Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học 6

Môn tin học là môn học không nằm trong hệ thống các môn thi trong kì thi quốc gia nên nhiều học sinh chưa thật sự chú ý học tập. Chương trình chưa được thống nhất ở các bậc học, đến nay đã và đang dần hoàn chỉnh hơn.

Chưa có sự quan tâm của gia đình học sinh. Một số phụ huynh chỉ nghĩ rằng con em mình ngồi vào máy vi tính là để chơi những trò chơi tiêu khiển, hoặc cũng có nhiều gia đình không trang bị máy tính cho con học tập tại nhà họ đâu biết rằng công nghệ thông tin đã nâng lên tầm vĩ mô.

Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó việc khám phá và tìm tòi cũng như những kĩ năng khi sử dụng máy tính vẫn còn hạn chế. Nên việc học tin học khi tiếp xúc với máy tính của một số em vẫn còn chậm. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn trăn trở làm thế nào để cho học sinh không chỉ học tốt môn học này, mà đặc biệt là còn có thể ứng dụng một phần CNTT vào để hỗ trợ học tập, tạo lập được một số văn bản thường dùng. Thêm vào đó, phần kiến thức trọng tâm ở khối 6 là soạn thảo văn bản.

Chính vì vậy, tôi xin đưa ra “giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tin học 6” để giúp các em học sinh khối 6 tiến gần hơn với CNTT đặc biệt khả năng thực hiện soạn thảo văn bản.

docx 20 trang Chăm Nguyễn 09/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học 6
g mà chúng thường khó nhớ, khó hiểu. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan.
Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ: Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh trực quan làm tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ trong học tập đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục.
Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng cụ trực quan là đèn chiếu, tranh ảnh, biểu tượng.... vào dạy Tin học có hiệu quả rất cao.mTrước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan.
Ví dụ dạy bài: “Máy tính và phần mềm máy tính” cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điển tử như: bộ xử lí trung tâm (CPU), thanh RAM, các ổ đĩa các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, DVD... hay hình ảnh của một số loại máy vi tính trong thực tế bằng cách chụp bởi tranh ảnh hoặc các dụng cụ trực quan thiết thực như thế HS mới nhớ lâu và thấy trong thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác.
Đèn chiếu tương đối dễ sử dụng và việc chuẩn bị cho việc dạy học với đèn chiếu tương đối dễ dàng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên để sử dụng đèn chiếu thì phải có sự chuẩn bị kiến thức và các nội dung kiến thức cần trình chiếu. Nội dung đưa lên máy chiếu phải rõ ràng chính xác và phải có máy vi tính. Chẳng hạn: khi nói đến máy tính hoặc máy in thì ta đưa hình ảnh minh họa, bằng quan sát trực quan như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiết thức tốt nhất.
Hiệu quả của biện pháp 1: Sau khi áp dụng một số ví dụ vào đề tài, số học sinh biết phân biệt các thiết bị của máy tính tăng lên rõ rệt. Giúp một số học sinh vẫn chưa xác định đúng các vị trí thiết bị có thể bước đầu việc vận dụng kiến thức, kĩ năng của các em vào làm bài tập thực hành đã có hiệu quả rõ rệt.
Biện pháp 2: Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng tranh ảnh, biểu trưng giáo án điện tử
Muốn sử dụng phương pháp dạy học này thành công thì việc đầu tiên người thầy phải làm là thiết kế các thông điệp trực quan đòi hỏi nhiều sức lực và trí lực nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm tới khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người giáo viên phải biết phân tích chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học.
Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ.
Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẻ hoặc câu hoàn chỉnh dùng đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng.
Thường khi dạy các bài học lý thuyết tôi thường sử dụng loại biểu trưng trực quan bằng ngôn ngữ.
Ví dụ: Dạy bài “Máy tính và phần mềm máy tính” giáo viên chiếu sơ đồ cấu trúc chung của máy tính điện tử lên màn hình rồi yêu cầu học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tự gồm những phần nào. Sau đó giáo viên chỉ vào từng đối tượng trên sơ đồ và giới thiệu lần lượt các khái niệm của các thành phần trong cấu trúc máy tính.
Ví dụ dạy bài “Định dạng văn bản”, thì đưa lên màn hình các bước thực hiện định dạng Font như sau:
Bước 1. Chọn khối văn bản cần định dạng Bước 2. Click Format \ Font
Bước 3. Hộp thọai Font xuất hiện chọn Font
+ Font:	chọn phông chữ
+ Font Style:	kiểu chữ
+ Size :	cở chữ
+ Font color:	màu chữ
+ Underline Style:	đường gạch chân
+ Underline Color:	màu đường gạch chân
+ Effects:	các hiệu ứng
+ Preview:	khung hiển thị Bước 4. Click OK
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan:
? Nêu các bước để định dạng văn bản phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ bằng menu lệnh (HS chỉ cần quan sát màn hình và nêu được các bước cần định dạng phông chữ)
? Thao tác quan trọng nhất trong định dạng văn bản là gì (HS chọn phần văn bản cần định dạng)
Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh
Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh họa, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực
cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong thế giới hiện thực.
Khi dạy bài “Máy tính điện tử” ta có thể sử dụng một số ảnh, ảnh minh họa về máy tính, một số thiết bị của máy tính như đĩa mềm, USB ổ cứng,  để học sinh quan sát và phân biệt.
Giáo viên cần giải thích cho học sinh: Có rất nhiều kiểu dáng và hình thức khác nhau nhưng cấu tạo thì tương tự nhau, chuột có 3 nút bấm chính. Điều này lam cho các em dễ dàng nhận biết được chuột máy tính mà các em không bị ngỡ ngàng khi gặp phải loại chuột có kiểu dáng khác nhau.
Giáo viên giới thiệu thêm một số thiết bị liên quan khác như thẻ nhớ là một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong điện thoại, máy ảnh, máy quay kỹ thuật số
Thiết bị nhớ USB cũng có nhiều kiểu dán khác nhau
Đặc biết là khi giới thiệu về một số thiết bị như Ram, Chíp, đĩa cứng, main của máy tính, nếu không có hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ không hiểu được và chỉ hiểu mơ hồ, làm cho các em không có hứng thú học, giáo viên có thể đưa một số hình ảnh để học sinh nhận biết.
Hoặc khi dạy bài “Hệ điều hành Windows” để giúp học sinh sớm hình thành kĩ năng làm việc với máy tính như khởi động máy tính, tắt máy tính hay phân biệt các đối tượng trên màn hình máy tính ta tiến hành đưa một số hình ảnh liên quan.
Dạy học trực quan bằng giáo an điện tử
Tìm kiếm, lựa chọn phần mềm trình chiếu thích hợp, các phần mềm chuyên dụng cho môn học đồng thời tìm hiểu các kỹ thuật về những phần mềm đó.
2
chọn
LËp dµn
3
Lựa
nội dung
4
Thu thập tài liệu	nguồn khác
Internet
Xây dựng bài giảng
.
Hiệu quả của biện pháp 3: Việc ứng dụng bài giảng điện tử là phương
pháp trực quan hiệu quả nhất trong giờ lý thuyết. Hs sẽ tự nắm rõ hơn nội dung của bài học. Nhưng người giáo viên cần chọn phần mềm phù hợp để soạn giảng.
Sau khi áp dụng biện pháp tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ họa, biểu trưng tranh ảnh học sinh nhận biết các biểu tượng được nhanh hơn, phân biệt và ghi nhớ các biểu tượng, các nút lệnh điều khiển được lâu hơn. Từ đó học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học để thực hành cũng như vận dụng vào thực tiễn tốt hơn.
Biện pháp 3: Xây dựng các kĩ năng, thực hành.
Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng.
Sau một tiết học tôi thường củng cố lại cho học sinh những cái vừa học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nắm lại bài, học sinh có thể phân biệt được lệnh, các biểu tượng và nắm ý nghĩa của các biểu tượng.
Ví dụ: Dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản”, Nối các ý của cột A, B, C, D sao cho hợp lý.
A
B
C
D

Ctrl + O Ctrl + N
Ctrl + S
Alt + F4
File \
Open
File \
Save
File \ Exit
File \ New


Tạo tập tin văn bản
mới
Đóng tập tin văn
bản
Mở văn bản đã có Lưu văn bản

* Bài “Chỉnh sửa văn bản”: Dùng các từ, cụm từ điền vào chổ trống cho phù
hợp.
Edit \ Copy
Edit \ Cut
Edit \ Paste
Delete

Ctrl + V
Ctrl + C
Ctrl + X


Các bước sao chép khối
Bước1. Chọn khối
Bước2. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím	hoặc Click biểu
tượng.	)
Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới.
Bước4. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím	hoặc Click biểu
tượng.	)
Các bước chuyển khối
Bước1. Chọn khối
Bước2. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím	hoặc Click biểu
tượng.	)
Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới.
Bước4. Click vào. ........... (hay bấm tổ hợp phím	hoặc Click biểu
tượng.	)
Các bước xoá khối
Bước1. Chọn khối
Bước2. Click vào. ........... (hay bấm phím...... hoặc Click biểu tượng	)
Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy
Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy, học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính theo từng bước một. Với cách tổ chức học như thế này kết quả cho thấy học sinh nắm chắc bài học, đa số các em đều thực hiện được các thao tác thực hành.
* Hiệu quả của biện pháp 3: Sau khi áp dụng biện pháp xây dựng các kĩ năng, thực hành học sinh dễ dàng phân biệt được các biểu tượng các nút lệnh mà vốn học sinh rất khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Tránh được hiện tượng học sinh khi thực hành phải mò mẫm các công cụ, các biểu tượng khi sử dụng phần mềm để làm bài tập thực hành cũng như vận dụng vào thực tiễn.
Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý phòng máy (Netop School hoặc Italic và mạng LAN).
Các phần mềm hỗ trợ quản lý phòng máy giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau bằng cách quan sát nhiều màn hình làm việc của học sinh cùng lúc hay truyền tải hình ảnh từ máy giáo viên đến từng máy học sinh. Đây là biện pháp hay đã được sử dụng ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại việc áp dụng các phần mềm này chưa thật sự đem lại hiệu quả cao do điều kiện bản quyền hay một số yêu cầu khác.
Bài học kinh nghiệm:
Để đạt hiệu quả trong mỗi tiết học trên lớp, giáo viên sử dụng triệt để mạng thông tin trên kênh hình (tranh vẽ, ảnh chụp, đồ dùng trực quan, phần mềm dạy học
.).
Sau mỗi lần thử nghiệm nên có một thời gian nhìn nhận đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 6A2, 3, 4 tại trường THCS và THPT Bình Chánh.
Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp.
Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn môn Tin học lớp 6, giáo viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp trực quan trong dạy học.
Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau:
Tạo không khí học tập tích cực, giáo viên phải tạo ra mỗi giờ học là một niềm vui niềm say mê trong học tập của học sinh. Giáo viên luôn tạo ra những thách thức vừa sức, tổ chức những họat động tự lực của học sinh trong từng tiết học.
Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức.
Qua mỗi lần thử nghiệm nên có một thời gian nhìn nhận đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho lần sau, biết cách khai thác trí lực của học sinh theo hướng tích cực, chủ động thì việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện lỹ năng của học sinh sẽ trở nên thuận lợi và có kết quả hơn.
Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của các thiết bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan có như vậy mới gây được hứng thú học tập của các em. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nỗ lực chuẩn bị các đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó vậy giáo viên mới tạo được sự hứng thú bộ môn cho các em.
Bên cạnh đó giáo viên phải biết vận dụng các kiến thức trong bài dạy vào các họat động thực tế có liên quan và giải thích cụ thể từ đó các em có nhu cầu tìm hiểu về môn học.
Hiệu quả đạt được:
Qua thời gian nghiên cứu đề tài trong năm học bằng nhiều phương pháp khác nhau, qua dự giờ đồng nghiệp và dạy thể nghiệm. Tôi đã tìm ra một số kinh nghiệm áp dụng vào trong giảng dạy và thu được những kết quả nhất định. Trong giờ học các em chú ý hơn, tích cực hơn, đã kích thích được khả năng tư duy sáng tạo, tự tin của các em, các em nắm bài một cách chủ động không máy móc. Kết quả số học sinh giỏi, khá tăng lên, số học sinh trung bình, yếu, kém giảm đi rõ rệt.
Lợi ích kinh tế- xã hội:
Qua một thời gian thực hiện ứng dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 6 tôi nhận thấy:
Việc ứng dụng giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lí thuyết từ đó HS có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn
Đối với học sinh tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt.
Kết quả điều tra HK1 năm học 2019 - 2020 khi tôi chưa thực hiện sáng kiến tiến hành đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A2
44
14
31,8
21
47,7
7
15,9
2
4,6
0
0
6A3
42
24
57,1
17
40,5
1
2,4
0
0
0
0
6A4
38
14
36,8
20
52,6
4
10,6
0
0
0
0
– Kết quả HKII năm học 2019 – 2020 sau khi áp dụng sáng kiến thu được:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A2
44
17
38,6
21
47,7
6
13,6
0
0
0
0
6A3
42
17
40,5
18
42,9
7
16,7
0
0
0
0
6A4
38
15
39,5
22
57,9
1
2,6
0
0
0
0

Điểm cải tiến so với phương pháp cũ:
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tin học của học sinh, giúp các em vừa ôn luyện được kiến thức cũ, phát hiện nội dung kiến thức mới. Từ đó các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, say mê học tập, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Mức độ ảnh hưởng:
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên tại trường THCS & THPT Bình Chánh, tôi nhận thấy rằng biện pháp áp dụng các phương pháp trên để dạy tốt lý thuyết trên lớp, giúp các em khắc sâu kiến thức, từ đó thành thạo trong việc thực hành, đặc biệt là soạn thảo văn bản. Các em không những nắm được kiến thức soạn thảo văn bản mà còn cảm thấy phấn khởi khi học môn này, tiếp thu nhanh, học tập đạt kết quả hơn.
Với những kết quả đạt được như trên tôi tin tưởng rằng nội dung của sáng kiến có thể áp dụng và nhân rộng trong phạm vi toàn trường cũng như trong toàn ngành giáo dục của huyện Châu phú nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc bước đầu giúp các em làm quen việc soạn thảo văn bản trên máy tính.
Kết luận:
Đây là một đề tài gần gũi với thực tế, có tính ứng dụng cao trong ngành giáo dục và đào tạo. Để có được một bài giảng điện tử sinh động, dễ hiểu, dễ soạn thảo thì đòi hỏi chúng ta cần biết phương pháp soạn một bài giảng điện tử và hiểu biết thêm một số phần mềm chuyên dụng thường dùng. Đề tài sáng kiến của tôi đã thực hiện theo nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của bộ giáo dục và đào tạo.
Dạy học là một nghệ thuật. Sử dụng tốt phương pháp dạy học là con đường tốt nhất để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy trong đó phương tiện dùng công cụ trực quan đặc biệt có hiệu quả tốt giúp người học hiểu và nắm chắc thông tin cần thiết.
Trên đây là một số giải pháp soạn thảo văn bả nâng cao chất lượng dạy học môn tin học 6 mà tôi đã áp dụng. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có hiệu quả hơn.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến	Người viết sáng kiến
Lê Thị Cẩm Nang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập Tin học 6.pdf