Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học Lớp 4

Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về CNTT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Ở cấp Tiểu học, môn Tin học giúp học sinh: Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống và học tập; Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.

Trong thực tế không phải trường nào cũng có đầy đủ máy móc để dạy môn tin học. Đối với trường tiểu học An Hưng của tôi đã được quan tâm các cấp lãnh đạo trường tôi đã có 36 máy tính, 1 máy chiếu tạo điều điều kiện cho quá trình dạy học. Để thích ứng với điều kiện mới, với tình hình bệnh dịch đang diễn ra hết sức phức tạp tôi, các đồng nghiệp và các em học sinh đang cố gắng tích ứng để việc dạy online một cách tốt nhất.

Trong diễn biến tình hình bệnh dịch ngày càng phức tạp, dạy hoc online rất nhiều khó khăn từ việc trang thiết bị của giáo viên và học sinh, nhưng được sự giúp đỡ của nhà trường và phụ huynh học sinh các em đã có tương đối đầy đủ các thiết bị học tập bắt nhịp với tình hình mới. Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh học online các em còn đang rất lúng túng trong việc học và chia sẻ màn hình, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là 1 số học sinh khối 4 trường tiểu học An Hưng, có 1 số em chưa có hứng thú trong học tập, thao tác còn chậm phần mềm Paint nhất là trong thời kỳ học online phương tiện học của các con còn hạn chế vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến; “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 4 .

doc 26 trang Chăm Nguyễn 23/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học Lớp 4
.
	- Một số em còn xem nhẹ môn Tin học.
- Một số em không thích thú môn học.
	3.3. Nguyên nhân
	+ Giáo viên
	- Do chú trọng phần giảng dạy lí thuyết hơn nên thời gian thực hành chưa nhiều gây nhàm chán cho học sinh.
	- Trong quá trình thực hành chưa quán xuyến hết các em học sinh.
- Chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh.
- Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học.
	+ Học sinh
- Các em còn nhỏ nên hay mê chơi không chú ý vào bài học.
- Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong việc học.
- Đa số phụ huynh học sinh còn xem nhẹ môn Tin học.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP
Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
 Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí trong việc dạy online.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, chia nhóm cho các em trong phần mềm zoom, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan sát, thực hành chính xác và nhanh hơn.
Ví dụ: Bài 2: Mẫu đồng hồ treo tường (phần mềm Paint), giáo viên giao bài tập thực hành cho từng nhóm, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) phân tích, tiếp theo giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên máy cho học sinh dựa trên phần mềm classpoint để học sinh nộp bài:


 Sử dụng phần mềm classpoint nhận bài của học sinh
Bài 3: Thực hành vẽ lâu đài và ông già noen (phần mềm Paint)
- Đầu tiên chia lớp thành 7-8 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất bài theo mẫu.
 + Các em cần vẽ những gì?
 + Sử dụng những công cụ nào để vẽ?
 + Có cần sao chép hình nào không?
 +Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý hay em thích màu như hình mẫu.
	- Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
	- Nhận xét và hướng dẫn học sinh vẽ.
- Cho học sinh nộp bài trên classpoint.
* Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
	- Nội dung bài: Hướng dẫn các em cách để sao chép, di chuyển tranh vẽ.
 Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
4A1
54
34/54 - 62,7%
18/54 - 33,3%
3/54 – 4%
4A2
52
32/52 – 61,5%
17/52 - 32,7%
3/52 – 5,8%
4A3
49
31/49 – 63,3%
16/49 – 32,7%
2/49 – 4%
4A4
45
30/45 – 67,7%
13/45 – 28,8%
2/45 – 4,4%
4A5
51
32/51 – 62,8%
17/51 -33,3%
2/51 -3,9%
4A6
53
33/53 – 62,3%
17/52 – 32,7%
3/53 -5%
4A7
48
30/48 – 62,5%
16/48 – 33,3%
2/48 – 4,2%
4A8
50
31/50 – 62%
17/50 -34%
2/50 – 4%
4A9
44
29/44 – 69,4%
13/49 – 26,5%
2/44- 4,1%
* Ưu điểm
	+ Giáo viên: 
- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.
	- Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
	- Phương pháp dạy phù hợp, Phân bố thời gian giữa lý thuyết và thực hành hợp lí.
- Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh.
	+ Học sinh:
	- Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.
	- Say mê hứng thú, yêu thích môn học.
- Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn.
- Thao tác chuột và bàn phím tốt.
	* Hạn chế
	+ Giáo viên: Phần cũng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại kiến thức đã học.
	+ Học sinh: Một số em thao tác còn chậm.
Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để hướng dẫn cho học sinh.
Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là một khâu vô cùng quang trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu.
Ví Dụ: Từ bài tôi cho học sinh vẽ theo ý tưởng tự do, vẽ thiệp giáng sinh để tặng người thân.
- Để vẽ được hình như trên cần sử dụng các công cụ nào trong họp công cụ?
Hộp công cụ
Hộp màu
Hình mẫu
Giáo viên nên hướng dẫn và nhắc lại các công cụ các em đã được tìm hiển, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. ( chia nhóm để vẽ).
Để vẽ được hình như trên ta cần sử dụng các công cụ nào, các màu nào phù hợp ? nêu cách thực hiện.
Dưới đây là bài học sinh vẽ đã chia sẻ màn hình của mình.
Giải pháp 3. Giáo viên nên khai thác đề tài mở cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên áp đặt cho học sinh phải vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc cho học sinh vẽ theo mẫu đã cho, mà nên khai thác các đề tài mở cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ họa Paint. Nên khai thác tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh. Để làm được như vậy giáo viên phải nắm được khả năng vận dụng của học sinh, nắm được cách đặt vấn đề cho học sinh đễ nhớ dễ hiểu và dễ thực hiện.
Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint hãy vẽ bức tranh về thiệp giáng sinh, vẽ tự do theo ý thích.
Như yêu cầu trên thì sẽ khai thác tối ưu việc vận dụng khả năng tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề học sinh không bị ràng buộc và đó cũng là căn cứ để giáo viên có thể ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT-BGĐT vấn đề này ở mức vận dụng cao (mức 4).
Tuy nhiên giáo viên cũng nên biết vận dụng chủ đề thực tế học sinh để yêu cầu một cách hợp lí và phù hợp.
Chẳng hạn: cho các em xem 1 số video về noen và tổ chức sinh nhật thì yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về làm chiếc thiệp noen để học mô tả bức tranh là hợp lí nhất.
Tóm lại: Khai thác đề tài mở trong chương trình đồ họa Paint cho học sinh, phải gắn liền với sự hiểu biết của học sinh, tránh gây khó khăn cho học sinh, dưới đây là 1 số bài của học sinh đã thực hành.




Giờ học thực hành phần mềm đồ họa Paint của học sinh
Giải pháp 4: Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng và giảng dạy, tổ chức các trò chơi nhằm cũng cố cho học sinh.
Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm sau để hỗ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm hay, đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên không chuyên công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này. (Có file cài đặt của các phần mềm đính kèm).
- Phần mềm CamStudio:
Phần mềm Camstudio để làm các đoạn phim hướng dẫn. Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Bên cạnh đó, phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm classpoint :
 	ClassPoint là 1 phần mềm bổ trợ được tích hợp và sử dụng trực tiếp trên Microsoft PowerPoint giúp bạn thực hiện các thao tác hỗ trợ việc giảng dạy hoặc báo cáo online. Bên cạnh tính năng tuyệt vời đó thì  ClassPoint còn giúp bạn tạo phòng học online và cho phép học sinh, tham gia vào phòng học của bạn. Tải phần mềm tại trang web https://classpoint.app
Phần cũng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”, trò chơi “chiếc mũ phép thuật”,....
Củng cố kiến thức bằng trò chơi chiếc mũ phép thuật 
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp thực hiện đề tài phải có một biện pháp thực hiện cụ thể, thực hiện thực tế trên lớp học, từ đó thâm nhập tìm hiểu tinh thần học tập của học sinh.
Như vậy qua các biện pháp như đã nêu trên thì biện pháp nào cũng quan trọng tuy nhiên giáo viên phải nắm bắt trình độ học sinh để có những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh song biện pháp “khai thác đề tài mở cho học sinh” làm biện pháp hữu hiệu nhất. Biện pháp này giúp học sinh tự khám phá, tư duy một cách sáng tạo, các em có thể thiết kế riêng cho mình một đề tài được thể hiện trên bản vẽ một cách tự do theo phong cách riêng của mình mà không phải ràng buộc theo mẫu, từ đó khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh dẫn đến các em yêu thích môn học, say mê hứng thú với phần mềm Paint để các em có thể trở thành những nhà kiến trúc giỏi sau này.
 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Tổng số học sinh khối 4 có 446 học sinh.
+ Khả năng ghi nhớ lý thuyết
 Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Các bước thực hiện
Các bước thực hiện
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
166
37,2%
282
62,8%
Hoàn thành
158
35,4%
144
32,3%
Chưa hoàn thành
122
27,4%
20
4,9%
	+ Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên)
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Thao tác trên phần mềm
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
170
38,1%
282
62,8%
Hoàn thành
159
35,7%
154
34,5%
Chưa hoàn thành
117
26,2%
10
1,7%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học ở lớp 4 trường Tiểu học An Hưng đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản về tin học mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo trong học tập, say mê hứng thú, yêu thích môn học hơn.
Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các em thay đổi không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được hiệu quả tốt hơn. 
Học sinh biết tự xử lí những vấn đề nhỏ trong quá trình sử dụng phần mềm. Việc nắm được kiến thức lí thuyết và thực hành trên phần mềm Paint của các em học sinh có cải thiện rõ rệt. Các em đã biết sử dụng thành thạo phần mềm. Sử dụng được tất cả các công cụ có trong phần mềm. Nhiều em đã biết linh hoạt khi sử dụng các công cụ của phần mềm để tạo ra những bài vẽ đẹp, sáng tạo qua các cuộc thi nhỏ được tổ chức trong tiết học, các em tự xây dựng cho mình một đề tài riêng phù hợp với bản thân mình hơn.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trước tiên từ cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài, để giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần mềm paint môn Tin học lớp 4, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
     1. Hướng dẫn học sinh nhận biết, phân biệt các công cụ trong phần mềm paint.
     2. Tổ chức hướng dẫn học sinh hình thành và hiểu về công cụ paint.
     3. Hướng dẫn học sinh phân tích bài tập mẫu;
     4. Tổ chức hoạt động nhóm.
Nhờ việc thực hiện hệ thống các biện pháp nêu trên, tôi đã khắc phục được những hạn chế hiện tại, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo cho học sinh hứng thú học tập.
Bên cạnh những biện pháp đã thực hiện, tôi thấy để nâng cao chất lượng giảng dạy ở lớp 4 cũng như để tìm hiểu một vấn đề nào đó của bài học ngoài việc giỏi về tri thức người giáo viên còn phải có những giải pháp phù hợp thì bài dạy của mỗi thầy, cô mới đạt hiệu quả cao. Có được kết quả như trên là do tôi đã sử dụng một số biện pháp giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học giúp các em học sinh “tháo gỡ” những e ngại khi học môn Tin học. Không những vậy mà các em còn yêu thích và hào hứng với học môn này hơn.
Khi áp dụng các giải pháp trên, những học sinh được học môn Tin học của trường đã biết sử dụng phần mềm Paint. Hầu hết các em đã sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm để vẽ được các hình vẽ theo yêu cầu trong sách giáo khoa, và yêu cầu của giáo viên, các em đã biết tự xử lí khi gặp các vấn đề về thao tác trên phần mềm mà không cần nhờ sự trợ giúp của giáo viên. Nhiều em có thể linh hoạt sử dụng các công cụ vẽ hợp lí, kết hợp với năng khiếu thẩm mỹ của mình để vẽ được những bức tranh đẹp, sáng tạo đầy màu sắc.
Bên cạnh đó giáo viên phải chuẩn bị tốt cho mình các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc học, áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy trong quá trình dạy học đặc biệt là các phần mềm giảng dạy, giúp giáo viên chủ động trong quá trình giảng dạy. 
 Dưới đây là bảng số liệu qua kiểm tra thực hành.
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Thao tác thực hành
Thao tác thực hành
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
170
38,1%
282
62,8%
Hoàn thành
159
35,7%
154
34,5%
Chưa hoàn thành
117
26,2%
10
1,7%
	 Phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các bộ môn các khối lớp ở cấp Tiểu học.
II. Kiến nghị	
 Qua quá trình thực hiện giảng dạy bản thân tôi có một số kiến nghị như sau:
- Nên xây dựng các phòng chức năng phù hợp để phục vụ cho việc dạy học tốt hơn. 
- Cần tổ chức nhiều chuyên đề, tập huấn để Giáo viên Tin học các trường có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Cập nhật kịp thời các chương trình nội dung SGK phù hợp thực tế.
- Tiếp tục tổ chức các sân chơi liên quan tới Tin học như: Thi giải toán bằng Tiếng Anh, thi giải toán bằng Tiếng Việt trên mạng, thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, tổ chức tốt thi Trạng nguyên Tiếng Việt
- Môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. Bảo trì và trang bị thêm máy tính ở phòng thực hành đầy đủ đảm bào nhu cầu về sĩ số lớp để cho học sinh học và thực hành thuận lợi.
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào dạy tin học lớp 4 trường Tiểu học An Hưng, tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng trường và hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi đạt được hiệu quả cao hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Đông, ngày 19 tháng 3 năm 2022
 Người viết
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Vũ Thị Hường
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách hướng dẫn tin học quyển 4
Sách Bài tập hướng dẫn tin học Tiểu học quyển 4
Sách giáo viên hướng dẫn tin học quyển 4
Tham khảo trang web:  https://123doc.org 
 ẢNH MINH CHỨNG ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Hình ảnh sản phẩm của học sinh
 Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn cụm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_chu.doc