Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3

Môn tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính…. Mặc khác, ứng dụng CNTT còn giúp học sinh nhận biết thế giới xung quanh, giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để giúp học sinh hứng thú trong học tập, vui chơi và vận dụng sự hiểu biết cũng như khả năng của học sinh vào hoạt động hằng ngày. Điều này khiến tôi suy nghĩ, tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp như: Soạn và sử dụng giáo án điện tử, sưu tầm các trò chơi điện tử thích hợp nhằm thu hút học sinh tham gia vào hoạt động một cách tích cực và thoải mái. Với mục tiêu tổng quát giúp học sinh học tốt, hứng thú tìm hiểu, khám phá môn tin học cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới học sinh, để tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.

Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm có thể ứng dụng tốt cho các môn học khác ở trường như:

- Phần mềm soạn thảo văn bản: học sinh ứng dụng từ môn tập làm văn để trình bày văn bản. Học sinh có thể lưu lại được những bài văn hay của mình trên máy.

- Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng học trong môn Mỹ thuật. Hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ tranh, học sinh có thể vẽ, tô màu, thay đổi màu sắc cho hợp lý làm nháp cho việc vẽ ra giấy.

- Phần mềm học Toán, tiếng Anh trong chương trình ở lớp 3 được phân bố chương trình để học sinh vừa học vừa chơi. Điều này giúp học sinh rèn luyện óc tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập của mình.

doc 31 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy môn Tin học lớp 3
là tạo sự thi đua giữa các học sinh, giữa các nhóm. Điều đó đã:
Thúc đẩy động cơ học tập: Trong quá trình tiếp thu cái mới, học sinh sẽ đạt được kết quả học tập cao nếu các em có động cơ học tập. Động cơ học tập có được khi các em cảm thấy được sự hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của chính mình. Do vậy, tôi đã sử dụng các tình huống thách đố, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp trình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập. Để giúp các em cảm nhận được sự tiến bộ trong học tập, tôi cũng đề ra những mục tiêu học tập vừa sức với mỗi nhóm học sinh. Ngoài ra, tôi có khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành không nên tạo cho các em tâm lý sợ mắc lỗi trong thực hành. Vì môn Tin học là môn mà mỗi khi làm sai ta lại học thêm một cái mới.
Phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của học sinh: Ngoài cách thúc đẩy động cơ học tập, tôi luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của các em hơn.
Tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập sử dụng máy tính: Nhằm tạo cho học sinh một môi trường thực hành thuận lợi nhất, giáo viên cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng máy tính để thực hành có hiệu quả. Để làm tốt việc này, cần phát huy các hoạt động cặp và nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực. 
Trong quá trình thực hành, tôi cho học sinh thi đua thực hành giữa các nhóm máy trên cơ sở đó khen ngợi những nhóm làm tốt, động viên những nhóm làm chưa tốt. Đặc biệt tôi luôn luôn chú ý là học sinh nào cũng phải thực hành. Nếu nhóm nào mà có học sinh chưa thực hành thì tôi nhắc nhở.
Ví dụ: Tôi giao bài tập theo nhóm, mỗi nhóm có thể từ 2 đến 5 em, các em một số đề tài:
- Trang trí một mẫu nhãn vở để sử dụng trong trường em. 
- Vẽ sơ đồ chỗ ngồi của lớp mình cho cô giáo chủ nhiệm
- Sưu tầm một số ca dao, tục ngữ liên quan đến học sinh có kèm tranh minh hoạ
- Xây dựng cho nhóm của mình một tủ tài liệu.
Sau đó tôi có kiểm tra xem học sinh hay nhóm học sinh làm được đến đâu, so sánh, đánh giá mức độ hoàn thành. Trên cơ sở đó khen ngợi sự sáng tạo của học sinh. 
Tôi cũng tích cực trong việc sửa lỗi cho học sinh trong quá trình thực hành. Ví dụ: Một số lỗi mà học sinh hay mắc phải:
- Tư thế ngồi của học sinh
- Trong khi cầm chuột một số học sinh vẫn cầm bằng tay trái hay đặt tay không đúng.
- Với phần mềm soạn thảo văn bản: học sinh nhầm giữa hai phím Delete và Backspace. 
- Nhiều học sinh gõ không đúng bằng mười ngón tay do bàn phím rộng mà tay các em nhỏ. Giáo viên cần kiên trì sửa, hướng dẫn cho học sinh để học sinh có kỹ năng gõ mười ngón.
- Khi học sinh học các phần mềm có nhiều biểu tượng khó thì tôi cũng giải thích cặn kẽ bằng việc cho học sinh miêu tả lại biểu tượng đó.
5. Sưu tầm, sử dụng những phần mềm, hình ảnh, tư liệu có hiệu quả liên quan đến tiết học.
Mục tiêu: Học sinh được quan sát những hình ảnh, video không có sẵn trong sách giáo khoa sẽ hứng thú hơn và được mở rộng thêm kiến thức.
Cách thực hiện: 
- Sưu tầm và để vào thư mục học tập ngoài màn hình.
- Trong thư mục học tập lưu trữ các hình ảnh, bài mẫu, video... cần thiết khi học sinh làm bài thực hành mà không mất thời gian đi sao chép dữ liệu.
- Tăng sưu tầm và sử dụng có hiệu quả tư liệu có liên quan tới tiết học:
Ví dụ: + Khi dạy bài các loại thông tin cơ bản. Tôi cho học sinh quan sát thêm những thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về các loại thông tin để có thể phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản. Từ đó học sinh hiểu bài sâu hơn.
	+ Khi dạy bài vẽ đường cong. Tôi sưu tầm thêm một số tranh có sử dụng công cụ đường cong và các công cụ đã học trong phần mềm paint của các bạn học sinh khác trong và ngoài trường để học sinh có thể tham khảo từ đó biết sáng tạo cho bài vẽ của mình đẹp hơn, sinh động hơn.
- Cung cấp thêm cho học sinh những phần mềm có liên quan tới nội dung bài học. 
Ví dụ: + Khi thực hành bài Tập gõ với phần mềm Mario học sinh có thể luyện gõ trên Mario hoặc trên phần mềm gõ Typing.
	+ Khi thực hành phần mềm Học toán với phần mềm cùng học toán 3 thì học sinh có thể thực hành thêm phần mềm Violympic.
Ví dụ: Để quản lý học sinh trong phòng máy, tôi sử dụng phần mềm Netop School có hiệu quả. Khi sử dụng phần mềm, tôi điều kiển được tất cả các máy tính trong phòng máy, HS quan sát bài dạy trên chính màn hình của mình, tránh trường hợp HS ngồi cuối lớp quan sát màn hình máy chiếu khó khăn do mờ.
Phần mềm Netop School 
Học sinh lớp 3C học bài qua phần mềm Netop School
6. Tổ chức thêm các hoạt đông học tập bằng hình thức trò chơi để thu hút học sinh cùng tham gia.
Mục tiêu: Học sinh tham gia nhiệt tình và đầy hứng thú khi học tập, tạo cho giờ học bớt căng thẳng.
Cách thực hiện: Các trò chơi sau có thể cho học sinh chơi trong giờ học lý thuyết hoặc giờ thực hành. Qua các trò chơi này học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài tốt hơn.
a. Trò chơi giải ô chữ tin học.
Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ lại các kiến thức liên quan đến bài học.
Chuẩn bị: Các ô chữ hàng dọc, hàng ngang liên quan tới tin học.
Ví dụ học bài Làm quen với máy tính, tôi có thể chuẩn bị các ô chữ như sau:
Cách tiến hành: Học sinh sẽ được gọi và trả lời các ô chữ hàng ngang. Nếu trả lời đúng thì ô chữ hàng ngang được mở ra. Và học sinh nào trả lời được ô chữ hàng dọc thì thắng cuộc.
b. Trò chơi hái hoa dân chủ
Mục tiêu: Học sinh được nhớ lại và biết thêm một số kiến thức liên quan đến môn Tin học.
Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan đến môn Tin học trong chương trình lớp 3.
Cách tiến hành: Học sinh sẽ xung phong trả lời các câu hỏi. Nếu học sinh trả lời đúng sẽ có phần thưởng là những tràng vỗ tay hoan hô của các bạn cùng lớp.
Ví dụ: Trong chương 5 - Em tập gõ bàn phím - Bài ôn tập, tôi sẽ tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ cho học sinh:
7. Chú ý đến nhận xét, đánh giá học sinh theo thông tư 30.
	- Tôi được phân công giảng dạy 18 lớp nên số lượng học sinh mà tôi cần đánh giá là quá nhiều. Như vậy, yêu cầu giáo viên cần có biện pháp và cách đánh giá học sinh phù hợp để đảm bảo chính xác.
	- Cách đánh giá:
	+ Mỗi tiết học đánh giá khoảng 7 – 10 học sinh.
	+ 1 tiết có 40 phút không đủ để viết chi tiết, giáo viên nhận xét học sinh rồi viết nhanh kí hiệu *, + , - ... vào sổ nhật kí. Cụ thể: 
* học sinh thực hành thao tác thành thạo, nhanh.
+ Nắm được các bước thực hành.
- Chưa nắm được các bước thực hành.
...
 Cuối tháng, tôi dựa vào sổ nhật kí, nhớ lại quá trình học của học sinh để ghi lời nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng. Cố gắng để mỗi học sinh được nhận xét đều đặn 2 tháng 1 lần. Học sinh nào có nhận xét giồng tháng trước tôi có thể viết: Như tháng trước. Học sinh cá biệt nên đánh dấu lại để theo dõi hàng tuần.
	+ Nhận xét bằng lời khéo léo: động viên, khen học sinh làm tốt, nhận xét thao tác chưa làm được, hay làm còn chậm, vẽ hình còn chưa đẹp để học sinh cố gắng trong các tiết sau.
Ví dụ: Trong bài “Vẽ đường cong”. giáo viên có thể nhận xét học sinh như sau:
+ Học sinh nào chưa biết vẽ thì nhắc nhở: “ Con chưa nắm được các bước thực hiện. Con cần chú ý nghe cô giảng để biết cách thực hiện nhé.”
+ Học sinh nào vẽ được, hình vẽ còn xấu thì nhắc nhở: “ Con thực hiện đúng thao tác rồi đấy. Con cần cố gắng luyện thao tác sử dụng chuột để vẽ đường cong đẹp hơn nhé.”
+ Học sinh nào vẽ đẹp, vẽ nhanh thì khen: “ Thao tác thực hiện của con rất nhanh, chính xác. Con vẽ rất đẹp. Cả lớp cùng khen bạn nào.”
+ Học sinh nào chỉ vẽ được đường cong 1 chiều, không vẽ được đường cong 2 chiều thì nhận xét: “ Con đã biết cách vẽ đường cong 1 chiều rồi. Con cần chú ý nghe cô giảng kĩ hơn để vẽ đường cong 2 chiều nhé”.
8. Có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Mục tiêu: Giúp cho giáo viên có trình độ, kiến thức, phương pháp dạy học phong phú để giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Cách thực hiện: 
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, tôi nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan đến ứng dụng CNTT vào trong trường học. Như : Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập các website như: www.google.com.vn, www.hanoiedu.vn, www.baigiangbachkim.vn ... để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. 
- Tham gia các buổi tập huấn về CNTT do trường, do huyện tổ chức. 
- Tích cực dự giờ, dự chuyên đề của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. 
- Bên cạnh tìm hiểu những kiến thức về Tin học, tôi cũng tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội trên các trang báo mạng, tạp chí, ... để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
IV. Giới thiệu giáo án điện tử
Sau đây, tôi xin giới thiệu một bài giảng điện tử môn Tin học lớp 3 mà tôi đã giảng dạy có hiệu quả.
Slide 1
 Slide 2 Slide 3
 Slide 4 Slide 5
 Slide 6 Slide 7
 Slide 8 Slide 9
 Slide 10 Slide 11
 Slide 12 Slide 13
 Slide 14 Slide 15
 Slide 16 Slide 17
V. Đánh giá kết quả thực hiện
Khi chưa thực hiện chuyên đề, trong quá trình dạy học lý thuyết và thực hành, kết quả thực trạng học tập môn Tin học Khối 3 được tổng hợp theo bảng 1 như sau:
Bảng 1. Kết quả thực trạng học môn Tin học trước khi thực hiện đề tài
Lớp
SS
HT
xuất sắc
HT tốt
Hoàn thành
Chưa HT
SL
%
Sl
%
SL
%
SL
%
3A
32
9
28,1
11
34,4
9
28,1
3
9,4
3B
36
12
33,3
12
33,3
10
27,8
2
5,6
3C
31
11
35,5
10
32,3
9
29,0
1
3,2
3D
38
23
60,5
15
39.5
0
0,00
0
0,00
3E
33
10
30,3
11
33,3
9
27,3
3
9,1
3G
29
10
34,5
9
31,0
9
31,0
1
3,5

Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, kết quả học tập môn Tin học khối 3 được tổng hợp theo bảng 3 như sau:
Bảng 2. Kết quả học môn Tin học khối 3 sau khi áp dụng đề tài
Lớp
SS
HT
xuất sắc
HT tốt
Hoàn thành
Chưa HT
SL
%
Sl
%
SL
%
SL
%
3A
32
9
28,1
11
34,4
11
34,4
1
3,1
3B
36
13
36,1
11
30,6
12
33,3
0
0,00
3C
31
12
38,7
9
29,0
10
32,3
0
0,00
3D
38
24
63,2
14
36,8
0
0,00
0
0,00
3E
33
10
30,3
11
33,3
11
33,3
1
3,1
3G
29
10
34,5
9
31,0
10
34,5
0
0,00

So sánh với bảng tổng hợp trước khi áp dụng chuyên đề (Bảng 1), kết quả học tập môn Tin học sau khi áp dụng chuyên đề (Bảng 2) cho thấy: tỷ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc tăng lên rõ rệt, số lượng các học sinh chưa hoàn thành tăng lên mức hoàn thành tương đối cao.. Ngoài ra, các em học sinh trong Khối đã có sự tiến bộ rõ về các thao tác, kỹ năng thực hành trên máy.
Qua việc giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi thấy học sinh trường tôi tuy không hoàn toàn là đã thuần thục với máy vi tính như các học sinh ở trường khác có điều kiện hơn về kinh tế, song đa số các em đã không còn bỡ ngỡ, rụt rè khi được sử dụng máy như ban đầu. Các em đã mạnh dạn, tự tin với việc sử dụng máy, 100% các cháu đều thực hành trên máy vi tính, trong đó 70% các em thuần thục với một số lệnh cơ bản.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, bản thân tôi nhận thấy mình đã được nâng cao về chuyên môn, đặc biệt là cách thức dạy và truyền đạt cho học sinh trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn. Từ việc ứng dụng trên, tôi không chỉ sử dụng cho riêng mình mà còn sao chép những tư liệu cho các em học sinh, để các em có máy vi tính có thể ứng dụng, thực hành và làm tư liệu về sau.
Việc giúp học sinh tiếp cận tin học và ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng học tập. Đối với giáo viên Tiểu học hiện nay, lượng công việc tương đối nhiều, nên chúng ta phải tìm biện pháp, phương pháp để kiểm soát tốt thời gian và lượng công việc của mình, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả và chất lượng dạy và học. Do đó, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết và thực tế đã cho thấy đem lại hiệu quả rất cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Bài học kinh nghiệm
- Tôi đã dành nhiều thời gian và công sức khi thực hiện đề tài này, trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được những bài học quý báu cho bản thân:
+ Tin học không ngừng phát triển, do đó bản thân tôi nhận thấy phải không ngừng học hỏi, tìm tòi cái mới, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn. Dự giờ thăm lớp, hội thảo phương pháp giảng dạy của các môn học khác lấy kinh nghiệm.
+ Cần lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng sáng tạo của mình. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về môn tin học.
+ Để hình thành được kĩ năng thực hành môn Tin học cho học sinh để đạt kết quả tốt học sinh thật sự không dễ dàng nên cần phải kiên nhẫn tránh gây căng thẳng cho học sinh.
+ Tích cực tham mưu với nhà trường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
 	+ Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
II. Những kiến nghị đề xuất sau khi thực hiện đề tài.
1. Đối với các cấp: Phòng giáo dục - Sở Giáo dục
Các ban ngành cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo nhiều sân chơi lành mạnh bổ ích để học sinh tham gia các cuộc thi về ứng dụng CNTT. Ngoài ra, nên tạo điều kiện cho học sinh được học 2 tiết/ 1 tuần theo đúng chuẩn kiến thức. Cần bổ sung thêm phòng máy tin học để giảm sự quá tải cho máy tính và các em học sinh được thực hành mỗi em 1 máy tính.
2. Đối với nhà trường
Nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc dạy và học. Đặt mua đầy đủ các tài liệu, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
Tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề về bộ môn Tin học. Trong năm học nên tổ chức cuộc thi “Tin học trẻ không chuyên” cho học sinh, cho giáo viên trong trường để có phần thưởng động viên đối với giáo viên và học sinh đạt kết quả tốt trong cuộc thi.
Cố gắng tạo điều kiện cho học sinh được học 2 tiết/ 1 tuần theo đúng chuẩn kiến thức Và sắp xếp thời khóa biểu 2 tiết liền để không mất thời gian ra vào lớp thì học sinh sẽ được thực hành nhiều hơn.
3. Đối với phụ huynh học sinh
Phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Ngoài những môn học cơ bản, gia đình nên nhắc nhở các em học tập các môn năng khiếu, tự chọn để các em có ý thức phấn đấu hơn nữa. 
III. Lời kết
Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu, tôi đã có những thành công đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học lớp 3. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy Tin học khối 3. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến một số hạn chế nhất định. Rất mong được sự bổ sung và góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Cùng học Tin học - Quyển 1.
Sách giáo viên Cùng học Tin học - Quyển 1
Một số tài liệu liên quan đến công tác giảng dạy bộ môn Tin học trong trong trường tiểu học.
Một số quyển Tạp chí giáo dục.
Một số tài liệu liên quan đến các phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc