Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy môn Tin học bậc THCS
SKKN tập trung nghiên cứu các giải phải pháp với mục đích sau:
Nâng cao sự hấp dẫn và tương tác của giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại sự phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực hơn thông qua các hoạt động tương tác, trò chơi giáo dục và các tài liệu đa phương tiện.
Sự tích hợp kiến thức với thực tiễn: Công nghệ thông tin không chỉ là một công cụ hỗ trợ giảng dạy mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy môn Tin học giúp học sinh kết nối kiến thức với thực tiễn, giúp học sinh thấy được ứng dụng thực tế của những gì các em học được.
Tăng cường sự linh hoạt và tiện lợi trong quá trình dạy và học: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp tạo ra môi trường học tập linh hoạt và tiện lợi, cho phép học sinh có thể học ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, từ việc truy cập vào các tài liệu trực tuyến, tham gia các hoạt động trực tuyến và tương tác với giáo viên và bạn bè qua internet.
Đổi mới phương pháp giảng dạy: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh mà còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra các trải nghiệm học tập mới mẻ và thú vị, giúp tăng cường sự hấp dẫn và hiệu quả của quá trình giảng dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy môn Tin học bậc THCS

khi giáo viên cần tạo một bài thuyết trình trong giảng dạy nhờ vào công cụ chat GPT, có thể thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: xác định nội dung và mục tiêu của bài dạy Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung chính và mục tiêu của bài thuyết trình. Điều này bao gồm việc xác định chủ đề, các điểm chính cần trình bày, và mục đích giáo dục của bài thuyết trình. + Bước 2: chuẩn bị câu hỏi và ý tưởng Sau khi xác định nội dung, giáo viên có thể chuẩn bị các câu hỏi và ý tưởng cần trình bày trong bài thuyết trình. Các câu hỏi và ý tưởng này sẽ hỗ trợ việc tạo ra các đoạn văn bản và nội dung cụ thể từ chat GPT. Ví dụ: Bài thuyết trình có mấy phần, sườn nội dung là gì? Hoặc giáo viên đưa ra các câu hỏi chi tiết của bản thuyết trình. + Bước 4: truy cập vào công cụ chat GPT: Giáo viên truy cập vào công cụ chat GPT hoặc các nền tảng hỗ trợ sử dụng công nghệ này, như OpenAI's GPT-3 API. Sau đó, họ nhập các câu hỏi hoặc ý tưởng của mình vào giao diện chat để bắt đầu tạo ra nội dung cho bài thuyết trình. Giáo viên bắt đầu giao tiếp với chat GPT bằng cách nhập các câu hỏi hoặc ý tưởng cụ thể. Các câu hỏi có thể liên quan đến các chủ đề, các ví dụ minh họa, hoặc các điểm chính cần trình bày trong bài thuyết trình. Chat GPT sẽ tự động phản hồi và tạo ra các đoạn văn bản dựa trên các câu hỏi và ý tưởng mà giáo viên đã cung cấp. Nội dung này có thể bao gồm các giải thích, ví dụ, thông tin chi tiết và hình ảnh minh họa để hỗ trợ việc trình bày. + Bước 5 : kiểm tra, sửa chữa Sau khi nhận được nội dung từ chat GPT, giáo viên cần kiểm tra và sửa chữa nếu cần thiết để đảm bảo rằng nội dung phản ánh đúng ý của mình và phù hợp với mục tiêu giáo dục của bài thuyết trình. + Bước 6: Trình bày bài thuyết trình: Cuối cùng, giáo viên tích hợp nội dung được tạo ra từ chat GPT vào bài thuyết trình của mình. Họ có thể sử dụng các công cụ trình diễn thuyết trình, như PowerPoint hoặc Google Slides, để trình bày nội dung một cách chuyên nghiệp và hấp dẫn. - Nội dung đã thực hiện: Dựa vào công cụ chat GPT tôi đã tạo được nhiều bài giảng, lên ý tưởng cho bài giảng, bài thuyết trình, ứng dụng trong việc dạy học cũng như hỗ trợ trong công tác tổ chức lớp rất hiệu quả. Đặc biệt chat GPT hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình tạo ra các ví dụ minh họa cho môn Tin học. Phần mà tôi tâm đắc nhất đó là GPT gợi ý các bước lập trình một bài tập trong ngôn ngữ lập trình kéo thả scratch, hay một ví dụ cụ thể của ngôn ngữ lập trình C++ cũng như tìm kiếm tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ với mức độ từ dễ đến khó.(Minh họa ở phần phụ lục giải pháp 4) 4. Hiệu quả SKKN: 4.1. Hiệu quả giải pháp 1-Xây dựng kênh youtube để đăng tải các video dạy học, ôn tập: - Sau 4 năm xây dựng kênh youtube tôi nhận thấy hiệu quả như sau: + Khi giáo viên xây dựng kênh youtube để đăng tải video dạy học giúp học sinh có thể tiếp cận các tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi, chủ động việc học và theo tốc độ của mình. Việc học qua video có thể giúp học sinh hiểu bài một cách trực quan và sinh động hơn, từ đó tăng cường hiệu quả học tập. + Các video bài giảng và ôn tập được tạo ra một cách sáng tạo và thú vị có thể tạo ra sự hứng thú và ham muốn học tập từ phía học sinh. Các em học sinh có thể xem đi xem lại nhiều lần nếu muốn ôn tập hoặc học tập thật kỹ. Các em học sinh đã tỏ ra rất hào hứng trong việc ôn tập và học qua video. + Trong quá trình thực hiện giáo viên liên tục đánh giá hiệu quả của các video dựa trên lượt xem, tương tác, và phản hồi từ phía người xem. Theo dõi xu hướng và phản hồi từ cộng đồng học tập để điều chỉnh nội dung và cải thiện chất lượng các video tiếp theo. Do đó mà kênh càng ngày càng được các em học sinh yêu thích. 4.2. Hiệu quả giải pháp 2-Xây dựng kho tư liệu học tập môn Tin học đăng tải lên website nhà trường: - Sau một thời gian tạo kho tư liệu học tập trên website nhà trường thì kho tư liệu ngày càng được các giáo viên, học sinh và phụ huynh biết đến và tôi nhận thấy hiệu quả như sau: + Kho học liệu và tư liệu trên website nhà trường không chỉ là một nguồn tài nguyên cho học sinh và giáo viên mà còn là một nền tảng để thúc đẩy sự phát triển và chia sẻ kiến thức trong cộng đồng giáo dục. Các giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu giảng dạy của mình, từ đó tạo ra một môi trường học tập chia sẻ và hợp tác. + Việc đăng tải tài liệu và tư liệu giáo dục trên website nhà trường giúp tăng cường tính minh bạch và công khai của quá trình giáo dục. Gia đình và cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận và theo dõi các hoạt động giáo dục của nhà trường, từ đó tạo ra sự tin tưởng và ủng hộ từ phía cộng đồng. + Tài liệu được đăng tải lên kho tư liệu giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh rất nhiều trong công tác giảng dạy và học tập ở trường cũng như ở nhà. Những nội dung giáo viên hướng dẫn bằng hình ảnh có mầu mà tài liệu không có màu thì nội dung hướng dẫn trên kho tư liệu giúp ích cho học sinh rất nhiều. Ví dụ: các chương trình ngôn ngữ lập trình kéo thả Scratch mẫu là các khối có màu. Khi đó học sinh quan sát bài mẫu có màu sắc sẽ thực hành tốt hơn nhiều so với tài liệu photo đen trắng. 4.3. Hiệu quả giải pháp 3-Thành lập câu lạc bộ yêu thích Tin học: Sau hơn 10 năm tổ chức câu lạc bộ yêu thích môn Tin học trong trường học tôi nhận thấy hiệu quả như sau: + Câu lạc bộ nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của học sinh cũng như các phụ huynh khi biết đến mục đích của câu lạc bộ Tin học. + Các con học sinh đăng ký câu lạc bộ Tin học là những học sinh có nền tảng kiến thức về Tin học khá tốt và đam mê môn Tin học vì vậy mà các hoạt động của câu lạc bộ các em tham gia rất nhiệt tình, đầy đủ. + Các học sinh khối 6, 7 sau thời gian tham gia câu lạc bộ đã biết tạo những bài thuyết trình bằng Microsoft Powerpoint, Canva rất đẹp sinh động và ngày càng chuyên nghiệp. Giúp các em học sinh tạo các bài thuyết trình trên lớp ngày càng tự tin, bài thuyết trình trở lên hấp dẫn hơn. + Các học sinh khối 8 tham gia câu lạc bộ Tin học từ lớp 7 đã được làm quen với ngôn ngữ lập trình C++ và giải quyết các bài toán thực tế trong sách giáo khoa cũng như các thuật toán phức tạp đáp ứng được các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Nhiều em học sinh đã đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, được tiếp tục ôn tập trong đội tuyển học sinh giỏi để đi thi cấp huyện và giành được nhiều giải thưởng. Cao nhất là học sinh đạt giải nhì cấp Thành phố môn Tin. Năm học 2021-2022 có 3 em học sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp huyện môn Tin học lớp 9. 4.4. Hiệu quả giải pháp 4- Sử dụng chat GPT trong tạo giáo án, bài giảng, tư liệu học tập nhanh và hiệu quả: - Sau một thời gian tìm hiểu và ứng dụng chat GPT trong việc dạy học tôi nhận thấy: + Tuy mới ra đời từ cuối năm 2022 bởi OpenAI, và từ đó, phần mềm đã không ngừng phát triển và thu hút sự quan tâm của người dùng trên toàn cầu. Đây không chỉ là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ, mà còn là minh chứng cho sự thay đổi cách chúng ta giao tiếp và tương tác với máy móc. ChatGPT đã phá vỡ rất nhiều ranh giới và đặt ra nhiều câu hỏi mới về tương lai của AI và ảnh hưởng của nó đối với xã hội nói chung và với ngành giáo dục nói riêng. + Việc ứng dụng chat GPT đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc dạy học và công tác chủ nhiệm lớp. Tôi cảm thấy việc tìm kiếm hoặc lên ý tưởng cho bất cứ công việc gì đều trở nên dễ dàng. Mỗi giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin đều cần sử dụng thành thạo công cụ chat GPT ứng dụng công nghệ AI ngày càng thông minh này. 4.5. Kết quả của việc áp dụng SKKN: Sau một thời gian áp dụng 4 giải pháp trên trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy hiệu quả rõ ràng: + Học sinh hứng thú hơn trong việc học, học theo đúng tốc độ của mình, có thể xem bài giảng của cô giáo trên youtube bất cứ lúc nào. + Học sinh chủ động hơn trong việc tham khảo tài liệu giáo viên đã cũng cấp trong kho tư liệu. + Học sinh có môi trường để thể hiện niềm đam mê của mình khi tham gia câu lạc bộ môn Tin học. + Giáo viên có thể sáng tạo, lên ý tưởng bài giảng, tìm kiếm tư liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với ChatGPT. - Sau đây là bảng so sánh kết quả kiểm tra khối 6 cuối kỳ 2 trước khi tôi áp dụng 4 giải pháp trên trong công tác giảng dạy: + Kết quả kiểm tra khối 6 cuối kỳ 2 khi chưa áp dụng SKKN: Năm học Tổng số hs Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2018-2019 128 25 20% 38 30% 62 48% 3 2% 2019-2020 130 24 18% 42 32% 60 46% 4 3% + Kết quả kiểm tra khối 6 cuối kỳ 2 khi áp dụng đủ 4 giải pháp SKKN: Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu hs SL % SL % SL % SL % 2020-2021 135 37 29% 47 37% 49 38% 2 2% 2021-2022 154 45 35% 62 48% 45 35% 2 2% 2022-2023 144 47 36% 67 52% 29 22% 1 1% Qua bảng kết quả so sánh trước khi thực hiện SKKN và sau khi áp dụng SKKN tôi nhận thấy rõ kết quả học tập của học sinh khối 6 tăng lên rõ rệt. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho phép học sinh tiếp cận tài liệu học mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động. Điều này tạo điều kiện cho học sinh tự quản lý thời gian học tập và nâng cao khả năng học tập độc lập. Ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp cơ hội cho học sinh tự chủ trong việc học tập. Học sinh có thể lập kế hoạch, tự chọn phương tiện học tập phù hợp với mình và tự kiểm soát tiến độ học tập của mình dẫn đến kết quả học tập cao hơn, hứng thú với môn học hơn. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Các công cụ công nghệ thông tin cung cấp các phương tiện mới và sáng tạo để giảng dạy. Từ việc tạo giáo án đến việc tạo ra bài thuyết trình, các giáo viên có thể sử dụng chat GPT và các ứng dụng khác để tạo ra nội dung phong phú và hấp dẫn. Sự linh hoạt của các ứng dụng công nghệ thông tin cho phép học sinh học tập theo cách tốt nhất phù hợp với họ. Từ việc truy cập vào tài liệu học tập trực tuyến đến việc tham gia các hoạt động trực tuyến, học sinh có thể tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và thuận tiện. Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp học sinh nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin của họ. Việc tham gia vào các hoạt động trực tuyến, tạo giáo án và tương tác với các ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng công nghệ. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tin học tại trường THCS đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Thông qua việc tích hợp các công cụ như chat GPT, trang web giáo dục, video học trực tuyến và các ứng dụng di động, chúng ta đã thấy được sự tăng cường hiệu quả trong quá trình giảng dạy và học tập. Các ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập sôi động và tương tác, mà còn tạo ra cơ hội cho học sinh phát triển các kỹ năng sống và kỹ năng công nghệ thông tin quan trọng. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thông tin cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chuẩn bị và tạo ra tài liệu giảng dạy. Tôi tin rằng việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tin học sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích và cơ hội học tập cho học sinh trong tương lai. 2. Kiến nghị: 2.1. Với đội ngũ giáo viên: Với sự phát triển liên tục của công nghệ, giáo viên cần phải duy trì sự tiếp tục học tập và cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực tin học để có thể cung cấp cho học sinh một môi trường học tập phù hợp và hiệu quả nhất. Dạy tin học ở cấp trung học cơ sở trên thế giới ngày càng trở thành một phần quan trọng của chương trình giáo dục: - Giáo viên cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tin học, bao gồm kiến thức về phần cứng máy tính, phần mềm ứng dụng, lập trình, mạng máy tính, bảo mật thông tin, và các công nghệ mới. - Khả năng giao tiếp một cách hiệu quả là yếu tố quan trọng để truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và hấp dẫn cho học sinh. Giáo viên cần biết cách giảng dạy, trình bày ý tưởng, và tạo ra một môi trường học tập tích cực. - Sự tự tin trong việc giảng dạy sẽ giúp giáo viên truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng và thu hút sự quan tâm của học sinh. Sự nhiệt tình và đam mê trong công việc cũng sẽ là nguồn động viên quan trọng để học sinh cảm thấy hứng thú với môn học. - Giáo viên cần có khả năng quản lý lớp học một cách hiệu quả, bao gồm quản lý thời gian, quản lý học sinh, xử lý xung đột và tạo ra một môi trường học tập tích cực. - Khả năng sáng tạo giúp giáo viên tạo ra các phương pháp giảng dạy mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của từng nhóm học sinh. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các hoạt động thú vị, dự án thực hành, hoặc sử dụng công nghệ để làm phong phú bài giảng. - Giáo viên cần phải có khả năng đánh giá hiệu quả kiến thức của học sinh và cung cấp phản hồi xây dựng để hỗ trợ sự phát triển của họ. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phương tiện đánh giá đa dạng như bài kiểm tra, bài tập, dự án và phản hồi cá nhân. Để thực hiện được những điều trên, các giáo viên dạy Tin học cấp THCS cần chủ động nghiên cứu, học hỏi từ nhiều luồng kiến thức bên ngoài sách giáo khoa và tích cực ứng dụng CNTT đổi mới hàng ngày, hàng giờ vào công việc giảng dạy của mình. 2.2. Với nhà trường: Nhà trường cần đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên về cách sử dụng các công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đào tạo này không chỉ giúp giáo viên làm quen với các công cụ mới mà còn giúp họ hiểu rõ về cách tận dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình giảng dạy và học tập. Nhà trường cần đảm bảo rằng họ có đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để hỗ trợ việc triển khai các ứng dụng. Điều này bao gồm cung cấp thiết bị và kết nối internet ổn định, phù hợp để học sinh và giáo viên có thể truy cập tới các nội dung trực tuyến một cách thuận lợi cũng như sửa chữa và thay thế những thiết bị cũ hỏng, để học sinh luôn có máy tính thực hành. Nâng cao sự kết hợp giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh là yếu tố quan trọng trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nhà trường cần tạo ra các kênh giao tiếp hiệu quả để thông tin về việc sử dụng công nghệ có thể được chia sẻ và phản hồi từ tất cả các bên liên quan: lấy ý kiến phụ huynh từ website, từ fanpage. 2.3. Với cấp lãnh đạo cao hơn: Tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện thường xuyên cho giáo viên về cách sử dụng các công nghệ thông tin mới và cách tích hợp chúng vào quá trình giảng dạy. Việc đào tạo này không chỉ giúp cập nhật kiến thức mà còn thúc đẩy sự tự tin và sự sẵn sàng trong việc áp dụng công nghệ trong giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên và chuyên gia trong lĩnh vực Tin học để phát triển và chia sẻ nội dung giáo dục chất lượng cao. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các video hướng dẫn, tài liệu học tập, bài giảng trực tuyến và các tài liệu ôn tập cho học sinh và giáo viên cũng như sáng kiến kinh nghiệm hay đến toàn thể giáo viên đồng nghiệp trong quận, huyện, thành phố cũng như quốc gia. Trên đây, là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân rút ra trong công tác giảng dạy chắc chắn là chưa thực sự đầy đủ. Kính mong các thầy cô giáo và bạn đọc xây dựng thêm để có một tài liệu tham khảo thực sự hữu ích và dễ hiểu các giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh môn Tin học cấp THCS hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đình Xuyên ngày 15/3/2024. Người viết Nguyễn Thị Bích
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx