Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3

Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.

Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học.

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.

Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí.

- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.

- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan sát, thực hành chính xác và nhanh hơn.

doc 22 trang Chăm Nguyễn 27/03/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3
 cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Sử dụng phần mềm Netop School để giảng dạy cho học sinh
Bài 3 trang 43 sách Hướng dẫn học tin học lớp 3: Thực hành vẽ ngôi nhà theo mẫu (phần mềm Paint)
- Đầu tiên chia lớp thành 4-5 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất ngôi nhà theo mẫu.
+ Các em cần vẽ những gì?
+ Sử dụng những công cụ nào để vẽ?
+ Có cần sao chép hình nào không?
+ Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý
	- Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
	- Nhận xét và bắt đầu cho các em bắt tay vào vẽ.
* Giáo án minh họa
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 2: VẼ HÌNH THEO MẪU CÓ SẴN. 
CHỌN ĐỘ DÀY, MÀU NÉT VẼ
I- Mục tiêu dạy học :
1. Kiến thức:
- Vẽ được hình từ hình mẫu có sẵn;
- Biết cách chọn độ dày, màu nét vẽ.
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết tô màu chọn màu
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học.
II- Tài liệu và phương tiện :
- GV: Bảng, phấn, sách giáo khoa, Máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở, bút
III- Nội dung và tiến trình tiết dạy:
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC, CÁC HOẠT ĐỘNG 
DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

3-5’
25’ 
3-5’

I. Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới :
Vẽ hình từ mẫu có sẵn chọn độ dày màu, nét vẽ
HĐ 1. Hoạt động thực hành
HĐ 2 Hoạt động ứng dụng 
III. Củng cố và dặn dò:
1/ Củng cố : 
2/ Dặn dò: 
- Em hãy chọn nét vẽ thứ 2, chọn màu đỏ để vẽ một hình chữ nhật?
à Nhận xét + tuyên dương.
- Em hãy chọn nét vẽ thứ 3, chọn màu xanh để vẽ một hình e-líp?
à Nhận xét + tuyên dương.
- GV thực hiện mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy lần lượt các hình trên. Quan sát HS thực hành.
- Nhận xét và tuyên dương.
2. Vẽ các hình theo mẫu sau rồi trao đổi với bạn cách vẽ chiếc đèn ông sao với nét vẽ dày hơn.
- GV thực hiện mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy lần lượt các hình trên. 
- Quan sát HS thực hành.
- Cho HS xem hình vẽ một số máy
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Em vẽ hình theo mẫu rồi lưu bài vẽ có tên ngoi nha vào thư mục trên máy tính.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
Quan sát HS thực hành.
- GV thực hiện mẫu thao tác lưu bài vẽ vào máy tính. Sau đó yêu cầu HS lưu bài vào máy tính.
- Quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hành hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm máy. Quan sát HS thực hành.
- Cho HS xem sản phẩm của một số nhóm.
- Nhận xét và tuyên dương
- Nhắc lại cách chọn độ dày nét vẽ; màu nét vẽ.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài: Vẽ đường thẳng đường cong
- Tổng kết tiết học
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
Trao đổi với bạn vẽ bốn hình dưới đây.
- Quan sát GV thực hiện mẫu.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
-Em vẽ một vài vật dụng bất kì trong gia đình như: ti vi, bàn ghế, tủ lạnh, máy giặt, ... So sánh với bạn xem ai vẽ đẹp hơn..
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ.
- HS trả lời
- HS lắng nghe

	* Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
	- Nội dung bài: Hướng dẫn các em cách để vẽ một ngồi nhà đơn giản.
Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
3A0
55
60 %
30 %
10%
* Ưu điểm
	+ Giáo viên
- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.
	- Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
	- Phương pháp dạy phù hợp, phân bố thời gian hợp lí.
- Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh.
	+ Học sinh
	- Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.
	- Say mê hứng thú, yêu thích môn học.
- Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn.
- Thao tác chuột và bàn phím tốt.
	* Khuyết điểm
	+ Giáo viên
Phần cũng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại kiến thức đã học.
	+ Học sinh
- Một số em thao tác còn chậm.
Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để hướng dẫn cho học sinh.
Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là một khâu vô cùng quang trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu, vì các em mới đầu tiếp xúc với phần mềm.
Ví Dụ: Bài Vẽ đường thẳng, đường cong
- Để vẽ được hình như trên cần sử dụng các công cụ nào?
	Giáo viên nên hướng dẫn và giới thiệu các bước thực hiện lần lược các công cụ trong hộp công cụ và hộp màu cho học sinh nắm chắc, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. ( Chia 2 em ngồi 1 máy có thể làm 1 nhóm).
Để Vẽ hình chữ nhật, hình vuông như trên ta cần sử dụng các công cụ nào, các màu nào phù hợp? nêu cách thực hiện.
Giải pháp 3. Giáo viên nên khai thác đề tài mở cho học sinh
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên áp đặt cho học sinh phải vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc cho học sinh vẽ theo mẫu đã cho, mà nên khai thác các đề tài mở cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ họa Paint. Nên khai thác tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh. Để làm được như vậy giáo viên phải nắm được khả năng vận dụng của học sinh, nắm được cách đặt vấn đề cho học sinh đễ nhớ dễ hiểu và dễ thực hiện.
Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint hãy vẽ bức tranh tả cảnh cánh đồng quê hương em đang vào mùa thu hoạch lúa.
Như yêu cầu trên thì sẽ khai thác tối ưu việc vận dụng khả năng tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề học sinh không bị ràng buộc và đó cũng là căn cứ để giáo viên có thể ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT-BGĐT vấn đề này ở mức vận dụng cao (mức 4).
Tuy nhiên giáo viên cũng nên biết vận dụng chủ đề thực tế tại địa phương của học sinh để yêu cầu một cách hợp lí và phù hợp.
Chẳng hạn: Ở địa phương có cánh đồng lúa thì yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về cách đồng lúa, ở địa phương có vườn cà phê thì vẽ bức tranh về cà phê.
Tóm lại: Khai thác đề tài mở trong chương trình đồ họa Paint cho học sinh, phải gắn liền với sự hiểu biết của học sinh, tránh gây khó khăn cho học sinh.
Giờ học thực hành PM Paint của học sinh lớp 3A0 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn
Giải pháp 4: Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng và giảng dạy, tổ chức các trò chơi nhằm cũng cố cho học sinh.
Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm sau để hỗ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm hay, đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên không chuyên công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này. (Có file cài đặt của các phần mềm đính kèm).
- Phần mềm CamStudio:
Phần mềm Camstudio để làm các đoạn phim hướng dẫn. Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Bên cạnh đó, phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm Audacity: 
Phần mềm Audacity thay thế cho việc ghi âm bằng điện thoại, máy ghi âm như một số trường vẫn sử dụng. Phần mềm giúp ghi âm, thu âm, cắt nhạc, chỉnh sửa âm thanh miễn phí. Khi sử dụng với máy tính xách tay (laptop) không cần hỗ trợ thêm công cụ dùng để ghi âm mà chỉ cần ghi âm trực tiếp bằng loa có sẵn trong máy tính. 
Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm LectureMAKER
Phần mềm LectureMAKER là phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning dễ sử dụng với giao diện thân thiện và mang nhiều nét tương đồng của chương trình làm slide MS PowerPoint. LectureMAKER sở hữu nhiều tính năng soạn giáo án điện tử mạnh mẽ như cho phép chèn nhiều định dạng file từ PowerPoint, Flash, PDF, nhúng trang web, video, ảnh..., hỗ trợ xuất nội dung ra nhiều định dạng như exe, web, SCORM... và đặc biệt có khả năng tương tác cao.
Nhiều giáo viên khi cài đặt xong phần mềm, chưa bẻ khóa phần mềm thì khi xuất ra nhiều định dạng sẽ bị lỗi. Vì vậy, để sử dụng được hết các tính năng của phần mềm nên bẻ khóa phần mềm sau khi cài đặt. 
Cách bẻ khóa phần mềm như sau:
	1. Sau khi cài đặt xong phần mềm, nên đóng tất cả phần mềm lại.
	2. Copy file LM Patcher.exe vào thư mục LectureMAKER2 theo đường dẫn sau: C/ Program Files/ DaulsSoft/ LectureMAKER2
	3. Chạy file LM Patcher.exe, đợi khoảng 30 giây nhấn Done.
- Phần mềm quản lý học sinh NetOpSchool 6.0
NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. 
Tải phần mềm tại 
Phần củng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”....
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp thực hiện đề tài phải có một biện pháp thực hiện cụ thể, thực hiện thực tế trên lớp học, từ đó thâm nhập tìm hiểu tinh thần học tập của học sinh.
Như vậy qua các biện pháp như đã nêu trên thì biện pháp nào cũng quan trọng tuy nhiên giáo viên phải nắm bắt trình độ học sinh để có những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh song biện pháp “khai thác đề tài mở cho học sinh” làm biện pháp hữu hiệu nhất. Biện pháp này giúp học sinh tự khám phá, tư duy một cách sáng tạo, các em có thể thiết kế riêng cho mình một đề tài được thể hiện trên bản vẽ một cách tự do theo phong cách riêng của mình mà không phải ràng buộc theo mẫu, từ đó khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh dẫn đến các em yêu thích môn học, say mê hứng thú với phần mềm Paint để các em có thể trở thành những nhà kiến trúc giỏi sau này.
4. Hiệu quả của SKKN
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Tổng số học sinh lớp 3A0 là 55 em.
+ Khả năng ghi nhớ lý thuyết
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Các bước thực hiện
Các bước thực hiện
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
14
25%
20
65.4%
Hoàn thành
23
42%
28
50.9%
Chưa hoàn thành
18
33%
7
12.7%
+ Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên)
Đánh giá HS
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Thao tác trên phần mềm
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
16
29%
20
65.4%
Hoàn thành
20
36.4%
28
50.9%
Chưa hoàn thành
19
34.6%
7
12.7%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học ở lớp 3A0 trường Tiểu học Đặng Trần Côn đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản về tin học mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo trong học tập, say mê hứng thú, yêu thích môn học hơn.
Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các em thay đổi không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được hiệu quả tốt hơn. 
Học sinh biết tự xử lí những vấn đề nhỏ trong quá trình sử dụng phần mềm. Việc nắm được kiến thức lí thuyết và thực hành trên phần mềm Paint của các em học sinh có cải thiện rõ rệt. Các em đã biết sử dụng thành thạo phần mềm. Sử dụng được tất cả các công cụ có trong phần mềm. Nhiều em đã biết linh hoạt khi sử dụng các công cụ của phần mềm để tạo ra những bài vẽ đẹp, sáng tạo qua các cuộc thi nhỏ được tổ chức trong tiết học, các em tự xây dựng cho mình một đề tài riêng phù hợp với bản thân mình hơn.
Một số tác phẩm được các em HS vẽ bằng phần mềm Paint
Công tác bồi dưỡng các em đi thi “Tin học trẻ không chuyên” cấp Quận và Thành phố, HS trường Tiểu học Đặng Trần Côn cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ : 
Năm học
Thi cấp quận
Thi cấp thành phố
2017 – 2018
01 giải nhất, 01 giải ba
01 giải khuyến khích
2018 – 2019
01 HS được tham gia thi cấp Thành Phố

I
II. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để có được tiết dạy tốt, đặc biệt với phần mềm Paint đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức hoạt động tốt, phương pháp phù hợp với học sinh Tiểu học, trong môn Tin học đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện chuyên môn, đặc biệc là nghiệp vụ sư phạm.
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác giảng dạy và học tập môn Tin học của học sinh trường Tiểu học Đặng Trần Côn đã cho thấy: Việc đưa môn Tin học vào giảng dạy trong trường Tiểu học là rất cần thiết. Để học sinh học tốt môn Tin học thì điều đầu tiên là phải có cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh được học và thực hành trực tiếp trên máy vi tính giúp học sinh học tốt và có kĩ năng sử dụng máy tính thành thạo hơn. 
Khi áp dụng các giải pháp trên, những học sinh được học môn Tin học của trường đã biết sử dụng phần mềm Paint. Hầu hết các em đã sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm để vẽ được các hình vẽ theo yêu cầu trong sách giáo khoa, và yêu cầu của giáo viên, các em đã biết tự xử lí khi gặp các vấn đề về thao tác trên phần mềm mà không cần nhờ sự trợ giúp của giáo viên. Nhiều em có thể linh hoạt sử dụng các công cụ vẽ hợp lí, kết hợp với năng khiếu thẩm mỹ của mình để vẽ được những bức tranh đẹp, sáng tạo đầy màu sắc.
Bên cạnh đó giáo viên phải chuẩn bị tốt cho mình các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc học, áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy trong quá trình dạy học đặc biệt là các phần mềm giảng dạy, giúp giáo viên chủ động trong quá trình giảng dạy. 
Phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các bộ môn các khối lớp ở cấp Tiểu học.
2. Kiến nghị	
Phòng Giáo dục hỗ trợ kinh phí cho các trường hoặc chỉ đạo các trường tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học, đặc biệc là máy tính phải đủ số lượng trong đó có cả dự phòng để thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá, sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị bị hỏng.
Tổ chuyên môn chuyên biệt tin học tiểu học hoạt động nhiều hơn nữa, tăng cường công tác thao giảng, dự giờ của các thành viên trong tổ để đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
Nhà trường thường xuyên chỉ đạo bộ phận Công nghệ thông tin trong nhà trường thường xuyên kiểm tra, sửa chữa phòng máy vi tính kịp thời để phục vụ công tác dạy học.
Giáo viên quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào dạy tin học lớp 3 trường Tiểu học Đặng Trần Côn, tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng trường và hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi đạt 
	Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không sao chép lại của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Hà Nội, tháng 4 năm 2019
	Người viết
 Cao Phương Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU
TÁC GIẢ
11
Sách Hướng dẫn học tin học lớp 3.
Nhà xuất bản giáo dục
22
Sách bài tập tin học lớp 3.
Nhà xuất bản giáo dục
53
Các website có liên quan

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_chu.doc