Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hầu hết mọi người đều sử dụng những ứng dụng của tin học để giải quyết các công việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó, soạn thảo văn bản là một trong những ứng dụng không thể thiếu trong công việc hằng ngày và khi soạn thảo thì ta còn phải đòi hỏi kết quả thu được phải là một sản phẩm chính xác, đúng quy cách được trình bày đẹp mắt và thu hút. Với ý nghĩ đó, tôi mong muốn học sinh của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ được rèn luyện các kỹ năng liên quan đến định dạng trang văn bản.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em chưa có kỹ năng định dạng trang văn bản do các em chưa nhận biết các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản, chưa nắm vững các bước thực hiện. Trang văn bản được các em định dạng đơn điệu, hình thức giống mẫu do giáo viên đưa ra. Có rất nhiều kiểu đường viền nhưng các em vẫn chọn giống hệt nhau, bảng màu nền thì rất đa dạng nhưng các em chọn màu chưa phù hợp hoặc là vẫn giữ nền trắng. Có những văn bản cần chọn hướng giấy ngang sẽ phù hợp hơn nhưng các em vẫn giữ giấy đứng. Để giúp học sinh định dạng trang văn bản đúng cách, đẹp mắt hơn tôi đã trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi để khắc phục những hạn chế nêu trên. Vì thế tôi đã mạnh dạn đề ra“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản

PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BÌNH MINH TRƯỜNG TH: NGUYỄN VĂN TRỖI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2022 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY NĂM HỌC 2021-2022 1. Thông tin sơ lược - Họ và tên giáo viên: Nguyễn Ngọc Ẩn - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi - Nhiệm vụ được giao: Giáo viên Tin học - Tên biện pháp: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản”. 2. Nội dung biện pháp a. Tóm tắt biện pháp Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hầu hết mọi người đều sử dụng những ứng dụng của tin học để giải quyết các công việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó, soạn thảo văn bản là một trong những ứng dụng không thể thiếu trong công việc hằng ngày và khi soạn thảo thì ta còn phải đòi hỏi kết quả thu được phải là một sản phẩm chính xác, đúng quy cách được trình bày đẹp mắt và thu hút. Với ý nghĩ đó, tôi mong muốn học sinh của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ được rèn luyện các kỹ năng liên quan đến định dạng trang văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em chưa có kỹ năng định dạng trang văn bản do các em chưa nhận biết các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản, chưa nắm vững các bước thực hiện. Trang văn bản được các em định dạng đơn điệu, hình thức giống mẫu do giáo viên đưa ra. Có rất nhiều kiểu đường viền nhưng các em vẫn chọn giống hệt nhau, bảng màu nền thì rất đa dạng nhưng các em chọn màu chưa phù hợp hoặc là vẫn giữ nền trắng. Có những văn bản cần chọn hướng giấy ngang sẽ phù hợp hơn nhưng các em vẫn giữ giấy đứng. Để giúp học sinh định dạng trang văn bản đúng cách, đẹp mắt hơn tôi đã trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi để khắc phục những hạn chế nêu trên. Vì thế tôi đã mạnh dạn đề ra “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản”. Việc giảng dạy định dạng trang văn bản cho học sinh có một số ưu điểm và nhược điểm như sau: * Ưu điểm: Định dạng trang văn bản làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn và thu hút người xem. Làm cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng. Người đọc nhìn vào văn bản cảm tình, dễ đọc hiểu nội dung và ấn tượng hơn với nội dung được đề cập. * Nhược điểm: Đa số các em chưa nhận biết các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản. Học sinh biết cách soạn thảo văn bản nhưng chưa nắm vững các bước định dạng trang văn bản. Sản phẩm trình bày chưa có sự sáng tạo, chưa tạo được sự thẩm mỹ, nét riêng của mình. Không khí lớp học chưa sinh động, học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chưa tương tác tốt với thầy cô và bạn bè. Ngay từ đầu HKII năm học 2021 – 2022, sau khi tôi nhận thấy hiệu quả giảng dạy phần định dạng trang văn bản chưa cao nên tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối lớp 5 của trường thông qua bài kiểm tra và qua đánh giá thường xuyên thu được kết quả như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đầu HKII: Nội dung Số HS Tỉ lệ Nhận biết các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản 30/107 28% Định dạng trang văn bản đẹp, sinh động 21/107 19,6% Định dạng được trang văn bản theo mẫu 50/107 46,7% Chưa định dạng được trang văn bản 36/107 33,6% Tích cực tham gia các hoạt động học tập 38/107 35,5% Từ những thực trạng nêu trên để giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức để thực hiện các bài thực hành một cách khoa học và đẹp mắt, nâng cao kỹ năng định dạng trang văn bản tôi đã thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp thứ nhất: Giúp học sinh nhận biết được các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản. Ngay từ khi bắt đầu vào nội dung bài học giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết được các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản. Giáo viên chiếu cho học sinh xem hai văn bản có cùng nội dung, trong đó một văn bản chưa được định dạng trang và một văn bản đã được định dạng trang. Đồng thời yêu cầu học sinh nhận xét gì về phần trình bày của hai văn bản này. Em chọn cách trình bày nào và tại sao? Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm câu trả lời. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Qua hoạt động trên học sinh hình thành nhu cầu cần định dạng trang văn bản và biết được một số công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản gồm: Tạo đường viền cho văn bản; Thay đổi màu nền cho trang văn bản; Thay đổi hướng trang giấy; Thay đổi kích cỡ trang giấy. Giải pháp thứ hai: Giúp học sinh biết được các nút lệnh định dạng trang văn bản trên thanh công cụ. Để trình bày trang văn bản nhanh và đẹp đòi hỏi học sinh phải nắm vững từng nút lệnh và tác dụng của các nút lệnh đó. Giáo viên mở trang văn bản, chọn thẻ Page Layout, lần lượt chỉ vào 4 nút lệnh dùng để định dạng trang văn bản yêu cầu học sinh quan sát và nêu tác dụng của các nút lệnh đó. Từ đó các em nắm chắc kiến thức lý thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. HS nhận biết các nút lệnh định dạng trang văn bản gồm: Tạo đường viền cho văn bản Thay đổi hướng trang giấy Thay đổi màu nền cho trang văn bản Thay đổi kích cỡ trang giấy Giải pháp thứ ba: Giúp học sinh nắm vững các bước thực hiện định dạng trang văn bản. Để giúp HS thực hành tốt thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm rõ các bước thực hiện trong các công việc định dạng trang văn bản. Giáo viên đưa ra các bước hướng dẫn thực hiện đồng thời chiếu hình ảnh minh họa cho các thao tác đó yêu cầu học sinh đọc, quan sát và làm theo. Việc dạy học trực quan bằng hình ảnh giúp học sinh có thể thao tác nhanh các bước thực hành. Các bước thực hành định dạng trang văn bản được thực hiện như sau: * Tạo đường viền cho văn bản + Bước 1: Chọn thẻ Page Layout. + Bước 2: Chọn nút lệnh Page Borders. + Bước 3: Chọn kiểu đường viền trong hộp thoại Borders and Shading rồi nhấn OK. Giáo viên lưu ý học sinh khi chọn kiểu đường viền các em có thể kết hợp chọn màu và độ dày cho kiểu đường viền. Ngoài các kiểu đường viền trong nhóm Style học sinh còn có thể chọn mục Art để có sự lựa chọn đa dạng hơn về kiểu đường viền. * Thay đổi màu nền của trang văn bản + Bước 1: Chọn thẻ Page Layout. + Bước 2: Chọn nút lệnh Page Color. + Bước 3: Chọn 1 màu bất kỳ trong bảng màu. Yếu tố gây ấn tượng đối với người đọc khi nhìn vào trang văn bản không thể không kể đến màu sắc của trang. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh khi chọn màu nền cho trang văn bản cần lựa chọn màu tương phản với màu chữ trong văn bản. Việc chọn màu tương phản sẽ giúp người xem dễ đọc nội dung và trang văn bản của em sẽ hài hòa hơn. * Thay đổi hướng trang giấy + Bước 1: Chọn thẻ Page Layout + Bước 2: Chọn nút lệnh Orientation. + Bước 3: Chọn 1 trong 2 kiểu hướng giấy: Portrait: Hướng giấy theo chiều dọc Landscape: Hướng giấy theo chiều ngang Giáo viên hướng dẫn học sinh tùy vào mục đích sử dụng thì các em có thể chọn hướng trang giấy cho phù hợp và mặc định trang giấy là hướng theo chiều dọc. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số loại văn bản mà em thấy được trình bày theo chiều dọc và văn bản được trình bày theo chiều ngang. Từ đó, HS tự hình thành được ý thức lựa chọn kiểu trang giấy phù hợp cho từng loại văn bản. * Thay đổi kích cỡ trang giấy + Bước 1: Chọn thẻ Page Layout + Bước 2: Chọn nút lệnh Size + Bước 3: Chọn 1 cỡ giấy trong danh sách. Giáo viên giới thiệu một số loại cỡ giấy thường thấy. Thông thường khi soạn thảo văn bản ta chọn giấy cỡ Letter và cỡ giấy A4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức thực hành theo nhóm đôi - Do số lượng máy trong phòng còn hạn chế (2 HS/máy) nên tôi tổ chức cho một em có học lực tốt sẽ kèm một em học kém hơn. Như vậy học sinh có thể trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và hỗ trợ khi cần. Phát hiện các nhóm thực hành không hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh, tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm đôi bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã được học. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho thành viên còn lại sẽ hỗ trợ cho bạn hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. Giải pháp thứ năm: Tổ chức trò chơi “Em là nhà thiết kế” Để học sinh hứng thú, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động học tập tôi đã tổ chức trò chơi “Em là nhà thiết kế” nhằm thay đổi hình thức học tập, giúp HS giảm căng thẳng, đồng thời tạo không khí vui tươi cho lớp học. Trong trò chơi này mỗi nhóm sẽ thiết kế 1 menu hoặc biển quảng cáo cho một cửa hàng bất kì để giới thiệu về các loại mặt hàng mà họ đang buôn bán. Sau đó đại diện các nhóm sẽ giới thiệu trước lớp, HS trong lớp sẽ bình chọn sản phẩm được trình bày đẹp và có tính sáng tạo dựa trên các tiêu chí mà giáo viên đã đề ra. b. Tính mới Tính mới của biện pháp mà tôi đã đề ra được thể hiện ở giải pháp thứ năm. Thông qua trò chơi “Em là nhà thiết kế” học sinh được phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo, óc thẩm mỹ, năng khiếu mỹ thuật của bản thân và tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời giúp HS biết ứng dụng việc định dạng trang văn bản phục vụ cho đời sống hàng ngày, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: thiết kế các mẫu bìa; thiết kế trang giới thiệu sách; thiết kế các menu thực đơn của các hàng quán, cửa hàng, c. Hiệu quả mang lại - Biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5; - Về năng suất: nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy; Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy các em đã nhận biết được các công việc cần thực hiện khi định dạng trang văn bản. Trang văn bản sau khi được định dạng của các em có sự sáng tạo, đa dạng hơn về kiểu đường viền và màu nền ít trùng lặp giữa các HS với nhau. Sản phẩm thu được có nhiều nét thẩm mỹ và thu hút người xem hơn. HS tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động học tập, học sinh học tập nghiêm túc. Từ những kết quả đó tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh từng bước được nâng lên rõ rệt. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Dưới đây là bảng thống kê so sánh về chất lượng đã đạt được ở đầu HKII và cuối năm học vừa qua. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát cuối năm Nội dung Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Tỉ lệ tăng, giảm Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Nhận biết các công việc cần thực hiện trong định dạng trang văn bản 30/107 28% 98/107 91,6% Tăng 63,6% Định dạng trang văn bản đẹp, sinh động 21/107 19,6% 75/107 70,1% Tăng 50,5% Định dạng được trang văn bản theo mẫu 50/107 46,7% 32/107 29,9% Giảm 16,8% Chưa định dạng được trang văn bản 36/107 33,6% 0/107 0 % Giảm 33,6% Tích cực tham gia các hoạt động học tập 38/107 35,5% 81/107 75,7% Tăng 40,2% - Về lợi ích xã hội: Phụ huynh cũng hài lòng hơn về kết quả học tập của con em mình. Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giảng dạy. d. Phạm vi áp dụng Qua quá trình thực hiện SKKN này tôi nhận thấy các biện pháp nêu trên đã được áp dụng không chỉ có hiệu quả đối với khối lớp 5 của trường mà còn có hiệu quả với HS ở các trường bạn. Trong những lần sinh hoạt chuyên môn khi tôi chia sẻ ở tổ Tin học đã được các bạn đồng nghiệp vận dụng đạt hiệu quả. HS hứng thú tham gia các hoạt động học tập, chất lượng học tập của HS được nâng lên rõ rệt. 3. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết những biện pháp được nêu ở trên là hoàn toàn không sao chép hay vi phạm bản quyền. Nếu vi phạm bản quyền tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO Nguyễn Ngọc Ẩn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_n.doc