Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chấtlượng giáo dục ở tất cả các cấp học mà trong đó cấp Trung học cơ sở là không thể thiếu. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường ở tất cả các bộ môn cần thể hiện tinh thần trách nhiệm,tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ mệnh của ngành đã đề ra.

Trong các môn học, Tin học là môn học không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường đặt lên vai đội ngũ thầy cô giáo giảng dạy Tin học là nghĩa vụ cao cả để hoàn thànhcác chỉ tiêu và hiệu quả đào tạo của nhàtrường đặc biệt là bậc học Trung học cơ sở.

Việc giảng dạy Tin học trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam nhiều năm nay đã xem môn Tin học là môn học không thể thiếu, bậc học Trung học cơ sở lại rất cần thiết đối với lứa tuổi phát triển về tư duy, về tâm sinh lý. Trong đó, môn Tin học được triển khai thực hiện ở tất cả các khối 6, 7, 8, 9.

Học sinh được tiếp cận nhiều trên các phương tiện hiện đại, hệ thống phòng máy với các thiết bị máy tính có cấu hình tương đối cao, hệ thống mạng cáp quang tương đối mạnh để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu học tập vàtra cứu bộ môn Tin học của học sinh trong nhà trường.

Trong các khối lớp học thì Tin học lớp 6 là nămđầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học được vào là học chính thức.

docx 31 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
ộng, nhiều ý tưởng sáng tạo.
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa và sách giáo viên, hình dung ra kịch bản bài học trên lớp và cụ thể hoá mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể (đầu ra) của hoạt động học.
Hoạt động khởi động trước khi vào bài học mới được tiến hành như sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ câu hỏi nêu nhiệm vụ khởi động trong sách giáo khoa (hoặc giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi khác đã được chuẩn bị), cả lớp chú ý theo dõi, lắng nghe.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh trình bày những ý kiến, đánh giá, nhận xét của cá nhân:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ý thức rõ vấn đề, tình huống, nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện thông qua các câu hỏi trong phần khởi động trong sách giáo khoa.
Giáo viên có thể dự kiến thêm những câu hỏi để gợi lại các kiến thức, biểu tượng đã có của học sinh liên quan đến bài học mới; những câu hỏi cho học sinh giỏi để phát triển vấn đề, tìm hiểu vấn đề ở mức cao; những câu hỏi để cụ thể hoá, chia nhỏ, làm rõ vấn đề đối với những học sinh nhận thức chậm.
Bước 3: Giáo viên định hướng hoạt động học bài mới
Giáo viên soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên ghi tóm tắt toàn bộ câu trả lời của học sinh hoặc dùng kết quả hoạt động của học sinh trên bảng chính để định hướng hoạt động học bài mới.
Ví dụ 1: Bài 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên trình chiếu video bài hát “Chú bộ đội” cho học sinh xem và đưa ra câu hỏi.
Đố các em biết các em xem video bằng các giác quan nào?
- HS: Trả lời, GV nhận xét và đưa ra câu hỏi
Các em có biết tên bài hát là gì không?
Giáo viên trình chiếu các hình ảnh và thuyết trình vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả các thứ đó được các giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
Ví dụ 2: Bài 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
GV trình bày vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã biết rằng máy tính có thể xử lí được thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí? Con người dùng các chữ số, chữ cái và kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính
thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu là 0 và 1. Cụ thể chúng ta cùng đến với hoạt động 1: Mã hóa
Gv hướng dẫn hoạt động 1: Cho các số từ 0 đến 7 được viết thành dãy tăng dần từ trái sang phải. Em hãy quan sát hình 1.3 và đọc hướng dẫn để biết cách mã hóa số 4.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1. Thu gọn dãy số bằng cách sau
Chia dãy số thành 2 nửa (trái, phải) đều nhau
Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay nửa phải
Ghi lại vị trí của số 4 (trái hoặc phải)
Bỏ đi nửa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nửa dãy số chứa số 4
Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nửa. Thực hiện thu gọn dãy số ba lần cho đến khi còn lại số 4.
Bước 2: Chuyển dãy vị trí thu được (phải, trái, trái) thành 0,1 theo quy tắc: trái thành o, phải thành 1. Như vật số 4 được mã hóa thành 100.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo cách như trên. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không?
HS thảo luận, trả lời: Hai dãy kí hiệu nhận được không giống nhau. Số 3 mã hóa thành 011. Số 6 mã hóa thành 110
=> GV dẫn vào bài học mới, bài 3: Thông tin trong máy tính.
Ví dụ 3: Bài 5: INTERNET.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành.
Nội dung: HS đọc thông tin trong sgk, thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu 2 HS đứng dậy, đóng vai An và Minh đọc đoạn mở đầu.
GV nhận xét hai bạn đóng vai, đặt vấn đề: Đoạn hội thoại trên đang giới thiệu với chúng ta về mạng internet. Vậy Internet là gì và nó có những đặc điểm và lợi ích gì, chúng ta cùng đến với bài 5: Internet
Ví dụ 4: Bài 8: THƯ ĐIỆN TỬ.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với bài học.
Nội dung: GV trình bày, HS đọc thông tin trong sgk, HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát ba hình sau và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi điền vào phiếu học tập.
Câu hỏi: Mỗi bức ảnh cho em biết điều gì?
HS quan sát thảo luận có ý kiến về các phương thức liên lạc ở các hình. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
Phiếu học tập
Hình 1: .
Hình 2: ..
Hình 3: ..
Kết quả học sinh điền vào phiếu học tập
Phiếu học tập
Hình 1: Chim bồ câu đưa thư Hình 2: Gửi thư qua bưu điện Hình 3: Gửi thư điện tử
GV nhận xét dẫn dắt học sinh vào bài học mới: Bài 8: Thư điện tử
Ví dụ 5: Bài 11: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu:
HS lựa chọn được phần mềm xây dựng cuốn sổ lưu niệm trên cơ sở các phần mềm ứng dụng đã được học hoặc biết và giải thích được việc lựa chọn phần mềm đó.
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và đặt vấn đề vào bài học mới.
Nội dung:
Đặt vấn đề vào bài, học sinh thảo luận đưa ra nhận định.
Sản phẩm:
Kết quả thảo luận của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
+ Ba bạn nên làm cuốn sổ trên máy tính.
+ Ba bạn có thể thực hiện được trên máy tính. Vì ở tiểu học đã được học và sử dụng nhiều phần mềm máy tính.
+ Nếu làm trên máy tính có lợi ích đó là mình có thể gửi cho moi người xem trước để góp ý, việc chỉnh sửa cũng thuận tiện. Hơn nữa có thể in ra cho mọi người và lưu trữ trong máy phòng khi cuốn sổ bị hư hỏng hay thất lạc.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu nội dung tình huống trong sách giáo khoa trang 48. Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:
+ Ba bạn nên làm cuốn sổ theo cách thủ công hay trên máy tính?
+ Ba bạn có thể thực hiện được trên máy tính không? Vì sao?
+ Nếu làm trên máy tính có lợi ích gì?
HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
Báo cáo, thảo luận
GV gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi tại chỗ.
GV HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Kết luận, nhận định
Sau khi các bạn thảo luận và đưa ra ý kiến của mình xong, GV nhận xét đánh giá và dẫn dắt vào bài học mới: Bài 11: Định dạng văn bản.
Ví dụ 6: Bài 16: CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN.
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu:
HS trải nghiệm các cấu trúc điều khiển một cách trực quan sinh động.
Nội dung:
Chơi trò chơi: Đúng hay sai?
Sản phẩm:
Kết quả điểm của các nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm có điểm số cao hơn
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi (4 HS chơi và 1 HS bấm thời gian) (Các chủ đề câu hỏi có thể linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù của địa phương và khả năng của HS)
HS thực hiện nhiệm vụ
Chia nhóm, mỗi nhóm có một 1 cặp chơi. Mỗi cặp chơi bốc phiếu chọn chủ đề và trả lời lần lượt các phiếu hỏi thuộc chủ đề vừa chọn. Mỗi câu trả lời đúng nhóm được cộng 1 điểm. GV cử ra một bạn ghi lại câu trả lời của mỗi cặp.
Báo cáo, thảo luận
Thông báo nhóm thắng cuộc
Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài học mới: Bài 16: Các cấu trúc điều khiển.
Giáo viên tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay môn khác trong chương trình phổ thông liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để sẵn sàng gợi ý cho học sinh nhớ lại và liên hệ với bài mới, để học sinh cảm nhận được nhiệm vụ bài học là nhẹ nhàng, không xa lạ. Từ đó hình dung cụ thể hoạt động khởi động ở trên lớp và thiết kế câu hỏi phù hợp.
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN TIN HỌC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tôi đã áp dụng giải pháp trên cho học sinh khối lớp 6 trong năm học 2021 – 2022 đã thu được kết quả rất thiết thực và tích cực: Học sinh chủ động và tích cực tham gia vào hoạt động khởi động, số học sinh hứng thú với bài học mới cao hơn, các em yêu thích môn học, hăng say tìm hiểu bài hơn. Hiện giải pháp đang được tiếp tục áp dụng trong năm học 2022-2023.
Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học với tất cả các khối lớp khi học bộ môn Tin học cũng như các môn học khác.
Khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy, kết hợp với việc áp dụng phương pháp khởi động như trên, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh đã tham gia học một cách chủ động, tích cực, tự giác với niềm hăng say thật sự qua các câu hỏi giáo viên đưa ra, học sinh có thể tự mình nêu vấn đề và trình bày ý kiến. Bước đầu, cả người dạy và người học khi bắt đầu một tiết học đã phá bỏ được sự nhàm chán, uể oải. Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng thú học tập cho các em. Bên cạnh đó chính giáo viên đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía học sinh, kêt thúc mỗi tiết dạy bao giờ cũng là những câu hỏi ngoài lề, liên hệ thực tế. Vậy nên, quá trình dạy học trên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, khiến cả người dạy – người học cảm thấy rất ngắn, tiết học trôi qua rất nhanh.
Với việc áp dụng một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động cho giờ dạy môn Tin học lớp 6 bằng việc khảo sát chất lượng bộ môn Tin học, sự hứng thú, yêu thích bộ môn Tin học của học sinh 2 lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ nét. Cụ thể kết quả đạt được như sau:
Lớp 6A: 39 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu
môn Tin học
Học uể oải, chán ghét môn
Tin học
38
97,4%
1
2,6%
Lớp 6B: 39 HS
(Áp dụng đề tài)
Hứng thú học, yêu
môn Tin học
Học uể oải, chán ghét môn
Tin học
37
94,9%
2
5,1%

Một số hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh vào phần khởi động đầu giờ học
Hình ảnh giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh giơ tay phát biểu
Hình ảnh học sinh nhóm 1: Thảo luận nhóm
Hình ảnh học sinh nhóm 2: Thảo luận nhóm
Hình ảnh giáo viên quan sát và hướng dẫn các nhóm thảo luận
Hình ảnh học sinh đóng vai An và Minh đọc đoạn mở đầu
HÌnh ảnh học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
Hình ảnh giáo viên đưa ra trò chơi “Ai nhanh hơn”
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
Phần 3: KẾT LUẬN
Những vấn đề quan trọng được Sáng kiến đề cập.
Giảng dạy bộ môn Tin học, đặc biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học lại không hề đơn giản. Vì thế giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp hay sự say sưa tiếp nhận sáng tạo của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. Học sinh sau các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự định hướng của giáo viên và tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôiđể tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác và hoạt động nhóm. Với cách tổ chức hoạt động 5 bước như thế này, không có chỗ cho những học sinh chây lười, đối phó. Tuy vậy, để thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên và học sinh làm tốt những việc sau:
Giáo viên phải có sự chẩn bị chu đáo về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt.
Giáo viên phải khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh yêu thích môn Tin học và khám phá sự say mê học tập trong lòng học sinh.
Học sinh phải xác định đúng mục đích học tập môn Tin học, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ, biết trình bày ý kiến của mình.
Hiệu quả thiết thực của Sáng kiến khi được triển khai.
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học Tin học sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học.
Là một giáo viên tin học tôi muốn nói rằng chúng ta cần phải rèn luyện cho học sinh hứng thú môn tin học thông qua hoạt động khởi động, khơi gợi cảm giác dễ chịu mà không phải bị gò bó. Để từ đó học sinh mới nhận thấy được ưu điểm của việc học môn Tin học.
Học sinh là đối tượng được áp dụng sáng kiến, vì vậy để sáng kiến đạt hiệu quả cao thì học sinh cần có tinh thần ham học hỏi, yêu thích bộ môn để tự học, nghiên cứu từ sách vở, bạn bè,
Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả, đặc biệt với môn Tin học đòi hỏi người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo sự hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên để giúp các em học tập tốt. Với tham vọng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đặc biệt là môn Tin học lớp 6, hy vọng thời gian tới bộ môn Tin học ở đơn vị chúng tôi đạt nhiều kết quả đáng kể, cũng như chất lượng giáo dục đào tạo huyện Tiên Du ngày càng phát triển hơn so với các huyện khác trong toàn tỉnh Bắc Ninh.
Kiến nghị với các cấp quản lý.
Với nhà trường, tổ chuyên môn: Cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên nghiên cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham gia những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các câu lạc bộ, các diễn đàn khám phá tuổi thơ đặc biệt khơi dậy niềm say mê hứng thú đối với bộ môn Tin học.
Với Phòng Giáo dục - Đào tạo: Tổ chức tập huấn có hiệu quả đến từng giáo viên dạy Tin học. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên dạy môn tin học trong toàn huyện Tiên Du nói chung và các huyện khác nói riêng.
Đối với giáo viên: Phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Niềm vui của giáo viên Tin học không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri thức, những nụ cười thân thiện đối với giáo viên dạy Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất.
HIỆU TRƯỞNG
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Phạm Thị Thu Ba

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phần 4: PHỤ LỤC
Sách giáo khoa Tin học 6
Sách giáo viên Tin học 6
Sách bài tập Tin học 6
Tài Liệu Hướng Dẫn Giáo Viên Môn Tin Học Lớp 6

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_6_ch.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Tin học 6 cho học sinh thông qua hoạt động khởi động.pdf