Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tin học 7
Qua kinh nghiệm mà tôi đã được học ở các thầy cô và các đồng nghiệp trong trường, bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên đi dự giờ một số đồng nghiệp trong tổ, tôi thấy có một vài nguyên nhân cần khắc phục nhằm nâng cao tính hiệu quả trong dạy và học phân môn Tin học 7
Theo nghị quyết TW4 khóa 7 xác định khuyến khích học sinh tự học, giáo viên phải áp dụng phương pháp hiện đại để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Bên cạnh đó theo nghị quyết TW2 khóa 8 tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tự sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại để nâng cao chất lượng trong qua trình dạy học
Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, quy trình đào tạo và phương pháp đào tạo cũng như phương pháp dạy và học. Cho nên giờ học thực hành bao giờ cũng sinh động và lôi cuốn học sinh tích cực học tập. Do đó môn Tin học nói chung cũng như môn tin học 7 nói riêng đã được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Hiện nay ngành giáo dục đã đưa môn tin học vào trong chương trình THCS cũng như các môn học khác. Hiện nay môn học này đã có đầy dủ SGK và PPCT thích hợp. Tuy nhiên đây là một môn học mới nên còn nảy sinh rất nhiều vấn cần giải quyết trong quá trình dạy và học. Cho nên việc sử dụng “PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIN HỌC 7” là một phương pháp dạy học mà được mọi giáo viên đang quan tâm đến cho nên việc sử dụng phương pháp này là rất cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tin học 7

hương pháp dạy và học mới này. -Cũng như những môn học khác, việc dạy học Tin học cần được thực hiện trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Khi cần dạy một nội dung Tin học cho học sinh, người giáo viên phải biết phân tích nội dung đó liên quan đến những hoạt động nào. Và một số hoạt động trong đó lại được phân tích thành những hoạt động thành phần. Rồi căn cứ vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh, trang thiết bị hiện có mà lựa chọn cho học sinh tập luyện và thực hiện một số những hoạt động tiềm tàng trong nội dung cần dạy. - Để học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động, cần tạo động cơ học tập cho học sinh, để học sinh học bằng sự hứng thú thực sự, nó được nảy sinh từ việc ý thức sâu sắc ý nghĩa nội dung bài học, học bằng tất cả tính tích cực, độc lập và trách nhiệm cao nhất của học sinh. - Cần phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để hướng đích cho học sinh. Phải tập luyện cho học sinh những hoạt động ăn khớp với tri thức phương pháp. Phải phân bậc hoạt động để tuần tự nâng cao yêu cầu khi tình huống dạy học cho phép hoặc hạ thấp yêu cầu khi học sinh gặp khó khăn. Hệ thống bài tập được phân bậc để học sinh luyện tập tại lớp hoặc làm ở nhà. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Đối với giáo viên: Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học (theo sự đổi mới) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa chọn các phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với ba đối tượng: giỏi, trung bình, yếu. Từ đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, không thụ động ghi nhận kiến thức giáo viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Sử dụng “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” là một phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh, học sinh được trực tiếp thực hành trên máy. Bằng cách này học sinh nắm vững kiến thức hơn, đặc biệt là biết rõ hơn các con đường đi tới kiến thức mới đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, các kỹ năng của học sinh. Trong dạy học sử dụng “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” được áp dụng các phương pháp sau: Thường xuyên được làm quen gần gũi với máy tính: Ví dụ 1: Bài 1: “Chương trình bảng tính là gì?” SGK Tin học 7. Các em được làm quen với chương trình bảng tính. Học sinh đã được làm quen với phần mềm Word dùng soạn thao thảo văn bản ở chương trình Tin học 6. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt rõ công dụng của hai phần mềm này để tránh cho các em nhầm lẫn kiến thức cũ. Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc học Tin học, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có điều kiện mua để học nên giáo viên cần tận dụng tối đa thời gian thực hành trên phòng máy để giúp các em ôn luyện kiến thức, khuyến khích học sinh nên ra các trung tâm thực hành thêm. Nhưng cần nhắc nhở học sinh “game” là một hình thức giải trí, không nên quá lạm dụng dẫn đến sao lãng việc học. Thời gian dành cho môn học này của các em vẫn còn rất ít mà môn học này đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu học hỏi cao, chính vì vậy nên chuẩn bị các bài tập, các bài thực hành giao cho học sinh làm ở nhà để củng cố kiến thức. Ví dụ 2: Ở một số nội dung khó giáo viên nên linh động tìm phương pháp truyền đạt ngắn gọn dễ hiểu kết hợp với máy tính để hs tiếp thu một cách dễ dàng. Ví dụ: Bài số 3_SGK trang 26 yêu cầu học sinh tính số tiền trong sổ Đây là một bài tập dạng khó. Để hướng dẫn học sinh dễ hiểu trước hết nên dẫn chứng các em về việc gởi tiền ở ngân hàng, sau đó để hs tự thực hành trên máy trước. Để hs so sánh kết quả với nhau, sau đó Gv hướng dẫn hs tiếp: với số tiền gởi ban đầu sau mỗi tháng ngân hàng sẽ trả thêm một số tiền lời, cứ như thế mỗi tháng số tiền sẽ tăng lên. Công thức nhập vào để tính “số tiền trong sổ”: Số tiền tháng 1=tiền gởi+(tiền gởi*lãi suất) Từ tháng 2 trở đi=số tiền tháng trước+(số tiền tháng trước*lãi suất) * Lưu ý: lãi suất không đổi Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh có thể giải quyết bài toán cho kết quả đúng. Chương trình bảng tính cũng đòi hỏi học sinh phải biết tính toán và nắm vững kiến thức toán học. Ví dụ 3: Bài tập 3-SGK trang 31 Giả sử các ô A1 chứa giá trị -4, ô B1 chứa giá trị 3. hãy cho biết kết quả các phép tính sau: =SUM(A1,B1) b.=SUM(A1,B1,-5) c. =AVERAGE (A1,B1,4) Trước khi giải bài tập này cần cho học sinh nhắc lại kiến thức về toán học là phép cộng các số âm và số dương, tính trung bình cộng như thế nào để tránh tình trạng học sinh hiểu bài, biết làm nhưng ra sai kết quả. Đáp án: a. –1 b. –6 c.1 Học sinh biết được máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập không chỉ riêng môn Tin học mà các môn khác cũng vậy. Chương trình tin học 7 có phần mềm học tập, giới thiệu các phần mềm hỗ trợ học tập như: Typing test (luyện gõ), Earth Explorer (học địa lý Thế giới), Toolkit (học toán), GeoGebra (vẽ hình học động). Hiện nay khó khăn là nhà trường chưa cung cấp các phần mềm này để phục vụ giảng dạy, giáo viên cần tìm kiếm bên ngoài về phục vụ công tác giảng dạy của mình, tạo kết quả đúng như yêu cầu. Có thể tải các phần mềm từ trang Các phần mềm này đòi hỏi phải cài đặt trước khi sử dụng, giáo viên cần tìm hiểu kỹ trước khi dạy tránh mất thời gian thực hành của học sinh do việc phải cài đặt phầm mềm. Áp dụng “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” được coi là mới và đây cũng là những kiến thức mới, phương pháp mới, một phương pháp dạy học đa dạng về số lượng và mục đích sử dụng cho nên giáo viên mới lựa chọn phương pháp dạy học này; Người dạy phải biết giá trị từng phương pháp, nội dung sử dụng nó khi nào áp dụng thì có kết quả. Vì vậy tuỳ từng loại kiến thức mà sử dụng phương pháp cho phù hợp. Song song với phương pháp trên thì hiện nay đa số cán bộ giáo viên đều được đào tạo chính quy nên kiến thức và phương pháp dạy học ngày càng vững chắc hơn. Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả là điều hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học cho tất cả các môn học nói chung và môn Tin học 7 nói riêng. Đó là một số ví dụ và “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” mà tôi đề ra nhằm giúp việc giảng dạy bộ môn tin học 7 đạt chất lượng cao hơn. Trong khuôn khổ một đề tài không thể nào bao quát hết các nội dung chính vì vậy giáo viên cần bám sát học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp cũng như ở phòng máy để học sinh nắm rõ kiến thức và nền tảng của môn học này từ đó “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” được áp dụng cho chương trình Tin học phổ thông đạt kết quả cao. Đối với học sinh: Giáo viên phải tác động cho học sinh thấy được môn Tin học là cần thiết. Sách giáo khoa là phương tiện chủ yếu để học sinh học tập. Bên cạnh đó, học sinh phải biết chọn lọc những quyển sách đọc tham khảo để học tốt môn Tin học. Học sinh phải tích cực chủ động học tập và thực hiện các yêu cầu chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp. Trong quá trình học tập, các em phải tư duy theo gợi dẫn của giáo viên, phải chủ động quan sát vấn đề, hiện tượng, phối hợp giải quyết, khám phá ra nội dung bài học, thực hành vận dụng. Học thì phải hành. Thực hành là thước đo đánh giá tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Thông thường là áp dụng bài tập trên lớp và ở nhà. GIÁO ÁN MINH HỌA: BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được thao tác điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng. Biết cách chèn thêm hoặc xoá cột và hàng. Kỹ năng: Chỉnh sửa và tạo được trang tính đẹp phù hợp với nội dung. Phân tích, tư duy và liên hệ thực tiễn. Giáo dục: Giúp hs ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và có tinh thần làm việc theo nhóm. Chuẩn bị: Giáo viên: Sách giáo khoa, soạn giáo án. Chuẩn bị tốt giáo án. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài. Học bài cũ và xem trước bài mới. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đáp án, biểu điểm Câu 1: Nêu thao tác tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ? (5đ) Câu 1: Nháy chuột vào bảng chọn Maps, sau đó chọn lệnh: Political Boundaries: để hiện các đường biên giới giữa các nước Coastlines: để hiện các đường bờ biển Rivers: để hiện các con sông Câu 2: Muốn xem Thông tin chi tiết bản đồ ta làm thế nào?(5đ) Lat/Lon Grids: để hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến Countries: để hiện tên các quốc gia Cities: để hiện tên các thành phố Islands: để hiện tên các đảo Câu 2: - Nháy chuột vào nút lệnh trên thanh công cụ. - Di chuyển chuột đến vị trí thứ nhất trên bản đồ. - Kéo thả chuột đến vị trí thứ 2 cần tính khoảng cách. 3. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm biết sử dụng các hàm trong chương trình bảng tính. Và khi ta nhập dữ liệu vào trang tính nhiều khi dữ liệu đó dài hơn độ rộng cột, hàng hoặc nhỏ hơn rất nhiều so với độ rộng cột, hàng. Như vậy trang tính rất khó quan sát, để hạn chế nhược điểm đó ta cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay: “Tiết 27: Bài 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH” 4. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh Nội dung Hoạt động 1:Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng GV: Khi em mở một trang tính mới, trang tính trống xuất hiện với các cột có độ rộng và các hàng có độ cao bằng nhau. HS: Lắng nghe GV: Cho Hs quan sát một trang tính có xảy ra các trường hợp: Dãy kí tự quá dài Cột quá rộng Dữ liệu số quá dài. HS: Lắng nghe và quan sát GV: Khi ta nháy chuột chọn ô có dãy kí tự (văn bản) dài, ta sẽ thấy toàn bộ nội dung của ô trên thanh công thức. HS: Lắng nghe GV: Thực hiện thao tác trên máy HS: Quan sát GV: Còn nếu ta nháy chuột chọn ô bên phải nó, thanh công thức sẽ cho biết ô đó không có nội dung gì. GV thực hiện thao tác trên máy cho Hs quan sát HS quan sát GV: Nhưng khi em nhập nội dung cho ô bên phải thì nội dung của ô đó sẽ che lấp phần văn bản quá dài của ô bên trái. HS quan sát thao tác GV thực hiện trên máy GV: Chính vì vậy để hiển thị hết nội dung của các ô ta thường phải tăng độ rộng của các cột hoặc để trình bày hợp lý hơn ta cần phải giảm độ rộng của các cột khác. HS: Lắng nghe ? Muốn điều chỉnh độ rộng cột, ta cần thực hiện những bước nào HS: - Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách giữa hai cột - Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột. ? Tương tự hãy nêu các bước thay đổi độ cao của các hàng HS: : - Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách giữa hai hàng - Kéo thả chuột để thay đổi độ cao của hàng GV: Lưu ý khi ta nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó. HS: Lắng nghe GV: Thực hiện thao tác trên máy HS: Quan sát Hoạt động 2: Chèn thêm cột hoặc xoá cột và hàng GV: Em hãy quan sát hai trang tính tronh hình 38 (SGK/38) HS: Quan sát ? Em hãy nhận xét 2 trang tính này có điểm nào khác nhau HS: Trả lời GV: Trong quá trình lập trang tính ta thường phải chèn thêm các cột hay các hàng vào vùng đã được nhập dữ liệu hoặc xoá bớt các cột hay các hàng không cần thiết. Vậy để có thể chèn thêm cột hoặc hàng thì ta phải làm như thế nào? -> phần a ? Nêu các bước chèn thêm cột HS: Trả lời trong SGK GV: yêu cầu 1Hs lên thực hiện thao tác HS: Lên thực hành trên máy GV: Khi chúng ta thực hiện xong thao tác chèn cột thì một cột trống sẽ được chèn vào bên trái cột được chọn ? Nêu các bước chèn thêm hàng HS: Trả lời trong SGK GV: yêu cầu 1Hs lên thực hiện thao tác HS: Lên thực hành trên máy GV: Khi chúng ta thực hiện xong thao tác chèn hàng thì một hàng trống sẽ được chèn bên trên hàng được chọn HS: Lắng nghe GV: Lưu ý nếu em chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng thì số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm vào sẽ đúng bằng số cột hay số hàng em đã chọn. GV: Nếu chúng ta chọn các cột cần xoá và nhấn phím Delete thì chỉ dữ liệu trong cột bị xoá còn bản thân cột thì không. HS: Lắng nghe ? Vậy để xoá thực sự các cột hoặc các hàng thì ta phải làm như thế nào HS: Sử dụng lệnh Edit -> Delete GV: Khi xoá cột hay hàng thì các cột bên phải sẽ được đẩy sang trái, các hàng phía dưới được đẩy lên trên. 1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng: - Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách giữa hai cột (hàng) - Kéo thả mũi tên 2 chiều để thay đổi độ rộng (cao) của cột hay hàng.. * Lưu ý: SGK/37 2. Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng: a. Chèn thêm cột hoặc hàng: - Bước 1: Nháy chuột chọn một cột hoặc một hàng - Bước 2: Chọn Insert -> Columns (Rows) * Lưu ý: SGK/39 b. Xoá cột hoặc hàng: - Bước 1: Chọn các cột hoặc các hàng cần xoá - Bước 2: Chọn V. Kiểm tra – đánh giá: GV: Gọi hs nhắc lại những nội dung cơ bản đã học: + Hãy nêu cách chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng? + Hãy nêu cách chèn thêm cột, hàng? VI. Hướng dẫn dặn dò: + Về nhà học bài, và đọc trước phần tiếp theo của bài trang 40 sgk. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để vận dụng “phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7” có hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị kỹ các phương pháp các kiến thức sẵn có để truyền thụ cho học sinh theo một quy trình có tổ chức để học sinh áp dụng trên máy một cách dễ dàng và hợp lý hơn. Để áp dụng tốt phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, phải cóp tri thức bộ môn sâu rộng, biếtsử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại. Việc thực hiện đề tài này không phải một sớm một chiều mà thu được ngay kết quả như mong muốn. Trong quá trình nghiên cứu sẽ gặp phải những vướng mắc khó khăn, tuy nhiên tôi sẽ hết sức cố gắng hoàn thành mục đích đề tài đưa ra đó là nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tin học 7 này. Lên lớp, giáo viên giảng dạy nhiệt tình và có kinh nghiệm gợi dẫn, kích thích hoạt động tích cực phát biểu xây dựng bài, vận dụng làm bài tập nhanh thông qua các trò chơi, học sinh sẽ khắc sâu khiến thức và đạt kết quả học tập tốt. Để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao, người giáo viên luôn luôn ghi nhớ bước hướng dẫn học tập về nhà là khâu không kém phần quan trọng. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với ngành giáo dục: Để nâng cao phương pháp dạy học Tin học của giáo viên nên: Tăng cường lượng sách tham khảo cũng như tài liệu mới về Tin học để giáo viên có cơ sở trao đổi và mở rộng thêm kiến thức. Cung cấp thêm máy chiếu để tiết dạy trở nên sinh động hơn, giúp học sinh dễ quan sát tiếp thu bài tốt hơn. 2. Đối với đồng nghiệp: Lượng kiến thức Tin học ở bậc Trung học cơ sở rất nhiều, đa dạng và phong phú dẫn đến giáo viên chúng ta phải đúc kết thành một hệ thống tri thức, ngắn gọn, nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo bản chất các vấn đề. Để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao, người giáo viên luôn luôn ghi nhớ bước hướng dẫn học tập về nhà là khâu không kém phần quan trọng. Hy vọng nhà trường và các ban ngành liên quan hết sức giúp dỡ và hỗ trợ chúng tôi về các mặt như phòng máy, trang thiết bị, phần mềm dạy học phù hợp.. Mong quý thầy cô, đồng nghiệp mạnh dạn đóng góp xây dựng để mỗi giáo viên luôn cố gắng hoàn thiện tiết dạy, nắm vững chuyên môn hơn nữa. Người thực hiện Tổ trưởng Ban giám hiệu
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_day_va.doc