Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng Elearning có hiệu quả

Trong thời đại hiện nay, học sinh có nhiều điều kiện được tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet từ rất sớm. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các em nhưng cũng đặt ra cho gia đình và nhà trường những mối hiểm họa từ Internet có thể gây ra cho các em. Việc gia đình và nhà trường hướng cho học sinh khai thác những nội dung thông tin hữu ích, có thể hỗ trợ, giúp học sinh học tập tốt hơn là rất cần thiết.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin, trẻ em được tiếp cận một lượng tri thức phong phú từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó làm nảy sinh ở các em nhu cầu nhận thức khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy việc dạy học không thể cung cấp cho học sinh tất cả những tri thức các em mong muốn mà chỉ có thể vạch ra cho các em con đường, cách thức để khám phá, chiếm lĩnh những tri thức ấy. Đó chính là dạy cho các em phương pháp học tập, giúp các em phát triển năng lực sáng tạo, tính độc lập, tự chủ của bản than mà việc tự học đóng một vai trò quan trọng.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ việc học và tự học cho học sinh. Bên cạnh khối lượng khổng lồ sách tham khảo thì các website học tập dành riêng cho học sinh tiểu học nói chung và môn toán tiểu học nói riêng lại đứng ở vị trí khá khiêm tốn. Lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo, lựa chọn phương thức học tập để có thể phát huy khả năng tự học, khuyến khích sự hứng thú trong học tập của học sinh là vấn đề cần nghiên cứu của các nhà giáo dục.

Vì vậy, là một giáo viên tin học và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trong nhà trường nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả”.

doc 46 trang Chăm Nguyễn 27/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng Elearning có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng Elearning có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng Elearning có hiệu quả
ẽ trở thành bài giảng điện tử, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy - học. Như vậy sẽ xuất hiện phương pháp dạy học thụ động “nhìn - chép”, “đọc - chép”.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI
1. Mục đích và yêu cầu tổ chức thực nghiệm đề tài:
- Giúp cho giáo viên có vốn hiểu biết về tin học nắm được một số kỹ năng (chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, tạo hình nền, phông chữ, ) khi thiết kế bài giảng điện tử e – learning.
- Giúp cho giáo viên thiết kế được bài giảng điện tử e - learning để phục vụ cho việc học tập của học sinh một cách đơn giản, thuận tiện và đem lại hiệu quả cao.
2. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm đề tài:
2.1. Thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint:
Trước khi xây dựng bài giảng E-learning, bước đầu tiên thiết bài giảng điện tử trên Powerpoint.
Xây dựng bài học trên bài giảng điện tử Mạng máy tính (tiết 1) trên nền Powerpoint theo 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:
- Giới thiệu sự cần thiết sử dụng mạng máy tính.
- Học sinh biết được khái niệm mạng máy tính, các phương tiện mạng và giao thức truyền thông trong mạng máy tính.
- Hiểu được cách thức hoạt động của các loại mạng.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc logic nội dung và tiến trình dạy học:
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. 
Dưới đây là cấu trúc logic nội dung bài học:
Bước 3: Multimedia hoá kiến thức:
Việc Multimedia hoá kiến thức được thực hiện thông qua các bước:
Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.
Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh,
Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu.
Bước 4: Tổ chức lưu trữ các thư viện tư liệu:
 Sau khi đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cây thư mục có cấu trúc sau đây là hợp lý nhất cho một bài giảng hay cả hệ thống bài giảng điện tử. 
 Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn.
Lựa chọn ngôn ngữ hay phần mềm trình diễn cũng cần quan tâm đến trình độ tin học của người dùng. Những phần mềm có tính thân thiện cao, khả năng trình diễn thông tin tốt, dễ thiết kế, chỉnh sửa, cập nhật luôn là một lựa chọn đúng để đảm bảo tính khả thi và phổ dụng. Phần mềm PowerPoint được dùng phổ biến nhất hiện nay, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ tin học cơ bản nhất. 
Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong các quá trình thiết kế. Về nguyên tắc, bài giảng chỉ có thể hoàn thiện sau nhiều lần sử dụng nó.
* Vấn để đặc biệt chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint cũng như các phần mềm thiết kế khác là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử, bao gồm:
Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học.
Đảm bảo tính hiệu quả.
Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng.
Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu.
Đảm bảo tính nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin.
Một số hình ảnh về bài giảng thiết kế trên PowerPoint:
2.2. Biên tập kịch bản cho bài học:
Đưa multimedia vào bài giảng gồm video và âm thanh vào sau khi đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh tương ứng với các ví dụ trong bài học.
Nhưng vấn đề cơ bản ở đây là nếu chúng ta sử dụng các thiết bị thông thường như webcam, máy ảnh, máy ghi âm chất lượng không tốt thì các multimedia có chất lượng không tốt. Vậy làm sao để có được multimedia chất lượng?
Giáo viên khi đưa multimedia vào bài giảng gồm video và âm thanh vào bài giảng thường ghi âm trực tiếp hoặc dùng các thiết bị kỹ thuật có chất lượng kém nên bài giảng không đạt được hiệu quả cao. Cụ thể là xảy ra các trường hợp sau:
Không đưa được những file hình ảnh vào bài giảng. (cô Hạnh giáo viên lớp 5A).
Phần âm thanh ghi âm có chất lượng kém (rè, tiếng ồn)- Cô Thu giáo viên dạy Mỹ thuật
Phần âm thanh của phim có chất lượng kém (hầu hết các thầy cô giáo đều mắc phải).
Giáo viên không lồng được âm thanh của mình vào đoạn video như ý muốn (Cô Hạnh giáo viên lớp 2C, )
Qua khảo sát 20 giáo viên trong nhà trường sau khi chưa tìm hiểu bộ công cụ hỗ trợ soạn bài giảng elearning này đạt kết quả như sau: chất lượng bài (heo đánh giá của Hội đồng giáo dục nhà trường)
Chất lượng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tốt
2
10
Khá
10
50
TB
8
40
Để giải quyết được vấn đề này tôi xin đưa ra giải pháp đó là chúng ta phải sử dụng một số công cụ hỗ trợ hữu ích để xử lý multimedia ví dụ như: 
Phần mềm Total Video Converter: Chuyển đổi định dạng file âm thanh, hình ảnh.
Phần mềm Ulead VideoStudio: Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh).
Phần mềm Audacity 1.3 Beta (Unicode): Xử lí chất lượng âm thanh.
Đây là biểu tượng của 3 phần mềm trên:
Ở đây tôi xin phép không trình bày cách tải và cài đặt phần mềm của 3 phần mềm này bởi vì trên internet có rất nhiều trang web đã giới thiệu bạn chỉ cần vào google tìm kiếm là được.
2.2.1. Chuyển đổi định dạng file âm thanh, hình ảnh bằng phần mềm Total Video Converter:
Đây là giao diện của phần mềm: 
Nút chèn file cần chuyển đổi
Ô chọn vị trí xuất ra của file
Nút bắt đầu chuyển đổi
Nút chạy file cần chuyển đổi
Phần hiển thị nội dung file
Bước 1: Chọn file cần chuyển đổi nháy chuột vào new Task\open để chọn ví dụ: 
Bước 2: Chọn định dạng cuối cho file ví dụ: 
Chọn định dạng loại video
Chọn định dạng loại âm thanh
Bước 3: Nháy chuột vào nút Convert Now 
Vậy là qua 3 bước chúng ta đã được file đã chuyển đổi định dạng
Chú ý:
	 File chèn vào không nên để tên là tiếng việt (phần mềm sẽ không nhận ra (đây là lỗi mà hầu hết các thầy cô giáo mắc phải khi sử dụng nhưng tư liệu đã download được từ trên mạng xuống, hoặc đặt tên file tiếng việt).
‚ Trước khi chuyển đổi file cần tạo thư mục để đưa dữ liệu vào đó sau khi định dạng (chọn đầu ra là thư mục đã tạo.
2.2.2. Xử lí chất lượng âm thanh Phần mềm Audacity 1.3 Beta (Unicode):
Chúng ta cùng tìm hiểu cách loại bỏ những tạp âm của âm thanh.
Bước 1: chọn file\open\open để chọn âm thanh cần chỉnh sửa.
Màn hình xuất hiện như sau: 
Những âm thanh chính thường có biên độ lớn và tiếng ồn (rè) thường có biên độ nhỏ.
Bước 2: Nghe thử và bôi đên đoạn âm thanh rè
Bước 3: 	- Chọn effect\noise Removal
	- Chọn get noise profile
Bước 4: 	- Nhấn ctrl + A để chọn toàn bộ âm thanh.
	- Chọn effect\noise Removal\ok
Bước 5: Lưu file đã lọc âm thanh: file\export\save
2.2.3. Xử lý âm thanh, hình ảnh, film chuyên nghiệp (Cắt, ghép, lồng tiếng, âm thanh và hình ảnh) bằng phần mềm Ulead VideoStudio (Ulead VideoStudio 9):
- Trước đây các thầy cô hay dùng phần mềm Windows movie maker để cắt, ghép, lồng tiếng cho âm thanh, hình ảnh nhưng khi sử dụng phần mềm này có nhược điểm là xử lý không chuyên nghiệp, đầu ra của file không đa dạng (đuôi), khó thao tác chính xác,
- Với phần mềm Ulead VideoStudio chúng ta có thể khắc phục hoàn toàn những lỗi đó.
 Ở đây tôi xin giới thiệu vấn đề sau:
+ Cắt video và âm thanh.
+ Tạo video từ các tấm ảnh.
+ Ghép video, âm thanh, loại bỏ âm thanh trong video và chèn âm thanh khác vào video.
2.2.3.1. Cắt video, âm thanh:
a. Cắt video:
Bước 1: Đưa video vào phần mềm: file\insert media file to library\insert video\open
Bước 2: Kéo thả video vào phần cửa sổ hiệu chỉnh
Bước 3: Xem video và kéo con chạy đến vị trí cần cắt 
Con chạy
Màn hình hiển thị
+ Muốn cắt phần bên trái nhấn nút: 
+ Muốn cắt phần bên phải nhấn nút: 
Bước 4: Lưu phần video đã cắt: share\creat video file\chọn định dạng video\save.
a. Cắt âm thanh : làm tương tự như video
Bước 1: Đưa video vào phần mềm: file\insert media file to library\insert audio \open
Bước 2: Kéo thả audio vào phần cửa sổ hiệu chỉnh
Bước 3: nghe audio và kéo con chạy đến vị trí cần cắt 
Bước 4: Lưu phần audio đã cắt: share\creat sound file\chọn định dạng audio\save.
2.2.3.2. Tạo video clip từ những bức ảnh sẵn có:
Bước 1: Đưa ảnh vào phần mềm: file\insert media file to library\insert image \open
Bước 2: Kéo thả ảnh vào cửa sổ hiệu chỉnh (ảnh nào hiện trước thì kéo ra trước)
Bước 3: Đặt thời gian hiển thị cho ảnh 
Bước 4: Tạo hiệu ứng chuyển ảnh: Chọn nút effect và kéo thả hiệu ứng vào khoảng giữa 2 ảnh.
Bước 5: Chèn âm thanh cho đoạn clip: 
	+ Chèn âm thanh vào phần mềm
	+ Kéo thả âm thanh đó vào cửa sổ hiệu chỉnh và cắt bớt sao cho hình ảnh và âm thanh cùng kết thúc.
Bước 6: Lưu clip
	+ Nhấn ctrl + A để chọn cả ảnh và âm thanh
	+ share\creat video file\chọn định dạng video\save.
2.2.3.3. Ghép video, âm thanh, loại bỏ âm thanh trong video và chèn âm thanh khác vào video:
a. Ghép video:
- Bước 1: Đưa các video cần ghép vào phần mềm.
- Bước 2: Kéo thả từng video vào cửa sổ hiển thị, video nào hiển thị trước thì kéo trước.
- Bước 3: Nhấn ctrl + A và lưu thành một video (giống như trên).
b. Ghép nhiều đoạn âm thanh với nhau: tương tự video
c. loại bỏ âm thanh video:
- Bước 1: Chèn và đưa video vào cửa sổ hiệu chỉnh
- Bước 2: Nháy vào biểu tượng mute 
- Bước 3: Lưu video.
d. Chèn âm thanh khác vào video:
- Bước 1: Loại bỏ âm thanh cho video.
- Bước 2: chọn nút audio và kéo thả audio cần chèn vào cửa sổ hiệu chỉnh,
- Bước 3: Cắt âm thanh và video sao cho bằng nhau (tham khảo phần tạo vidio clip).
Trên đây là phần hướng dẫn 3 phần mềm hữu hiệu cho multimedia để chèn vào bài giảng elearning.
3 Kết quả đạt được:
* Qua khảo sát 20 giáo viên trong nhà trường sau khi tìm hiểu bộ công cụ hỗ trợ soạn bài giảng elearning này đạt kết quả như sau: chất lượng bài (theo đánh giá của Hội đồng giáo dục nhà trường)
Chất lượng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tốt
19
95
Khá
1
5
TB
0
0

* Một số bài giảng elearning tiêu biểu:
Cô Hạnh lớp 5A (một số hình ảnh)






Cô Hằng lớp 2A (một số hình ảnh)






Sau một thời gian tiến hành giảng dạy giáo án điện tử theo phương pháp cải tiến về cách trình bày bố cục bài giảng theo cấu trúc logic nội dung trên PowerPoint, và áp dụng thử nghiệm vào các bài giảng trực tuyến E_Learning tôi nhận thấy có tác dụng rất lớn đến người dạy và người học.
Đối với giáo viên: 
+ Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian, chí phí. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet.
+ Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sữa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó.
+ Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic.
Đối với học sinh:
+ Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. 
+ Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ
+ Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học.
+ Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E_Learning.
PHẦN 3
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy để thiết kế một bài giảng điện tử E_Learning thật sự được coi là một phần mềm dạy học và được ứng dụng trong thực tế thì chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Với môi trường dạy học trong các nhà trường hiện nay thật sự khó khăn khi đưa bài giảng E_Learning thay thế một số bài học cụ thể, vì thiết bị hỗ trợ cho học sinh học tập ở nhà. Mạng Internet không phải gia đình học sinh nào cũng có kinh tế đảm bảo. Để đưa các bài giảng E_Learning vào thực tiễn, ngoài vấn đề đã nêu trên thì nhà trường còn kế hợp với các trung tâm Tin học, các tổ chức có phòng học ảo trên Internet để tạo môi trường học tập.
- Người giáo viên phải tích cực tìm kiếm thông tin trên sách vở, trên mạng Internet, Nhằm bổ sung thêm nội dung kiến thức cho bài học, vì so với bài giảng thông thường được trình bày trên bảng đen thì thông tin trên bài giảng điện tử là vô cùng phong phú. Để học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu sâu hơn về nội dung kiến thức, trong một số bài học, giáo viên còn phải chuẩn bị thêm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Mỗi thao tác thực hiện câu hỏi trắc nghiệm còn kèm theo thao tác quay lui để trả lời các câu hỏi gợi ý (nếu học sinh không trả lời hoặc trả lời sai các câu hỏi chính). Điều đó giúp cho hầu hết các em học lực trung bình hoặc học yếu sẽ dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả.
- Tuỳ theo từng bộ môn mà giáo viên phải nắm được những đặc trưng của môn học mà mình tham gia giảng dạy, từ đó có thể lựa chọn bài học để mà thiết kế. 
- Bài giảng điện tử E_Learning thực chất là một phương tiện hỗ trợ dạy học, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ phía giáo viên.
- Cần phải khai thác hết khả năng hỗ trợ dạy học của bài giảng điện tử E_Learning. Đặc biệt đối với các chức năng đưa đến hiệu quả sư phạm lớn. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là sử dụng máy vi tính cần hết sức chú ý tránh sự phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học đã không cần đến nó.
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học với máy tính ít nhiều làm cho quá trình dạy học phụ thuộc vào các thiết bị. Cần phải lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại do hệ thống thiết bị gây nên, ví dụ như xây dựng các phòng học ảo trên mang Internet... 
Do thời gian nghiên cứu, cũng như quá trình công tác giảng dạy mới chỉ là một thời gian ngắn, thiết bị hỗ trợ và môi trường áp dụng dạy học E_Learning rất hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng nên tôi rất mong quý bạn đọc cũng như các đồng nghiệp có những ý kiến đóng góp tích cực nhằm phát triển cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
* Đề xuất ý kiến:
Để đề tài được sử dụng đạt hiệu quả cao, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
Tăng cường trang thiết bị CNTT cả về chất lượng và số lượng tại các trường tiểu học.
Kết nối mạng Internet cho hệ thống máy tính ở các trường tiểu học.
Nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính, ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào dạy học cho giáo viên.
Khuyến khích giáo viên tự làm phần mềm dạy học, hỗ trợ việc thiết kế các phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy và học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_bai_giang.doc