Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tinh thần tự học và sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7

Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Môn Tin học là một môn khoa học công cụ, tri thức và kỹ năng tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông trong con người ở thời đại mới. Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản, mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thời đại...

Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của GV còn có sự tự chủ, năng động, sáng tạo của HS trong tiết học. Học sinh có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống của các em. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 7.

Để nâng cao chất lượng môn tin học nói chung và tin học 7 nói riêng tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Rèn tinh thần tự học và sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7”. Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS Phong Khê mà tôi đang công tác.

Mục đích của sáng kiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học môn Tin học ở trường PT. Với sáng kiến này Tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học tin học đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tin học trong nhà trường.

docx 28 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tinh thần tự học và sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tinh thần tự học và sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tinh thần tự học và sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 7
dẫn cho học sinh cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập cụ thể.
 	 Để các nhóm hoạt động có hiệu quả Tôi đã đưa ra hình thức học tập “Công nhận điểm tốt của học sinh ở mọi lúc mọi nơi” nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho các em đạt được mức điểm số nhanh nhất.
           Thông qua các bài dạy, giáo viên nên nghiên cứu lồng ghép các cách kiểm tra kiến thức cũng như hành vi, thái độ học tập của các em. Giáo viên phát hiện những điểm tốt của các em để tuyên dương, khen ngợi trước lớp.
           Chẳng hạn, trong tiết lý thuyết môn Tin học 6 sau khi kết thúc bài học Tôi cho học sinh tìm ra nội dung chính của bài hôm nay và viết ra giấy thật nhanh. Cả lớp viết ra giấy nhưng chỉ thu bài của 5 bạn nhanh nhất, chấm và cho điểm luôn để học sinh có thể nắm được luôn kiến thức bài học. 
Nếu đạt điểm 9 – 10 thì cộng cho bạn 1 điểm vào sổ đánh giá của nhóm.
Nếu đạt điểm 7 – 8 thì cộng cho bạn 0.5 điểm vào sổ đánh giá của nhóm.
Nếu đạt điểm 5-6 thì không cộng điểm
Điểm dưới 5 thì không trừ điểm các em vì đây là bài học mới các em không thể tránh được sự sai sót.
Trong bài thực hành cũng vậy, bạn nào hoàn thành bài tập nhanh, đúng theo yêu cầu của bài thì cũng cộng điểm 0.5 hoặc 1, 2 điểm tùy vào mức độ bài làm.
Sau mỗi tiết học thực hành tôi cũng nhận xét và cộng điểm cho các nhóm hoạt động tích cực, biết chia sẻ, đoàn kết, trật tự, kỷ luật trong nhóm và trừ điểm các nhóm chưa hoạt động tích cực. 
Trong tiết kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ bạn nào làm bài nghiêm túc, trung thực cũng có điểm cộng và ngược lại. Sau khi có kết quả bài thi cũng động viên khen ngợi các em bằng điểm số.
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN.
1. Mô tả cách thực hiện
	Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dựng đề tài là toàn bộ học sinh 4 lớp 6 trường THCS Phong Khê, năm học 2020-2021.
Tổng số: 160 học sinh. Trong đó:
Lớp 6A: 40 học sinh.
Lớp 6B: 40 học sinh.
Lớp 6C: 40 học sinh.
Lớp 6D: 40 học sinh
Sau khi viết đề tài phần LT và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp,
tôi tiến hành áp dụng dạy thực nghiệm 3 tiết ở lớp 6B (Không phải lớp chọn) với số học sinh là 40.
Trước hết, tôi áp dụng dạy thực nghiệm ở lớp 6B tiết thứ nhất: Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính (Tiết 1) (SGK Tin học 6 trang 21-26). Dạy xong tiết thứ nhất, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh ở cả 4 lớp (3 lớp thường: 6B, 6C, 6D; 1 lớp chọn: 6A), so sánh kết quả của lớp thực nghiệm 6B với 3 lớp đối chứng, rút kinh nghiệm đề tài, bổ sung phần lí thuyết.
Sau khi đã rút kinh nghiệm ở tiết dạy thực nghiệm thứ nhất, tôi tiếp tục áp dụng dạy thực nghiệm ở lớp 6B tiết thứ hai: Bài 6. Học gõ mười ngón (tiết 1)
(SGK Tin học 6 trang 35 - 41). Dạy xong tiết dạy thực nghiệm thứ hai ở lớp 6B, tôi tiếp tục tiến hành khảo sát, đánh giá nhận thức của học sinh ở cả ba lớp khối 6, tiếp tục đối chứng kết quả của lớp 6B với ba lớp 6A, 6C và 6D.
Sau tiết dạy thực nghiệm thứ 2 và qua kết quả của 2 lần kiểm tra, đánh giá, tôi tiếp tục tiến hành rút kinh nghiệm, bổ sung đề tài, tôi triển khai dạy thực nghiệm ở lớp 6B tiết thứ 3: Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành (SGK Tin học 6 trang 62-65). Dạy xong Bài 9, tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh ở cả 3 lớp qua giờ dạy và học. 
2. Kết quả đạt được
Kết quả thực nghiệm sau 3 tiết dạy như sau:
Các mặt theo dõi
Lớp A, C, D ( không áp dụng các giải pháp)
Lớp B (áp dụng các giải pháp)
Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học
23,7%
31,5%
Không khí giờ học
Trầm
Sôi nổi
Học sinh tự tin chủ động khi tham gia phát biểu ý kiến.
Chưa tự tin
Đã tự tin
Kết thúc bài, học sinh có thể nắm và nhắc lại kiến thức.
38% số học sinh
56% số học sinh
KN của học sinh khi tiếp nhận các kiến thức.
Còn thụ động
Đã sáng tạo và tích cực
KN trình bày bài của học sinh trước tập thể.
Còn rất lúng túng
Đã lưu loát
Điểm khá, giỏi học sinh đạt được khi khảo sát.
40,3%
58,5 %
Khảo sát tỉ lệ HS yêu thích bộ môn đầu năm và cuối năm học 2020-2021
Lớp
Tổng số học sinh
Đầu năm
Cuối năm
6A
40
18
25
6B
40
10
24
6C
40
12
18
6D
40
11
16
Tổng
160
51 (31,9%)
84 (52,5%)
Điểm kiểm tra cuối kỳ I và cuối kỳ II của học sinh

Kỳ I
Kỳ II
Tổng số
160
160
Số bài 5 điểm trở lên (Tỷ lệ)
153 (95,6%)
156 (97,5%)
Điểm 5- 6,5 (Tỷ lệ)
28 (17,5%)
22 (13,75%)
Điểm 7 - 8,5 (Tỷ lệ)
68 (42,5%)
74 (46,25%)
Điểm 9 - 10 (Tỷ lệ)
57 (35,6%)
60 (37,5%)
Số bài dưới 2 điểm (Tỷ lệ)
0 (0%)
0 (0%)

Điểm tổng kết chất lượng bộ môn cuối năm học của học sinh
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
40
26
65
13
32,5
1
2,5
0
0
6B
40
5
12,5
23
57,5
12
30
0
0
6C
40
9
22,5
18
45
9
22,5
4
10
6D
40
6
15
12
30
18
45
4
10
Tổng
160
46
28,75
66
41,25
40
25
8
5

Nếu so sánh chất lượng với nhiều trường bạn, có thể con số này không cao nhưng với bản thân Tôi và ở trường trung học cơ sở Phong Khê đã chứng tỏ các biện pháp tôi đưa ra góp phần nâng cao hứng thú học tập và chất lượng của bộ môn Tin học.
Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng các giải pháp nêu trong báo cáo vào dạy học mang tính khả thi. Học sinh tích cực chủ động, hứng thú trong học tập. Với kết quả đó, tôi mạnh dạn nêu vấn đề và đưa báo cáo này trước hội đồng sư phạm nhà trường, được Ban giám hiệu trường trung học cơ sở Phong Khê cho phép áp dụng trong giảng dạy môn Tin học 7 năm học 2021-2022. Đồng thời tổ chuyên môn và Ban giám hiệu có hướng phát triển các giải pháp này để áp dụng trong giảng dạy Tin học ở các khối lớp 8, 9. Đó là nguồn động viên rất lớn cho Tôi khi tham gia giảng dạy và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Sang năm học 2021-2022, Tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp trình bày trong báo cáo này vào giảng dạy môn Tin học 7. Tổng số học sinh toàn khối 7 là 203 học sinh. Trong đó: 7A: 42 học sinh; 7B: 39 học sinh; 7C: 39 học sinh; 7D: 42 học sinh; 7E: 41 học sinh. 
Sau đây là hình ảnh một số hoạt động học tập của học sinh lớp 7A trong tiết học lý thuyết tại trường THCS Phong Khê năm học 2021 – 2022.
3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Sau 3 tiết dạy thực nghiệm và dựa trên bảng kết quả đạt được khi thực nghiệm. Tổ chuyên môn và Nhà trường rút kinh nghiệm, điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, bổ sung lý thuyết
* Biện pháp thứ nhất: Thay đổi nhận thức về môn tin học
Thay đổi tư tưởng xem Tin học là môn phụ. Tin học sẽ được “cởi trói” trước quan niệm môn chính, môn phụ khi chúng ta đổi mới toàn diện nền giáo dục trong nhà trường. Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống,  thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”). Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục. Ngoài ra, việc tuyên truyền, định hướng tốt trong gia đình cũng không kém phần quan trọng.	
Các thầy cô cần chỉ ra cho các em biết, học Tin học là để phục vụ cho chính cuộc sống của các em sau này. Từ những kiến thức Tin học mà các em học được trong nhà trường các em có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống như trao đổi thông tin, tạo bảng và tính toán các thông tin sử dụng bảng theo công thức và hàm nhanh và chính xác
Đề cao sự chăm chỉ (của giáo viên và của học sinh). Không có chăm chỉ thì không bao giờ đi tới thành công. Sự sáng tạo dựa trên năng lực bẩm sinh cũng có nhưng không nhiều. Phần lớn sự sáng tạo được dựa trên các kỹ năng được rèn luyện. 
* Biện pháp thứ hai: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm cho môn Tin học 7.
Môn tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn, có những đặc thù riêng là sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của bộ môn là kiến thức đi đôi với thực hành, đặc biệt ở cấp THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn.
Trong thời gian trực tiếp giảng dạy môn tin học ở trường THCS Phong Khê, cụ thể là môn tin học 7 bản thân Tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá, giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu về chất lượng. Từ những thực tế đó Tôi đã thay đổi cách chia nhóm cho phù hợp. Mỗi nhóm tôi vẫn chia như ở trên (4-5 học sinh/nhóm) nhưng các nhóm trưởng, nhóm phó tại mỗi nhóm phải học tốt để kèm các bạn học yếu trong nhóm. Nhóm trưởng, nhóm phó làm bài xong có nhiệm vụ chia sẻ cách làm, hướng dẫn các thành viên hoàn thành bài tập cho đúng tiến độ mà giáo viên giao cho. Nhóm nào làm nhanh nhất và các thành viên đều hoàn thành công việc được giao Tôi cũng khuyến khích, động viên các em bằng điểm cộng. Nhóm nào không đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ tôi nhắc nhở nhẹ nhàng và trừ điểm để nhóm đó sẽ có sự cố gắng hơn cho những tiết học sau đó.	 
* Biện pháp thứ 3: Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh
	Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với môn tin học 7 tôi đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra trên giấy, TH trên máy tính, kiểm tra cá nhân, kiểm tra theo nhómtrong suốt quá trình học tập. 
Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh.
 Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
 Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
Thứ hai, về thực nghiệm: 
Cho phép thực hiện đối với toàn bộ khối 7 của trường THCS Phong Khê. Đồng thời áp dụng các biện pháp với toàn bộ chương trình Tin học khối 7 (cả phần lý thuyết trên lớp và phần thực hành trên phòng máy).
Phần 3. KẾT LUẬN
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
Thứ nhất: Rèn được tinh thần tự học tại lớp và về nhà cho mỗi học sinh để các em phát huy được tính tự lập, tự chủ trong mọi hoạt động. 
Thứ hai: Tạo được phương thức học tập khoa học, chủ động về thời gian, kiến thức khi các em được học tập theo nhóm. Tạo cơ hội rất lớn cho từng học sinh có thể phát huy năng lực cá nhân, năng lực làm việc tập thể một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thứ ba: Từ sự theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh mà giáo viên có thể phân loại học sinh theo từng mức độ nhận thức khác nhau. Học sinh nhìn vào kết quả rèn luyện của bản thân để cố gắng, phấn đấu hàng ngày, hàng tuần để có kết quả học tập tốt nhất cho bản thân.
Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học những năm qua bản thân Tôi luôn ấp ủ và nung nấu tìm ra những PP phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường, để kịp thời truyền thụ kiến thức tới các em một cách hiệu quả nhất. Qua quá trình thực nghiệm giảng dạy ở trên lớp với những kết quả đã thu được và những kinh nghiệm bản thân đúc rút ra, cùng những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, Tôi thấy rằng với SK này của tôi sẽ là một hướng mở để phát triển phạm vi ứng dụng trong các kiểu bài Tin học trong chương trình phổ thông nói chung. tại trường THCS Phong Khê nơi tôi đang công tác nói riêng. Từ đó sẽ giúp học sinh dễ khắc sâu kiến thức lý thuyết và có kỹ năng thực hành trên máy tính một cách thành thạo và tích cực hơn để giờ học Tin học trở nên sôi nổi, cuốn hút đối với học sinh.
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn
Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho đồng nghiệp. Từ đó có những định hướng kịp thời để giáo viên giảng dạy có thể điều chỉnh biện pháp phù hợp với tình hình học tập của học sinh.
Tăng cường các buổi chuyên đề của tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và học bộ môn.
Tăng cường sự chỉ đạo và dành thời gian nhiều hơn nữa cho sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. Vì chỉ có trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thì mỗi giáo viên mới có thể trao đổi phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học,... góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học bộ môn.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường
Nhà trường cần tham mưu với cấp trên và địa phương hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường, quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học thực hành, điện, nước, máy tính, máy chiếu, bàn, ghế, hệ thống mạng Internet 
Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
c. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tạo mọi điều kiện để các trường THCS ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội.
Đáp ứng đầy đủ về đội ngũ nhân lực cho trường để giảm tải áp lực công việc, giúp giáo viên làm việc đúng chuyên môn, chất lượng bộ môn sẽ hiệu quả hơn.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên. Ví dụ: Cải thiện tiền lương, có chính sách giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm. Có chế độ ưu tiên, bồi dưỡng, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích.
Phần 4: PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa Tin học 7 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên Tin học 7 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách bài tập Tin học 7 – Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Giáo trình Tự học Excel văn phòng của trung tâm tin học Sao Việt.
5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tin học – Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học 7 – Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trung học cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần 1. MỞ ĐẦU 
1
Phần 2. NỘI DUNG
3
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS PHONG KHÊ.
3
Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 7 TẠI TRƯỜNG THCS PHONG KHÊ.
6
a. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức về môn Tin học.
6
b. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm cho môn tin học 7.
7
c. Biện pháp 3: Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh
15
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN.
17
1. Mô tả cách thức thực hiện
17
2. Kết quả đạt được
18
3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
22
Phần 3. KẾT LUẬN
24
Phần 4. PHỤ LỤC
26

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Stt
Kí hiệu viết tắt
Nội dung viết tắt
1
BGH
Ban giám hiệu
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
GV
Giáo viên 
4
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
5
HĐSP
Hội đồng sư phạm
6
HS
Học sinh
7
KN
Kỹ năng
8
LT
Lý thuyết
9
PP
Phương pháp
10
PT
Phổ thông
11
SGK
Sách giáo khoa
12
SK
Sáng kiến
13
SL
Số lượng
14
TH
Thực hành
15
THCS
Trung học cơ sở
16
TT
Truyền thông

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_tinh_than_tu_hoc_va_su_dung_phuong.docx