Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực hành của học sinh Lớp 3
Tin học là một môn học có những đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, đặc trưng quan trọng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành. Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học. Việc đổi mới công tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Thực hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những giờ học tại lớp và học qua sách vở. Việc đổi mới công tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Thực hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở, mặt khác còn giúp học sinh nắm bắt và tiếp cận với những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Các em chưa chủ động, tích cực trong hoạt động thực hành, các em có thái độ ngại ngần khi thực hiện mà chủ yếu quan sát các em khác trong nhóm thực hành (HS có năng khiếu) nên đôi khi giờ thực hành không đạt hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực hành của học sinh lớp 3” nhằm mục đích hình thành cho các em một số thói quen rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen không tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó.
Thông qua sáng kiến này, tôi muốn được góp một phần nhỏ bé của mình giúp các em học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin. Qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học trong thời gian tới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực hành của học sinh Lớp 3

c em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Các em chưa chủ động, tích cực trong hoạt động thực hành, các em có thái độ ngại ngần khi thực hiện mà chủ yếu quan sát các em khác trong nhóm thực hành (HS có năng khiếu) nên đôi khi giờ thực hành không đạt hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra: “Biện pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực hành của học sinh lớp 3”. Nhằm mục đích hình thành cho các em một số thói quen rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen không tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó. CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP: Biện pháp thứ nhất: Phân nhóm đối tượng học sinh. Mục đích: Giúp GV nắm bắt được khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng thực hành của từng đối tượng học sinh để từ đó giáo viên giao nhiệm vụ phù hợp cho các em.. Cách thực hiện: Sau một số giờ thực hành đầu năm, tiến hành khảo sát phân loại tôi thấy học sinh còn rất ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn, đa số việc thực hành trên máy chỉ tập trung vào các em học sinh có nhận thức tốt, số còn lại các em chỉ quan sát, nên khi giáo viên hỏi thì không thực hiện được công việc theo yêu cầu vì thế kết quả học tập còn thấp. Để mang lại kết quả học tập cao hơn, tôi tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh trong lớp để theo dõi và tiến hành thực hiện biện pháp như sau: + Nhóm đối tượng 1: Những học sinh thực hành thành thạo các kĩ năng, thao tác nhanh nhẹn, hứng thú và sáng tạo khi thực hành. + Nhóm đối tượng 2: Những học sinh thực hành thành thạo các kĩ năng, thao tác nhanh nhẹn nhưng chưa hứng thú và sáng tạo khi thực hành. + Nhóm đối tượng 3: Những học sinh thao tác trên máy chưa thành thạo, nhút nhát khi thực hành. Nguyên nhân: + Vì học sinh lớp 3 mới được tiếp cận máy tính nên còn nhiều bỡ ngỡ. + Một số em chưa có máy tính ở nhà nên sửa dụng chưa thành thạo. + Việc vận dụng giữa lý thuyết và thực hành chưa được nhuần nhuyễn dẫn đến học sinh chưa hứng thú. + HS ngồi 2-3 em trên một máy dẫn đến khi thực hành lần lượt từng em sử dụng dẫn đến mất hứng thú. Để mọi học sinh trong lớp đều hứng thú, tự tin trong giờ học và thực hiện thành thạo các kĩ năng trên máy giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau để học sinh học tập tốt hơn. Như vậy việc phân loại đối tượng học sinh giúp giáo viên cũng như học sinh thuận lợi hơn trong tiết học. Giáo viên là người đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau để học sinh tự chọn, sau đó giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao kĩ năng thực hành và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó học sinh có cơ hội sáng tạo và khám phá được hết kiến thức mà mình đã được học trên lớp thông qua bài thực hành, có ý thức tự rèn ở lớp cũng như ở nhà. Trong khi học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, kiểm tra từng cá nhân, từng nhóm. Sau đó đánh giá nhận xét kết quả theo yêu cầu đã đặt ra. Ví dụ: Bài 3: Em tập sử dụng chuột (SáchTin học lớp 3). Ở bài này học sinh cần phải đạt được mục tiêu là cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng chuột. - Đối với các em có năng khiếu và thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tôi sẽ giao cho các em nhiệm vụ khởi động trò chơi luyện tập sử dụng chuột và thực hành các thao tác nháy đúp chuột, kéo thả chuột. - Đối với các em hoàn thành nhiệm vụ học tập tôi sẽ giao cho các em nhiệm vụ thực hành thao tác nháy chuột, nháy nút phải thật thành thạo thì mới chuyển sang thao tác nháy đúp chuột và kéo thả chuột. - Đối với các em tiếp thu chậm và kĩ năng thực hành máy tính chưa tốt, tôi sẽ cho phép các em có năng khiếu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đến hỗ trợ. Đây là cách mà các em dễ tiếp cận kiến thức và dễ trao đổi, chia sẻ những khó khăn trong học tập. 2. Biện pháp thứ hai: Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với đối tượng học sinh. Mục đích: Giúp học sinh có thể tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và phát triển năng lực của cá nhân. Cách thực hiện: Đặc trưng chủ yếu và phương pháp dạy học mới trong giờ thực hành môn tin học là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học”. Nhờ cách dạy học như vậy mà học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó có thể tạo điều kiện giúp học sinh có thể tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và phát triển năng lực của cá nhân. Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thì theo tôi nghĩ người giáo viên cần làm được những công việc sau: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học. - Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học. - Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. Đây là một phần không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ dạy, đặc biệt là với giờ thực hành với những đặc thù riêng. Việc “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Ví dụ: Bài 4: Cùng thi đua gõ phím (Sách Tin học lớp 3). Khi hướng dẫn học sinh tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay tôi đã chuẩn bị bài hết sức chu đáo, nắm vững mục tiêu bài học, cẩn thận tìm hiểu kỹ yêu cầu nội dung của bài học, dùng hình ảnh minh họa một cách dễ hiểu nhất đối với học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm tòi khám phá kiến thức nhằm phát huy được khả năng tư duy của học sinh, lấy "học sinh làm trung tâm". Bên cạnh đó tôi đã thực hiện phương châm “Ôn cũ, học mới”, đặt các câu hỏi giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học. + Hai phím có gai tên là gì và nằm ở hàng phím nào? + Hai ngón tay trỏ được đặt ở phím nào khi đặt tay lên bàn phím? + Hai ngón tay cái được đặt ở đâu? Minh họa vị trí đặt bàn tay trên bàn phím Thông qua kiến thức đã học giáo viên giúp học sinh hình thành và nắm bắt được kiến thức mới bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh để học sinh thực hành. Trong quá trình thực hành các em sẽ tìm tòi và khám phá kiến thức mới bằng nhiều cách khác nhau. Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức có hệ thống, vận dụng vào thực hành sẽ linh hoạt, không bị gò ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quen chủ động tích cực trong giờ thực hành. Biện pháp thứ ba: Sử dụng phương pháp dạy học gây hứng thú và phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Mục đích: Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Cách thực hiện: Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động học theo nhóm * Tổ chức trò chơi học tập: Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Qua thực tế cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em, tạo cho các em sự say mê yêu thích môn học. Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học. Ví dụ 1: Trò chơi “Những bông hoa may mắn” là một trò chơi thu hút được nhiều học sinh tham gia, trò chơi được áp dụng sau giờ học để củng cố nội dung bài học, giúp các em nhớ lại và khắc sâu kiến thức sau giờ học. Giáo viên đưa ra các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, học sinh lựa chọn đáp án đúng. Nếu học sinh lựa chọn đúng đáp án, sẽ được cả lớp thưởng một tràng pháo tay. * Tổ chức hoạt động học theo nhóm: Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ học thực hành, tôi thường sử dụng hình thức làm việc theo nhóm, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn. Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng là chia nhóm thực hành. Với việc chia thành từng nhóm học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là thụ động tiếp thu từ giáo viên. Với số lượng học sinh đông và số máy là có hạn nên căn cứ vào hai số lượng này mà giáo viên có phương án chia nhóm cho phù hợp. Có thể chia nhóm theo các cách sau đây: - Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. - Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. - Chia nhóm theo lực học - Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng Khi thực hiện chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, giáo viên thực hiện theo các bước sau: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. - Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: + Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi và bổ trợ khi cần. + Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. + Luôn có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh bất kỳ trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Hoặc cho nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm kiểm tra nhau theo vòng tròn. Làm như vậy các em sẽ có ý thức hơn trong thực hành. * Kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả học tập: - Kiểm tra là quá trình nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học được thực hiện thường xuyên và xen lẫn trong quá trình dạy học (thường là các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo phương án trả lời) để nắm được ngay kết quả kiểm tra làm căn cứ cho các bước tiếp theo của tiết học. - Việc kiểm tra nhằm đánh giá năng lực thực hiện các bài tập thực hành tin học của học sinh, đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh, đánh giá về thái độ trung thực độc lập, hợp tác, tính kiên trì, thận trọng trong khi thực hành, gây hứng thú cho học sinh trong việc học tin học. - Nhận xét, đánh giá sau mỗi giờ thực hành: Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành: + Nhóm trưởng điều hành – nhận xét về kỹ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. + Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác. + Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. Giáo viên cũng có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm kết quả chưa cao. CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ KIỂM TRA Tôi đã tiến hành đánh giá kĩ năng thực hành của các em, kết quả như sau: BẢNG KẾT QUẢ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP Tên trường Khối lớp Thời điểm đánh giá TS HS Số học sinh thành thạo các kĩ năng, hứng thú khi thực hành Số học sinh thành thạo các kĩ năng, chưa hứng thú khi thực hành Số học sinh chưa thực hiện thành thạo các kĩ năng trên máy SL % SL % SL % Tiểu học Gia Đông số 1 3 Giữa HK II năm học 2021-2022 143 22 15.4 35 24.5 86 60.1 BẢNG KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP Tên trường Khối lớp Thời điểm đánh giá TS HS Số học sinh thành thạo các kĩ năng, hứng thú khi thực hành Số học sinh thành thạo các kĩ năng, chưa hứng thú khi thực hành Số học sinh chưa thực hiện thành thạo các kĩ năng trên máy SL % SL % SL % Tiểu học Gia Đông số 1 3 Giữa HK II năm học 2022-2023 130 104 80 0 0 26 20 Qua thời gian áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh có nhận thức tốt. Học sinh hoạt động tích cực hơn. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. Từ bảng kết quả trên cho thấy các giải pháp ( biện pháp) được áp dụng vào việc dạy học đã giúp cho học sinh thích thú với môn học, tạo cho các em niềm hăng say học tập tự mình tìm tòi, khám phá và tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào việc tạo ra cho mình các sản phẩm đơn giản phục vụ bản thân như viết nhật ký, có các bài báo tường, hay thời khóa biểu học tậpCác em còn tự tin tham gia các kỳ thi trên mạng như Hội thi trạng nguyên Tiếng Việt, Đấu trường toán học các cấp Các em HS tham gia thi “Đấu trường toán học” PHẦN III: KẾT LUẬN KẾT LUẬN Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của trường Tiểu học Gia Đông số 1 thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập các môn học khác trong nhà trường. KIẾN NGHỊ Với bộ môn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thực hành. Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp bổ sung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn và sự đóng góp ý kiến quý giá của các đồng nghiệp trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Gia Đông, ngày 15 tháng 1 năm 2024 NGƯỜI THỰC HIỆN Dương Minh Huệ PHẦN IV: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Word thực hành (Phạm Quang Hiển, nhà xuất bản Thanh Niên) 2. Giáo trình Excel thực hành (Phạm Quang Hiển, nhà xuất bản Thanh Niên) 3. Tin Học Thực Hành, Đồ họa thực hành (Tạ Viết Quý, nhà xuất bản Giáo Dục) 4. Hướng dẫn sửa lỗi máy tính 5. Sách Tin học 3 (Cánh Diều).
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_trong.doc