Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học

Các em trong đội tuyển HSG tin học thường là nằm trong đội tuyển HSG Toán tuổi thơ, hoặc HSG Tiếng Anh. Khi tham gia đội tuyển HSG tin học thường không được ưu ái nhiều thời gian ôn luyện.Tuy học sinh yêu thích môn học nhưng để học sinh tìm tòi khám phá nâng cao kiến thức CNTT thì chưa nhiều.

Để có được học sinh giỏi tin học, vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người giáo viên chưa đủ. Giáo viên còn phải dành rất nhiều tâm sức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho chọc sinh. Trên 10 năm liên tục tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, tôi gặp không ít khó khăn.Tuy khó khăn, nhưng tôi cũng đã liên tục thành công trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học cho các Hội thi Tin học trẻ không chuyên cấp Thành, cấp Tỉnh, và cấp Quốc gia.

Từ những vần đề nêu trên tôi nghĩ rằng phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực học tin học, giúp các em có đủ khả năng ứng dụng CNTT vào trong học tập cũng như trong cuộc sống làm nền móng và động lực cho các em trong những cấp học tiếp theo. Và là nòng cốt cho đội ngũ kỹ sư tin học giỏi mai sau…không những ở trường tôi mà ở nhiều trường tiểu học khác cũng nên làm. Chính vì vậy tôi chọn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học” nhằm giới thiệu, chia sẻ với các đồng nghiệp những sáng kiến, kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, cũng mong để góp thêm 1 phần công sức nhỏ vào sự phát triển của môn Tin học trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.

doc 16 trang Chăm Nguyễn 14/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học
ồng chéo nhau sau đó dùng tẩy tẩy đi phần bên trong và tô màu ta được hình đám mây.
Để hoàn thành một bức tranh vẽ trên máy mất rất nhiều thời gian vì vậy với nội dung này giáo viên cần ra chủ đề và vạch ra một số ý tưởng để thể hiện theo chủ đề đó rồi yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành và mail cho giáo viên để giáo viên kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung cho bài vẽ của học sinh lần sau được tốt hơn lần trước. Nên chú trọng việc sạng tạo của học sinh trong vẽ tranh không nên gò ép học sinh vẽ theo chủ quan của giáo viên.
 Cần sưu tầm và giới thiệu những tranh vẽ đẹp để học sinh thưởng thức.
 Tổ chức thi vẽ tranh trên máy tinh trong việc sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu tin học”. Qua đây học sinh có thêm niềm đam mê, hứng thú cũng như học tập lẫn nhau lẫn phát huy khả năng sáng tạo của mình.
 - Trong hội thi ở năm học 2012-2013 có nội dung hoàn toàn mới đó là yêu cầu học sinh trình diễn Powerpoint. Với nội dung này mới, rất hấp dẫn đối với học sinh nên việc hướng dẫn học sinh có một số thao tác cơ bản trong trình chiếu Powerpoint không đến nỗi khó. Giáo viên làm mẫu một cách tỉ mĩ cẩn thận từng thao tác chiếu qua máy chiếu là học sinh có thể nắm và thực hiện được các thao tác cơ bản để có thể trình chiếu một số nội dung đơn giản..
* Mảng kiến thức toán học:
 Bồi dưỡng HSG tin học nhưng lại luôn đi kèm với việc bồi dưỡng toán học bởi vì trong cuộc sống cũng như trong các Hội thi tin học trẻ 2 nội dung này luôn đi kèm với nhau liên quan đến nhau rất mật thiết. Học giỏi toán là cơ sở để giải các bài toán tin, toán lập trình sau này. Nhưng với nội dung và phạm vi của đề tài tôi chỉ muốn nói đến một số dạng toán mà ta thường gặp trong các hội thi tin học trẻ. Toán học thì rộng và đa dạng ta bồi dưỡng cho học sinh không phải mong cho trúng đề, trúng dạng mà bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận toán học để từ đó phát triển được tư duy của các em và các em có thể chủ động vận dụng giải bất kỳ dạng toán nào thuộc cấp học của mình.
Với nội dung này cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển giao lưu toán tuổi thơ của trường. Tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng toán để có những đánh giá sát với năng lực học toán của từng học sinh từ đó có biện pháp thích hợp với từng em nhằm giúp các hiểu và vận dụng giải được các dạng toán suy luận logic thường gặp trong các kỳ thi HSG tin học. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng toán thông qua việc sưu tầm được các dạng toán logic, toán suy luận, toán hay mà không có thời gian hoặc khả năng để bồi dưỡng thì nhờ giáo viên bồi dưỡng toán giảng dạy cho học sinh trong các buổi bồi dưỡng toán tuổi thơ. Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài dạng toán trong nhiều dạng thường gặp trong các Hội thi tin học trẻ.
+ Dạng toán tìm quy luật số: 
Đây là dạng toán tìm quy luật của các dãy số rồi điền các số tiếp theo của dãy hoặc tìm ra số không thuộc quy luật của dãy...
Cách giải: Xét xem dãy số tăng hay giảm, tăng, giảm như thế nào? . Tìm mỗi liên hệ giữa các số hạng sau và số hạng trước, cũng có thể là dãy số bao gồm 2 dãy đan xen...
Ví dụ: Tìm số hạng tiếp theo của dãy số sau:
a. 1;	2 ; 3; 5; 8; 13;	21;.....;......	?
Ta xét thấy : 	3 = 2+1
	5 = 3+2
	8 = 5+3
	13= 8+5
	21=13+8
Vì vậy số hạng tiếp theo là 21+13=34
b. 8;	10;	11;	14;	14;	?
Ta thấy dãy số này tăng không đều nên phải nghĩ đến khả năng đây là dãy số gồm 2 dãy đan xen: đó là 8 11 14 và dãy 10 14 ? nên số hạng tiếp theo là 14+(14-10) = 18
 Nếu số trong hình thì ta xét theo góc đối đỉnh, hoặc theo chiều kim đồng hồ ...
+ Dạng toán suy luận logic.
Trong logic toán học, ta phân tích, suy luận để chỉ ra các luận cứ đúng hay sai mà lời giải sử dụng suy luận logic.
Ví dụ khi giảng cho học sinh bài toán sau:
Ba bạn tên Đỏ, Xanh, Vàng mặc 3 áo màu đỏ, xanh, vàng đến một buổi dạ hội. Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng: “Cả ba chúng ta đều không mặc màu áo trùng tên”. Hỏi màu áo của mỗi bạn đang mặc?
GV đặt câu hỏi: “Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng” từ câu nay ta suy ra được điều gì? (Bạn Vàng không mặc áo màu xanh)
? Bạn Vàng không mặc áo màu xanh thì bạn Vàng chỉ có thể mặc áo màu gì? 
(Bạn Vàng không mặc áo màu xanh nên bạn Vàng mặc áo màu đỏ)
Vậy bạn Xanh không mặc áo màu xanh, màu đỏ thì bạn Vàng mặc vậy suy ra bạn Xanh mặc áo màu gì? (Bạn Xanh mặc áo màu vàng và bạn Đỏ mặc áo màu xanh (màu còn lại)
Cần rèn luyện cho học sinh tư duy tìm lời giải và cách trình bày một bài giải toán trên máy tính một cách khoa học, lập luận chặt chẽ nhưng ngắn gọn súc tích.
Ví dụ: Khi giải bài toán sau (Đề thi HSG Tin học trẻ quốc gia năm 2008)
Bài toán: Dùng can 5l và can 7l. Hãy trình bày cách thực hiện để lấy được 6l nước từ bề. Biết rằng can không có vạch chia độ, mỗi Bước thực hiện chỉ có thể:
Đong đầy can
Đổ nước hết trong can hoặc đổ sang can khác đến khi đầy can.
Đổ hết nước trong can sang bể.
Hướng dẫn:
GV phải yêu cầu hs nhận định đây thuộc dạng toán nào và hướng giải ra sao?
 Trong quá trình bồi dưỡng mảng kiến thức toán học giáo viên đã định hướng cho học sinh giải dạng toán này là: Suy ngược để đặt các phép tính mà sao cho các số có liên quan đến dung tích của 1 trong các dụng cụ đó, phép tính đầu tiên có kết quả là số cần lấy ra cho đến phép tính cuối cùng là liên quan đến cả 2 dụng cụ.
 Ở đây: Ta có: 6 = 7 – 1; 1 = 5 – 4; 4 = 7 – 3; 3 = 5 – 2; 2 = 7 – 5. Nên ta có bài giải như sau: (Phần này chỉ suy nghĩ và nháp để tìm ra cách giải)
Bài giải
TT
Cách thực hiện
Can 5l
Can 7l
1.
Đong đầy can 7l
0
7
2.
Đổ từ can 7l sang can 5l
5
2
3.
Đổ can 5l vào bể
0
2
4.
Đổ từ can 7l sang can 5l
2
0
5.
Đong đầy can 7l
2
7
6.
Đổ từ can 7l sang can 5l
5
4
7.
Đổ can 5l vào bể
0
4
8.
Đổ từ can 7l sang can 5l
4
0
9.
Đong đầy can 7l
4
7
10.
Đổ từ can 7l sang can 5l
5
6
Với cách trình bày bài giải như thế này người đọc rất dễ hiểu mà ngắn gọn. (Hai cột cuối của bảng thể hiện lượng nước có trong can sau mỗi bước thực hiện). Thay vì cách trình bày bài giải như sau dài dòng mà người đọc khó hiểu:
	Bài giải:
Bước 1: Đong đầy can 7 lít
Bước 2: Đổ từ can 7 lít sang can 5 lít, trong can 7 lít còn lại 2 lít.
Bước 3: Đổ can 5 lít vào bể
Bước 4: Đổ 2 lít trong can 7 lít sang can 5 lít
Bước 5: Đong đầy can 7 lít
Bước 6: Đổ từ can 7 lít sang can 5 lít (lúc này chỉ cần 5-2 = 3 lít), trong can 7 lít còn 4 lít
Bước 7: Đổ can 5 lít vào bể
Bước 8: Đổ 4 lít trong can 7 lít sang can 5 lít
Bước 9: Đong đầy can 7 lít
Bước 10: Đổ can 7 lít sang can 5 lít cho đến khi can 5 lít đầy (Trong can 7 lít còn lại số nước ta cần lây ra là: 7-1=6 lít)
 Giáo viên phải tham khảo tìm kiếm các dạng toán hay toán khó, toán suy luận logic cấp tiểu học qua sách chuyên đề bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5, qua các kỳ thi tin học trẻ cũng như qua các cuộc giao lưu toán tuổi thơ để bồi dưỡng cho đội tuyển của mình được tiếp cận với nhiều dạng toán và có chiều sâu. Từ đó phát triển được tư duy năng lực giải toán cho học sinh.
d. Khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn học ở học sinh.
Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động bồi dưỡng trên đối tượng học sinh không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say mê học tập bộ môn. Với các đối tựơng như vậy, thường rất khó. Nếu phát hiện đúng học sinh vừa có tố chất vừa có tinh thần say mê học tập thì coi như việc bồi dưỡng đã thành công đến 60%. Vậy làm thế nào để khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn học ở học sinh?. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau: 
- Động viên, khích lệ kịp thời khi học sinh làm tốt hoặc khi học sinh tự tìm ra các thao tác để giải quyết một yêu cầu nào đó của môn học.
- Vì đặc thù môn học nên giáo viên có thể ra các yêu cầu cao khi mà giáo viên chưa hướng dẫn học sinh, hoặc lấy các đề thi trắc nghiệm của những năm học trước, của các cấp các địa phương khác phát cho những học sinh trong đội tuyển ban đầu để học sinh về nhà tự tìm hiểu thông qua cha mẹ, anh chị, qua mạng hay tự tìm tòi thực hành để giải quyết yêu cầu đó. Những kiến thức mà học sinh tự mình khám phá có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần học tập của các em và đó cũng là những kiến thức được khắc sâu trong trí nhớ của các em nhiều nhất. Việc làm này chính là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các câu hỏi trắc nghiệm dạng sau khi mà chưa dạy cho học sinh kiến thức để trả lời các câu hỏi này.
Câu 1: Trong Windows sử dụng tổ hợp phím nào để kích hoạt nút Start?
  CTRL + X 
  ALT + F4
  CTRL + ESC
  CTRL + Z
Câu 2: Trong soạn thảo Word, để chèn tiêu đề trang (đầu trang và chân trang), ta thực hiện:
  Format - Header and Footer
  Insert - Header and Footer
  View - Header and Footer
  Tool - Header and Footer
Câu 3: Trong cửa sổ Windows Explorer, sau khi ta chọn thư mục, rồi ấn F2, có nghĩa là:
  Đổi tên thư mục 
  Sao chép thư mục
  Di chuyển thư mục
  Xem thuộc tính của thư mục
Làm như vậy buộc học sinh phải tự mình mày mò thực hành để tim ra câu trả lời.
Sau khi học sinh nạp bài làm cho giáo viên thì giáo viên chấm và chữa cho học sinh, trong những lần làm bài sau học sinh sẽ tránh được những nhầm lẫn mà mình đã gặp trước đó. Với cách dạy – học này học sinh rất dễ nhớ lý thuyết.
c. Về phương pháp và kinh nghiệm làm bài:
 Phương pháp và kinh nghiệm làm bài là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG, bởi nó không chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ môn mà nó quyết định tính hiệu quả trong suốt quá trình ôn luyện. Vì vậy trong quá trình ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
 - Với bài thi trắc nghiệm: Đọc kỹ đề và các đáp án. Với những câu hỏi mà mình biết chắc chắn thì tự tin chọn đáp án; với những câu hỏi trong lĩnh vực mà mình nắm chưa chắc thì dùng phương pháp loại trừ. 
- Với bài thi thực hành trên máy: Nếu là soạn thảo theo mẫu văn bản thì cần đúng nội dung và giống về hình thức. Nếu là đề có tính chất mở thì phải vận dụng những kiến thức đã học để tạo và trình bày văn bản đầy đủ về nội dung và đẹp về hình thức. Phần vẽ tranh cần chú trọng đến những hình ảnh chính thể hiện được chủ đề sau đó mới vẽ những hình ảnh phụ (nếu như không kịp thời gian) vì phần vẽ tranh học sinh thường mất nhiều thời gian. Đặc biệt chú trọng việc lưu kết quả bài làm theo đúng yêu cầu của đề. Tránh tình trạng lưu đè tệp trắng lên bài làm hoặc quên không lưu bài, làm mất bài. Hướng dẫn cho học sinh lưu dự phòng bài làm của mình đề phòng trong những trường hợp gặp phải sự cố.
C.PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả thực hiện đề tài:
Trong những năm gần đây tôi áp dụng đề tài nay vào việc phát hiện và bồi dưỡng HSG tin học ở trường tôi thu được kết quả rất khả quan.
Không những đối tượng học sinh giỏi có chất lượng hơn mà ngay cả học sinh đại trà cũng có tinh thần học hỏi cao hơn, say mê môn học hơn nên chất lượng đại trà cũng từ đó mà được nâng cao. Phong trào học giỏi tin học cũng được nhân rộng.
Kết quả HSG các cấp cụ thể như sau:
TT

Năm học
Kết quả đạt được ở Hội thi cấp Tỉnh
Tham gia thi cấp Quốc gia
Tổng số
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
3
2006-2007
5

2
1
2
1
4
2007-2008
7

1
1
5

5
2008-2009
5
1
1
1
2
1
6
2009-2010
3
1

1
1
1 (GiảiKK)
7
2010-2011
3
2


1
Thành phố tổ chức
8
2011-2012
2

1
1


9
2012-2013
2
1


1
1 (Giải ba)
Có thể nhìn vào bảng chúng ta thấy số lượng học sinh đạt giải giảm nhưng đó vì số lượng học sinh tham gia bị hạn chế. Nếu ta so sánh với kết quả của các trường khác thì sẽ thấy rõ trường tôi hầu như năm nào cũng đạt kết quả cao trong các Hội thi Tin học trẻ các cấp. Mà trường tôi tổng số học sinh lớp 5 không nhiều như một số trường khác trên địa bàn. 
 Tôi đã áp dụng thành công đề tài trong nhiều năm qua cụ thể được các cấp đánh giá cao kết quả bồi dưỡng HSG tin học. Năm 2009 tôi được Tỉnh Đoàn tặng giấy khen, Năm 2010 tôi được Chủ tịch Thành phố tặng giấy khen về những thành tích đã đạt được đó là có học sinh giỏi Quốc gia. Năm 2013 tôi được chủ tịch Tỉnh tặng giấy khen về thành tích bồi dưỡng HSG tin học quốc gia.
2. Bài học kinh nghiệm:
Kinh nghiệm sau nhiều năm bồi dưỡng, có đựơc những thành công đó trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn tin học của tôi đựơc tóm tắt ở 3 điểm sau đây.
 1- Quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG môn tin học là quá trình giáo dục nâng cao, biến những học sinh có tiềm năng thành học sinh có khả năng, những học sinh ít hoặc chưa bộc lộ niềm say mê, hứng thú với môn tin học thành những học sinh say mê, hứng thú với môn tin học. Trong quá trình này vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Quan trong từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyển dạy, uốn nắn đến việc khích lệ sự cố gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.
 2- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp đỡ đồng nghiệp. Muốn học sinh giỏi, giáo viên cũng phải phải giỏi. Giáo viên giỏi không chỉ ở mức độ truyền dạy kíên thức, chân lý mà cao hơn là, dạy cho học sinh cách đi tìm kiến thức, chân lý từ những bài giảng của mình. Đặc biệt đây là lĩnh vực thay đổi và phát triển liên tục. Giáo viên phải cập nhật kiến thức kịp thời mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của môn học đặc thù này.
3- Cùng với sự truyền dạy kiến thức, người giáo viên phải truyền đựơc cảm hứng say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Không có niềm say mê, dù có kiến thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt, khó đạt đựơc đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là lĩnh vực CNTT. 
3. Những kiến nghị đề xuất:
 - Nếu giáo viên dạy tin học tiểu học đều áp dụng đề tài này tôi nghĩ chất lượng mũi nhọn HSG Tin học sẽ tăng lên rõ rệt. Không phải các trường đều có số HSG đạt giải tăng lên mà là chất lượng của học sinh tham gia hội thi sẽ tăng. Vì đặc trưng của Hội thi tin học trẻ số lượng giải hạn chế không như những môn học khác. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chúng ta áp dụng đề tài không chỉ mong có được học sinh đạt giải các Hội thi tin học trẻ nhiều hơn mà cao hơn nữa, ý nghĩa hơn nữa là chúng ta đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo đúng tinh thần Văn bản Số 6072/ BGGĐT –CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014. Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua.
- Nhà trường cần mua sắm đầy đủ trang thiết bị, máy móc dạy học đáp ứng yêu cầu dạy tin học hiện nay. (Như sắm loa, máy chiếu cố định cho phòng tin học).
- Các cấp các ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa và có chế độ chỉ tiêu thi tuyển vào biên chế đối với giáo viên dạy tin học cấp tiểu học trên địa bàn thành phố, động viên khích lệ giáo viên phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng HSG tin học ở cấp tiểu học rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và hội đồng khoa học để đề tài được nhân rộng và đạt kết quả cao hơn.
Chân thành cảm ơn !	
	Vinh, ngày 02 tháng 12 năm 2013

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tuyen_chon_va_boi_d.doc