Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học THCS
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trướcyêu cầu đổi mới nền kinh tế của đất nước, nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo. Con người mà nhà trường đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động sáng tạo có thể mau chóng thích ứng với những thay đổi của khoa học và công nghệ.
Xuấtphát từ yêu cầu thực tế của việc nâng cao mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như dạy học môn Tin học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ lên lớp. Mỗi thầy giáo, cô giáo đều phải lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay.
Riêngbản thân tôi, qua quá trình dạy học tôi đã chọn được cho mình phương pháp dạy học phù hợp và cũng là đề tài trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi đó là: “SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THCS”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng học tập của học sinh từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp, giúp HS phát huy tốt năng lực của học sinh đối với môn Tin học nói riêng. nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập Tin học của học sinh THCS như:
+ Giúp học sinh yêu thích môn học.
+ Giúp phát huy tính tích cực của học sinh học tập môn Tin học trong trường THCS.
+ Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học.
+ Rèn luyện cho HS có tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê môn học.
+ Hướng dẫn học sinh cách lĩnh hội kiến thức từ đó phát huy và nâng cao khả năng tư duy, khả năng phân tích và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học THCS

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VINH a ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THCS. Môn học: Tin học Tác giả: Cao Thị Thu Hằng Đơn vị: Trường THCS Hà Huy Tập Số điện thoại: 0914.020.984 E mail: caohangc2hht@gmail.com Năm học 2021 – 2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế của đất nước, nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo. Con người mà nhà trường đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động sáng tạo có thể mau chóng thích ứng với những thay đổi của khoa học và công nghệ. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc nâng cao mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như dạy học môn Tin học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ lên lớp. Mỗi thầy giáo, cô giáo đều phải lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay. Riêng bản thân tôi, qua quá trình dạy học tôi đã chọn được cho mình phương pháp dạy học phù hợp và cũng là đề tài trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi đó là: “SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC THCS” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng học tập của học sinh từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp, giúp HS phát huy tốt năng lực của học sinh đối với môn Tin học nói riêng. nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập Tin học của học sinh THCS như: + Giúp học sinh yêu thích môn học. + Giúp phát huy tính tích cực của học sinh học tập môn Tin học trong trường THCS. + Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học. + Rèn luyện cho HS có tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê môn học. + Hướng dẫn học sinh cách lĩnh hội kiến thức từ đó phát huy và nâng cao khả năng tư duy, khả năng phân tích và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 6, 7, 8, 9 trường THCS Hà Huy Tập. Kế hoạch nghiên cứu: Trực tiếp qua các bài dạy từ năm học 2018-2019 đến nay. Phạm vi đề tài: Toàn bộ chương trình tin học khối THCS. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp điều tra, thống kê. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp đối thoại, phỏng vấn. Phương pháp tổng hợp và đánh giá kết quả. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI + Vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào truyền thụ kiến thức cho HS. + Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Tin học THCS. + Giúp nâng cao tính tư duy cho học sinh, tăng cường tính tự giác, tự học, tự nghiên cứu trong học tập của học sinh. + Giúp học sinh ghi nhớ được các kiến thức cơ bản, chủ động trong việc tiếp nhận nhiệm vụ trong học tập. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÍ LUẬN Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Phương pháp này đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. Giáo viên nên đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp học sinh tìm ra những câu trả lời đúng, các đáp án chính xác nhất. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác: Trong dạy và học tích cực, giáo viên không được bỏ quên sự phân hóa về trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên. CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật Động não: Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của học sinh trong thảo luận. Kỹ thuật các mảnh ghép: Là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật Sơ đồ KWL (Know-Want-Learned): Là kỹ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Kỹ thuật Bản đồ tư duy: Là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng. Phương pháp dạy học “Trò chơi”: Là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách chơi trò chơi, trong mục đích của trò chơi truyền tải được mục tiêu của bài học. GIẢI PHÁP Hoạt động kiểm tra kiến thức cũ: Có thể sử dụng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy và trình bày kiến thức đã học theo câu hỏi của giáo viên. Qua hoạt động này giúp cho học sinh ghi nhớ tổng quát, rèn luyện tư duy logic, đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng trình bày. Giúp cho giáo viên dễ phân hóa trong đánh giá các đối tượng học sinh. Bước 1: Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan. Phương tiên: Giấy, bút hoặc phần mềm liên quan Nội dung: Chủ đề, bài dạy, từ khóa Bước 2: Vẽ sơ đồ tư duy. Hoạt động hình thành kiến thức mới Sử dụng kỹ thuật tích cực trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Trong tiết học sử dụng các kỹ thuật tích cực để dạy học gồm có nhiều hoạt động nhưng có thể tổng hợp thành các hoạt động cơ bản sau: * Kỹ thuật động não: Bước 1: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi Bước 2: HS nêu ra ý kiến của mình về vấn đề, câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Bước 3: Tập hợp các ý kiến của từng học sinh trong nhóm. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện câu trả lời. Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và báo cáo kết quả. Kỹ thuật “Các mảnh ghép”: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi và chia nhiệm vụ trả lời thành 2 vòng Vòng 1 (vòng chuyên gia): Bước 1: Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ. Các học sinh trong nhóm đưa ra ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao. Bước 2: Thảo luận đưa ra câu trả lời. Đảm bảo mỗi học sinh trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Vòng 2 (vòng mảnh ghép): Bước 1: Hình thành nhóm mới. Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các học sinh trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Bước 2: Thảo luận trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2. Kỹ thuật “Sơ đồ KWL”: Bước 1: Chọn bài đọc đặc biệt hiệu quả đối với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.. Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh sau khi giáo viên đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học. Bước 3: Hướng dãn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập, cột K và cột W. Đề nghị học sinh động não nhanh và viết ra những điều có liên quan đến chủ đề bài học. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì mà các em đã ghi nhận. Bước 4: Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Bước 5: Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L. Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi ở cột W chưa tìm được câu trả lời từ bài học. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”: Lập Sơ đồ tư duy: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo cá nhân hoặc nhóm với các gợi ý liên quan đến chủ đề kiến thức bài học Báo cáo thuyết minh về sơ đồ tư duy: Học sinh hay đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp giáo viên biết rõ việc hiểu kiến thức của học sinh, vừa rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng trước đông người. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy: Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về một kiến thức nào đó (giáo viên là người cố vấn để dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm) Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẳn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp cần tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh. Hoạt động củng cố kiến thức: Dựa vào mục tiêu kiến thức của mỗi bài học, của từng chương, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học thông qua trình bày bằng “sơ đồ tư duy”, hay phương pháp dạy học thông qua “trò chơi”. Phương pháp dạy học thông qua “Trò chơi”: Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích trò chơi. Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi, thời gian chơi, cách tính điểm. Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, về thái độ tham gia, những việc làm chưa tốt cần rút kinh nghiệm, công bố kết quả và trao phần thưởng cho cá nhân hoặc đội đoạt giải. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI) Qua việc tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng trên đã đem lại những kết quả sau: + Học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. + Không khí lớp học sôi nổi hơn. + HS được phát triển tư duy, kỹ năng sáng tạo và cảm thấy hứng thú trong quá trình học. + Học sinh được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng trình bày. PHẦN III: KẾT LUẬN Để việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả cần chú ý phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy học một cách hợp lí. Qua một quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng các kỹ thuật này, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như sau: + Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình và tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định mục tiêu theo từng bài để thiết kế giáo án và vận dụng các kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp, nhằm đạt được những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. + Tích cực nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng một cách thành thạo và có hiệu quả vào quá trình dạy học. + Gv cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS. + Biết cách khơi gợi tư duy để học sinh tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy theo chiều hướng tích cực. + Trong những lần sinh hoạt tổ chuyên môn, giáo viên cần tập trung thảo luận, trao đổi những vướng mắc khi sử dụng những kỹ thuật dạy học tích cực này. * Đề xuất - kiến nghị: + Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học tin học, mua bổ sung máy tính, để đảm bảo cho dạy học bộ môn được tốt hơn. + Tổ chức cho giáo viên hội thảo, hội giảng, các lớp chuyên đề, chuyên môn để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập nhau về đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học. Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp bổ sung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_skkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_ky_thu.docx
SKKN Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tin học THCS.pdf