ron rang la mot con mua Tren dong bong lua cung vua uon cau Ví dụ: Trong bài thực hành “Vẽ đường cong”. Đầu tiên tôi cho học sinh vẽ những con cá, tiếp đến hướng dẫn các em vẽ những con sóng khác nhau. Sau cùng những em nào vẽ tốt, tôi sẽ nâng cao yêu cầu lên là vẽ con thuyền và tô màu theo ý tưởng để hoàn thiện bức tranh “thuyền và biển” Ngoài sử dụng công cụ vẽ đường cong để vẽ con cá, các em còn phải kết hợp với vẽ đường thẳng tạo thành chiếc thuyền kết hợp với tô màu phù hợp các em sẽ có được bức tranh tuyệt vời. Tự do được tô màu theo ý muốn sẽ càng cảm thấy phấn khích, sáng tạo bức tranh theo ý tưởng của các em. Nói chung, ở từng bài cụ thể thì tôi sẽ áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt khác nhau. Giải pháp 5: Tích cực hóa hoạt động nhóm – Nâng cao tương tác giữa cô – trò Xác định quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, đề cao việc tự học, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Biện pháp này nhẳm giúp các em được cùng làm việc, tăng cường sự giao lưu giữa bạn học sinh với nhau. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới, và ngày càng phát huy được ưu điểm trong giáo dục hiện nay. Làm việc nhóm giúp giáo viên đỡ bớt công việc truyền tải kiến thức đến học sinh, từ đó mà học sinh có thể tự cùng nhau kết hợp và phân công công việc trong nhóm để tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Phương pháp này đưa ra những cách thức giải quyết đầy sự sáng tạo, kích thích sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm tham gia vào việc giải quyết vấn đề. Làm việc theo nhóm nhằm thoả mãn nhu cầu học tập cá nhân, người học có thể đưa những giải pháp khác nhau để tìm ra được đáp án hay nhất. Khi thực hiện phương pháp này, giáo viên là người chuyển giao kiến thức, chuẩn bị, tổ chức và theo dõi việc thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Ví dụ: Trong giờ học bài “Vẽ đường cong”, tôi cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra các bước thực hiện vẽ được đường cong. Học sinh có thể tiến hành trực tiếp trên máy tính để tìm ra các bước này. Tôi có thể kiểm tra hiệu quả của các nhóm bằng cách chỉ định một học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác vừa thảo luận tìm tòi với nhau. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho nhóm trưởng kiểm tra kết quả làm việc của bạn mình. Như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. Còn đối với việc học ở nhà, tôi có thể ra một số bài tập. Học sinh được làm và thực hành cá nhân hoặc theo nhóm. Bài thực hành có thể làm tại lớp hoặc ở nhà. Khi đến tiết học tôi cho các nhóm, học sinh tự nhận xét bài của nhau, sau đó giáo viên sẽ tổng kết, nhận xét và bổ sung kiến thức. Ví dụ: Khi thực hành về bài vẽ đường cong, tôi giao thêm bài cho học sinh về vẽ thêm các dụng cụ đơn giản trong nhà. Học sinh có thể kết hợp thêm các công cụ khác như vẽ đường thẳng, tô màu, Học sinh có thể làm việc theo nhóm nhỏ 2-3 em học sinh. Đến tiết học tôi cho học sinh trình bày bài của mình, sản phẩm mà các em hoàn thành trước đó. Các nhóm khác sẽ nhận xét về hình vẽ, màu sắc của đồ vật mà các em đã vẽ. Cuối cùng tôi sẽ đưa ra nhận xét, tổng kết, khen thưởng các nhóm vẽ đẹp, đồng thời động viên các nhóm vẽ chưa đẹp. Để thực hiện phương pháp này giáo viên cần có kế hoạch bài dạy cụ thể và chi tiết. Giáo viên dự kiến chia nhóm, số lượng nhóm, nhiệm vụ và thời gian thực hiện nhiệm vụ sau đó trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Thiết kế bài giảng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nhằm khuyến khích học sinh tính tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ sâu và cao hơn. Đặc biệt với môn Tin học việc chia nhóm thực hiện khá dễ dàng. Mối quan hệ giữa các giải pháp Tùy thuộc vào đặc trưng của từng bài học, vào tình hình thực tế của lớp học để giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế những hình thức hoạt động và phương pháp khác nhau nhằm phát triển được năng lực, phẩm chất cho học sinh. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo giữa các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh của mình, biết các em đang ở mức độ kiến thức nào, nắm bắt được tâm sinh lý của các em từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp để giúp các em đạt được mục tiêu bài học. Nói chung, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong mỗi bài học, mỗi đối tượng học sinh. Người giáo viên phải khôn kheo xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiết học để giúp học sinh khám phá được trì thức, khám phá được năng lực của bản thân. Đúng với câu nói của ông cha ta “Người thầy cũng là một người nghệ sĩ”, đó chính là thành công của người giáo viên Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau khi thực hiện các biện pháp trong năm học 2019 – 20, tôi khảo sát lại 65 em học sinh khối lớp 3 của trường tiểu học Lê Lợi, và kết quả sau khi khảo sát lại kết quả như sau: Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá của các em học sinh về hứng thú trong học môn Tin học STT Nội dung Có Không SL % SL % 1 Em có thích học Tin học không? 53 81.5% 11 18.5% 2 Em có hào hứng trong giờ học Tin học không? 54 83% 11 17% 3 Em có vui vẻ chờ đón giờ thực hành Tin học không? 55 91.2% 10 8.8% Qua bảng 2.1 thu được kết quả như sau: - Về hứng thú sự thích học Tin học trả lời 81.5% có, 18.5% không; - Về hào hứng trong giờ học Tin học trả lời 83% có, 17% không; - Về chờ đón giờ thực hành Tin học trả lời 91.2% có, 8.8% không. Đối với bản thân tôi, kết quả này thực sự chưa phải là cao, nhưng qua sử dụng các biện pháp nói trên, hiệu quả mang lại cho các em học sinh có sự thay đổi đáng kể. Số lượng các em học sinh lớp 3 sử dụng máy tính thành thạo hơn, có thể sử dụng chuột linh hoạt, thực hành tốt các phần mềm có trong chương trình. Tiết học cũng trở nên nhẹ nhàng, đạt hiệu quả tích cực hơn rất nhiếu. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học và niềm vui hứng thú mỗi khi đến tiết Tin học. * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Qua việc giúp các em học sinh tiếp cận với Tin học, tôi thấy các em học sinh lớp 3 ở trường tôi không hoàn toàn là sử dụng máy tính thành thục, song đa số các em đã không còn ngại ngùng, rụt rè khi sử dụng máy tính như đầu năm học. Các em đã tự tin sử dụng máy tính, mạnh dạn trao đổi với bạn bè và trước cô giáo. Trong quá trình thực hiện các biện pháp trong sáng kiến này, bản thân tôi nhận thấy mình đã nâng cao về chuyên môn, về các nghiệp vụ sư phạm cần thiết trong quá trình giảng dạy. Từ đó việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh trờ nên dễ dàng, linh hoạt hơn. Việc giúp trẻ tiếp cận Tin học sớm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức. Giúp học sinh trờ nên tích cực chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức, đảm bảo được chất lượng dạy và học trong nhà trường. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là cực kì cần thiết và thực tế đã chứng minh được hiệu quả mà nó mang lại. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Để có được tiết dạy tốt, đặc biệt đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức hoạt động tốt, có phương pháp phù hợp với học sinh tiểu học. Trong môn Tin học hay bất kì một môn học nào, người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực sư phạm, trau dồi kiến thức và rèn luyện chuyên môn. Qua nghiên cứu và thực tiễn công tác giảng dạy và học tập môn Tin học của học sinh trường Tiểu học Lê Lợi tôi thấy: đưa môn Tin học và giảng dạy trong trường học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để làm tốt được việc này thì việc đầu tiên là phải có cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh phải có đủ máy tính để được thực hành. Khi áp dụng những biện pháp trên, những em học sinh lớp 3 từ việc chưa biết bật/tắt máy đúng cách, sử dụng con chuột còn e ngại thì nay hầu hết các em đã sử dụng thành thạo máy tính, các có thể thực hành tốt những yêu cầu trong sách giáo khoa, các em đã biết tự xử lý khi gặp các vấn đề thao tác trên phần mềm mà không cần nhờ giáo viên trợ giúp. Nhiều em có thể sử dụng linh hoạt các công cụ vẽ trên phần mềm Paint để vẽ được những bức tranh sáng tạo với màu sắc phù hợp, thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, giáo viên phải chuẩn bị tốt cho mình các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Sáng kiến mang nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm vào giảng dạy môn Tin học. Đặc biệt là các em học sinh lớp 3. Kiến nghị: Tôi mong rằng những biện pháp mà tôi đưa ra sẽ được các cấp lãnh đạo, thầy cô đồng nghiệp đón nhận và áp dụng triển khai. Để thực hiện tốt sáng kiến này, tôi có một vài kiến nghị sau: + Đối với phòng GD&ĐT huyện CưMgar Thường xuyên tạo ra các sân chơi có áp dụng công nghệ thông tin như thi: tiếng anh trên mạng (IOE), trạng nguyên tiếng việt, giải toán trên mạng (Violympic),.. với tinh thần tham gia tự nguyện của các em học sinh. Tổ chức các chuyên đề có liên quan tới môn Tin học để bản thân có thể học hỏi tham dự và rút kinh nghiệm. + Đối với nhà trường: môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính. Đây là đồ dùng dạy học có giá trị khá cao do đó cần sự quan tâm hơn nữa của ban giám hiệu tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị học tập tốt nhất để phục vụ việc học tập cho các em. Và để đảm bảo tôi kính đề nghị ban giám hiệu quan tâm bố trí một phòng học lớn để có không gian rộng hơn phòng máy tính hiện giờ. + Đối với giáo viên: Thực hiện tốt sự phân công của nhà trường, phối hợp tổ chức các sân chơi như giải toán bằng tiếng anh và tiếng việt, trạng nguyên tiếng việt, IOE, biết tìm tòi sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực. Yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực dự giờ thăm lớp để học hỏi các phương pháp dạy học. Tích cực tham mưu với nhà trường để nâng cấp, sửa chữa máy tính kịp thời, các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ việc học cho các em học sinh. + Đối với phụ huynh học sinh: cần có sự quan tâm đúng mức, quản lý thời gian con em mình sử dụng máy tính khi ở nhà, giúp đỡ các em thực hành và tích cực tạo điều kiện, động viên các em tham gia các cuộc thi có liên quan tới công nghệ thông tin. Trên đây là những biện pháp giải pháp tôi đưa ra để áp dụng vào việc giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học Lê Lợi. Trong quá trình thực hiện sáng kiến sẽ không tránh khỏi những sai xót, tôi rất mong được sự góp ý kiến của ban giám khảo và các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện sáng kiến này và giảng dạy ngày một tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người viết sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Thùy An
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_h.docx