Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học ở trường Tiểu học Tiền Phong A
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, môn tin học lớp 3 ở trường tiểu học bước đầu để học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như: một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thông dụng, rèn kĩ năng sử dụng máy tính,.... Môn tin học giúp học sinh hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
- Góp phần hình thành ý thức và tư duy máy tính
- Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong học tập
- Có thái độ tích cực khi sử dụng máy tính
- Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin là giáo viên giảng dạy Tin học tôi rất băn khoăn, lo lắng làm sao để giúp các em có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn trong điều kiện gia đình một số em không có máy tính để các em được làm quen và thực hành thêm. Đa số các em đều mới chỉ được làm quen sơ qua hình ảnh hoặc một số em được bố mẹ cho sử dụng máy tính ở nhà nhưng chưa bài bản; các em chưa hiểu rõ về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào,… đặc biệt các em học sinh lớp 3.
Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến cũng như suy nghĩ của mình thông qua sang kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học ở trường Tiểu học Tiền Phong A” giúp các em bước đầu biết thao tác sử dụng chuột và bàn phím nhanh hơn, tìm kiếm những thông tin, cập nhật kiến thức mới nhất để học tốt môn Tin học nói chung và các môn học khác nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học ở trường Tiểu học Tiền Phong A

hiệm trực tuyến: Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: một số phần mềm tiện ích như Powerpoint, VioLet ..., E-learning, phần mềm học tập tự làm của giáo viên. Ngoài ra một số ứng dụng Trò chơi học tập giúp kiểm tra bài học của học sinh trên online như Quizizz, Kahoot, Gimkit, Blooket, Quizlet, Wordwall.... cũng được sử dụng hiệu quả. + Quizizz hoàn toàn miễn phí. + Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt. + Tôi xây dựng bài tập để ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh không còn chỉ là trên giấy hoặc trong các quyển sách bài tập mà tôi đã ứng dụng xây dựng trên online giúp các em được tiếp cận với máy tính nhiều hơn, giúp các em thao tác với máy tính nhanh và tự tin hơn dưới sự trợ giúp của giáo viên và người lớn trong gia đình, tạo sự gần gũi gắn kết, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh hơn trong việc rèn luyện học tập cho các em + Tôi sử dụng Quizizz cho việc đánh giá những kiến thức, kĩ năng, khái niệm mà học sinh đã học. Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho học sinh hơn. + Tôi đặt lịch để học sinh hoàn thành bài tập về nhà, từ xa hoàn toàn có thể giám sát quá trình làm bài và thu thập kết quả làm bài ngay sau khi học sinh kết thúc việc làm bài của mình. + Không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh, có thể biết chính xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời. + Học sinh được khuyến khích sử dụng công nghệ trong học tập và cạnh tranh lành mạnh Quizizz với các thiết kế và tính năng hấp dẫn sẽ giúp các em có sự cạnh tranh một cách công bằng về khả năng đưa ra câu hỏi nhanh nhất và nhiều nhất. Phát huy được tối đa cơ sở vật chất được trang bị trong dạy học hiện tại như máy tính kết nối Internet, máy chiếu, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Ví dụ: Bài kiểm tra trên Quizizz Tôi tạo cho học sinh thực hành Trong quá trình tạo bài tập tôi đã chèn thêm một số hình hảnh giúp bài tập thêm sinh động hơn. + Với những tính năng hấp dẫn của các công cụ hỗ trợ online giúp học sinh có sự cạnh tranh một cách công bằng và khả năng đưa ra các đáp án nhanh nhất và đúng nhất. + Dưới đây là một số hình ảnh học sinh được làm bài trên Quizizz: Học sinh lớp 3A6 – TH Tiền Phong A làm bài tập trên Quizizz + Sau khi làm bài xong ứng dụng sẽ đưa ra thứ hạng những bạn trả lời đúng và nhanh nhất. + Ngoài ra, giáo viên còn kiểm tra được những bạn làm đúng, sai câu nào để kịp thời sửa bài cho học sinh. Qua sử dụng Quizizz vào tạo bài tập trực tuyến cho học sinh, tôi thấy các em rất hào hứng với tiết học và học sinh nhớ bài rất tốt. 4. Hệ thống các bài thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học. Đầu tiên tôi hệ thống toàn bộ các bài tập, các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, phân loại sao cho mỗi dạng bài tập sẽ phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra tôi cũng kết hợp với những bài học trước đó để học sinh ôn lại và vận dụng vào bài học một cách có hệ thống. Ví dụ: Bài 5. Tập gõ bàn phím Sau khi học lý thuyết, trước khi vào thực hành bài mới tôi cho học sinh chơi trò chơi trên phần mềm Basic Mouse Skills, học sinh sẽ rất phấn khởi khi được chơi mà thực chất là đang thực hành và ôn lại kiến thức đã học trước đó, sau đó tôi chuyển tiếp cho học sinh chơi trò chơi RapidTyping để các em luyện gõ 10 ngón. Vậy qua tiết học học sinh đã được ôn và thực hành cách sử dụng chuột và đã luyện gõ 10 ngón trên phần mềm giúp các em thích thú vừa học vừa chơi, kiến thức tiếp thu nhẹ nhàng và chủ động với các em hơn, các em sẽ thực hành nhanh và tốt hợn rất nhiều. Học sinh lớp 3A5 – TH Tiền Phong A trong giờ thực hành Bên cạnh đó trong chương trình học tập của học sinh, trước mỗi bài dạy, tôi luôn chuẩn bị soạn giảng thật chu đáo bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft Power Point vào việc thiết kế và trình diễn các bài giảng. Microsoft PowerPoint là chương trình ứng dụng trong bộ phần mềm MS Office của Microsoft dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Các thông tin được thiết kế trên các trang(slide). Mỗi slide có thể chứa nhiều dạng thông tin: chữ, hình ảnh, tranh vẽ, âm thanh, chuyển động Nhờ vậy có thể trình diễn các thông tin rất phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để có những slide có chất lượng, vừa thể hiện được những nội dung của bài giảng, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, các slide cần được thiết kế cẩn thận, hợp lý trên những ý tưởng sư phạm. Để có một bài giảng tốt bằng Power Point tôi phải lập kế hoạch và thực hiện theo một quy trình hợp lý với các bước sau: Bước 1: Lựa chọn những nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình tự của bài giảng. Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần đưa vào các slide thành các phần nhỏ sao cho mỗi phần có thể trình bày gọn trong một slide. Bước 3: Lựa chọn đối tượng Multimedia có thể dùng để minh họa các nội dung bài giảng. Bước 4: Chuẩn bị các minh họa nội dung: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, mô hình mô phỏng, âm thanh bằng các công cụ phần mềm khác. Bước 5: Sử dụng Microsoft Power Point để tích hợp các nội dung trên vào các slide. Bước 6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide. Bước 7: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide. Bước 8: Viết thông tin giải thích cho mỗi slide. Bước 9: In các nội dung liên quan đến bài giảng. Bước 10: Trình diễn thử, chỉnh sửa và sử dụng. Tôi luôn lưu ý là nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong quá trình dạy học, cần sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học một cách tích cực để tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. 5. Sử dụng phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping thường xuyên giúp các em luyện gõ bàn phím thành thạo. Trong giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy ngoài việc hướng dẫn học sinh gõ bàn phím một cách đơn thuần còn nhiều bất cập, rất khó cho học sinh lớp 3, các em lúng túng, chậm chạp dẫn đến tiết dạy mất nhiều thời gian. Tôi đã hướng cho học sinh khi bắt đầu làm quen với với máy tính và muốn tập làm quen với cách gõ 10 ngón trên bàn phím, bạn phải tận dụng hết 10 ngón tay của mình để phối hợp với nhau trên bàn phím. Chính vì thế không cách nào khác hơn là luyện tập để các ngón tay hiểu nhau và không tranh giành vị trí với nhau. Đây là phần mềm được sử dụng trong sách giáo khoa và đưa vào thực hiện có hiệu quả cao do đó cần có các yêu cầu sau: Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, lên ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết và thực hành. Phương pháp chung để luyện tập gõ bàn phím là qui định vị trí (các phím) cho các ngón tay của học sinh mới tiếp cận với bàn phím cần phải tuân theo quy định sau: Bước 1: Đầu tiên phải giúp các em ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúc keyboard tổng quát. Thông qua bài học: “Tập gõ bàn phím” Bước 2: Ghi nhớ 8 vị trí đặt ngón tay quan trọng (quan trọng nhất) + Với bàn tay trái : Ngón út đặt lên phím A, ngón áp út đặt lên phím S, ngón giữa đặt lên phím D, ngón trỏ đặt lên phím có gai F. + Với bàn tay phải : Ngón trỏ đặt lên phím có gai J, ngón giữa đặt lên phím K, ngón áp út đặt lên phím L, ngón út đặt lên phím ; . Hai ngón cái bàn tay trái và bàn tay phải đặt ở phím cách. * Lưu ý trên hai phím F & J có một gờ nhỏ nổi lên để dễ đặt tay vào đúng vị trí ban đầu của hai ngón trỏ (còn gọi là hai phím có gai F & J). Hình sau mô tả cách đặt tay lên bàn phím: Khi thực hiện, ngón trỏ trái - Út trái và trỏ phải - Út phải không được phép đồng thời rời vị trí nhằm để định vị bàn phím cho các ngón khác. Ví dụ: Nếu ngón út phải rời vị trí thì ngón trỏ phải đặt hờ vào vị trí J và ngược lại. Giao diện màn hình luyện tập gõ bàn phím của phần mềm RapidTyping Tương tự như phần mềm Mario, RapidTyping cũng cung cấp lần lượt các mức độ khó dễ để dành cho người bắt đầu làm quen. Tương ứng với mỗi ký tự trên bàn phím, RapidTyping sẽ hiển thị cách thức để sử dụng ngón tay nào cho phù hợp và đặt tay sao cho hợp lý. Từ đây, các em có thể dần học được cách để sử dụng đồng thời cả 10 ngón tay để gõ phím. Sau khi hoàn tất 1 bài tập, RapidTyping sẽ hiển thị chi tiết khả năng gõ phím của bạn (tốc độ gõ, số lần gõ sai) và đánh giá trình độ của bạn là tốt, hoặc chỉ là mới bắt đầu. Để thay đổi mức độ khó của bài tập, các em chọn từ menu bên trái, sẽ bao gồm 3 cấp: Beginner (dành cho người bắt đầu), Intermediate (dành cho người đã dần làm quen) và Expert (dành cho ai đã thành thạo). Tùy thuộc vào cấp độ của mình, các em có thể thử sức xem tốc độ gõ phím của mình đang đạt đến mức nào. Với cách gõ như trên và vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản (Word): Học sinh ứng dụng vào các môn học khác như tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học có hiệu quả cao nhất. Tính mới của cách gõ bàn phím theo phần mềm RapidTyping ở chỗ là: - Giao diện của RapidTyping đơn giản, dễ sử dụng. Ngoài ra khi các em tiến hành tập gõ thì phần mềm có hình ảnh hai bàn tay trái và phải đặt ngay tại bàn phím, khi gõ phím nào thì ngón táy ấy tự vươn ra gõ phím đó. Điều này giúp các em mới tiếp xúc với bàn phím có thể nhìn thấy và làm theo hướng dẫn gõ phím một cách dễ dàng, tránh trường hợp các em gõ ngón tay sai phím. - Một ưu điểm thứ hai của phần mềm RapidTyping là: Trên giao diện luyện tập gõ của phần mềm, hình ảnh của bàn phím được hiện ra trực tiếp, giúp các em có thể vừa luyện gõ, vừa nhớ vị trí các phím trên bàn phím dễ dàng. IV. Khả năng áp dụng: Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn tin học của nhà trường. Trong năm học vừa qua tôi đã vận dụng vào đối tượng học sinh lớp 3 là lớp mới bước đầu tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng tôi thấy có hiệu quả. Cơ bản học sinh trong khối đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành môn học trong nhà trường. Sáng kiến này có thể áp dụng tại trường Tiểu học Tiền Phong A. Đối tượng áp dụng là các lớp khối 3, 4, 5 đặc biệt là học sinh khối 3, đồng thời có thể áp dụng được cho tất các lớp ở khối 3 trong các trường tiểu học. Với các giải pháp trên thì học sinh có khả năng thực hành khá tốt, đồng thời vận dụng vào học tích hợp các môn học khác đạt hiệu quả cao. 1. Kết quả: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, tôi nhận thấy: Học sinh tự tin hơn, tiết học sôi động hơn, trong quá trình học các em đã biết vận dụng lý thuyết vào thực hành, biết sử dụng các phần mềm học tập giúp các em luyện gõ bàn phím nhanh và chính xác, ngoài ra các em còn được sử dụng thêm một số phần mềm học tập do giáo viên tự xây dựng, các ứng dụng tạo bài tập trực tuyến trên Quizizz,... đều là những phần mềm miễn phí, không chỉ giúp các em gõ bàn phím một cách nhanh chóng hơn, mà thao tác sử dụng chuột của các em cũng đúng và nhanh hơn rất nhiều, giúp cho các em phát triển tư duy để hoàn thành bài thực hành với thời gian nhanh hơn, giúp các em tham gia các hội thi Trạng nguyên Tiếng Việt, thi đấu trường toán học Vioedu, thi tin học trẻ các cấp... nhanh và chất lượng các hội thi cao hơn. Sau một thời gian thực hiện, theo nhận định của tôi học sinh có sự chuyển biến biểu hiện cụ thể qua các đợt khảo sát trong năm như sau: Mức độ thao tác Thời điểm khảo sát Thao tác nhanh, đúng Thao tác đúng Thao tác chậm Chưa biết thao tác Đầu năm TSHS TS % TS % TS % TS % 256 28 10.93 95 37.10 101 39.45 32 12.5 Giữa học kì I 256 58 22.6 97 37.89 81 31.7 20 7.81 Cuối học kì I 256 76 29.68 109 42.57 65 25.39 6 2.34 Giữa học kì II 256 128 50 118 46.09 10 3.91 0 0 Từ bảng kết quả trên cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến vào việc dạy học Tin học lớp 3 đã trình bày ở trên đã giúp cô và trò: + Đổi mới phương pháp dạy và học môn Tin học lớp 3. + Các em học sinh thêm yêu thích môn học Tin học, giúp các em tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. + Cải thiện chất lượng giảng dạy đối với môn học Tin học lớp 3. 2. Phạm vi áp dụng: 2.1. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: Trong đơn vị trường tiểu học Tiền Phong A trong năm qua đã áp dụng sáng kiến mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Tỷ lệ học sinh lớp 3 biết thực hành thao tác trên máy nhanh, đúng chiếm tỷ lệ 50%, dự kiến số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành nội dung học tập của môn học là 95% trở lên. 2.2. Nhận định về tầm ảnh hưởng của giải pháp: Theo bản thân tôi thì các trường Tiểu học khác trong huyện có thể áp dụng được sáng kiến này. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Sau khi lựa chọn một số giải pháp đã nêu trên vào dạy học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó từ đó các em vận dụng vào thực hành các bài thực hành nhanh hơn và chính xác hơn. - Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin thao tác thực hành trên máy tính nhanh hơn. - Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học Tin học tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn Tin học. II. Khuyến nghị: Qua kinh nghiệm này, tôi hy vọng Ban giám hiệu, Phòng giáo dục ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa và đầu tư trang, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo cho học sinh. Giáo viên Tin học cần hơn các môn học khác về các kỳ bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề để học hỏi, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp và các chuyên viên. Quan trọng hơn là sự trang bị thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng của chuyên môn như: máy chiếu projecter, phòng máy với đầy đủ máy tính cho mỗi học sinh thực hành. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của đồng nghiệp. Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí trong hội đồng nhà trường và các em học sinh của trường đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. III. Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm này là trí tuệ và tâm huyết của cá nhân tôi, không có sự sao chép của bất kì sáng kiến nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của BGH nhà trường Mê Linh, ngày 10 tháng 4 năm 2024 Người viết Lưu Thị Dung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Tin học 3 Tác giả: Quách Tất Kiên (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Thị Quỳnh Anh (đồng chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức – Lê Tấn Hồng Hải – Trịnh Thanh Hải – Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Nguyễn Thị Hồng Nhung. NXB giáo dục Việt Nam. 2. SGV Tin học 3. Tác giả: Quách Tất Kiên (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Thị Quỳnh Anh (đồng chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức – Lê Tấn Hồng Hải – Trịnh Thanh Hải – Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Nguyễn Thị Hồng Nhung. NXB giáo dục Việt Nam. 3. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm trên mạng Internet.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_h.docx