Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tin học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS

Tin học là môn khoa học mới được đưa vào trường THCS từ bốn năm nay, hơn nữa, môn học này lại thiên về thực hành và đa số sử dụng bằng tiếng Anh, cho nên học sinh cần phải được học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc để có thể hiểu được các khái niệm và thực hành được những bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Nhận thức được tính cấp thiết của môn học này, đòi hỏi người giáo viên ở ngay bậc THCS phải có phương pháp giáo dục thật tích cực nhằm phát huy hết khả năng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tư duy, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động.

Để làm được điều đó, thì phương pháp dạy và học tích cực là một trong những phương pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS. Tuy nhiên, thế nào mới là tích cực? Điều này thật khó, bởi vì trong những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy và học tích cực đã được áp dụng như: Dạy bằng đèn chiếu, bảng phụ, đồ dùng dạy học đa dạng … học bằng cách thảo luận nhóm, làm việc cá nhân,… và gần đây nhất là dạy bằng giáo án điện tử: Mang công nghệ thông tin vào lớp học, học sinh không những phấn khởi, hứng thú mà kiến thức còn được thể hiện rõ hơn, nội dung truyền đạt được nhiều hơn, bố cục bài giảng phong phú hơn …

Nhưng, sử dụng CNTT như thế nào cho phù hợp, cho lôi cuốn, tránh tình trạng giáo án trình chiếu như một chương trình quảng cáo nhiều màu sắc và ồn ào mà vẫn làm cho học sinh tập trung cao trong tiết học để bài giảng đạt kết quả cao nhất? Chính vì thế tôi xin viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số giải pháp tích cực nho nhỏ, nhưng hiệu quả, chủ yếu là làm sao để sử dụng CNTT một cách hợp lý, không lạm dụng, không phô trương nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy và học bộ môn Tin học ở bậc THCS...

doc 11 trang Chăm Nguyễn 17/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tin học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tin học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tin học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nhơn Trạch, ngày 22 tháng 04 năm 2013
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến huyện Nhơn Trạch
- Họ và tên: Ông Nguyễn Minh Đức	- Năm sinh: 1979
- Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng	- Ngày nhận: 01/09/2010
- Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Thanh
I. Thành tích đạt được trong các năm:
- Năm 2010: Bằng khen UBND Tỉnh Đồng Nai
- Năm 2011: Chiến sĩ thi đua cơ sở
II. Báo cáo tóm tắt sáng kiến năm 2012:
Tên nội dung sáng kiến:
Sử dụng CNTT trong việc đổi mới
phương pháp dạy học Tin học, 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS
 @&?
1. Xuất xứ:
Tin học là môn khoa học mới được đưa vào trường THCS từ bốn năm nay, hơn nữa, môn học này lại thiên về thực hành và đa số sử dụng bằng tiếng Anh, cho nên học sinh cần phải được học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc để có thể hiểu được các khái niệm và thực hành được những bài tập từ đơn giản đến phức tạp, 
Nhận thức được tính cấp thiết của môn học này, đòi hỏi người giáo viên ở ngay bậc THCS phải có phương pháp giáo dục thật tích cực nhằm phát huy hết khả năng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tư duy, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. 
Để làm được điều đó, thì phương pháp dạy và học tích cực là một trong những phương pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS. Tuy nhiên, thế nào mới là tích cực? Điều này thật khó, bởi vì trong những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy và học tích cực đã được áp dụng như: Dạy bằng đèn chiếu, bảng phụ, đồ dùng dạy học đa dạng  học bằng cách thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, và gần đây nhất là dạy bằng giáo án điện tử: Mang công nghệ thông tin vào lớp học, học sinh không những phấn khởi, hứng thú mà kiến thức còn được thể hiện rõ hơn, nội dung truyền đạt được nhiều hơn, bố cục bài giảng phong phú hơn  
Nhưng, sử dụng CNTT như thế nào cho phù hợp, cho lôi cuốn, tránh tình trạng giáo án trình chiếu như một chương trình quảng cáo nhiều màu sắc và ồn ào mà vẫn làm cho học sinh tập trung cao trong tiết học để bài giảng đạt kết quả cao nhất? 
Chính vì thế tôi xin viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số giải pháp tích cực nho nhỏ, nhưng hiệu quả, chủ yếu là làm sao để sử dụng CNTT một cách hợp lý, không lạm dụng, không phô trương nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy và học bộ môn Tin học ở bậc THCS...
Việc đưa công nghệ thông tin vào lớp học không còn mới, vì trong những năm gần đây, rất nhiều phương pháp dạy học “hiện đại” được đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, vẫn chỉ là áp dụng một cách máy mọc, rập khuôn, chưa khoa học, chưa mang lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy, đôi khi còn quá lạm dụng công nghệ thông tin mà quên đi cái bản chất vốn có của phương pháp dạy học. Chẳng hạn như: giáo viên chuẩn bị giáo án như một màn trình diễn quảng cáo sản phẩm, học sinh giống như khán giả ngồi xem mà không theo dõi được bài học, đôi khi không ghi được bài, hoặc không biết mình đã học tới phần nào của bài  
Rút kinh nghiệm thực tiễn từ những vấn đề đó, tôi nhận thấy cần phải sửa đổi, cần thấy rằng công nghệ thông tin chỉ là một trong những phương tiện giúp cho việc truyền đạt kiến thức đến học sinh được tốt hơn, hay hơn, dễ dàng hơn, cụ thể hơn và thiết thực hơn. Cần phải sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý, đúng lúc, đúng nơi và đúng cách .
Sau khi nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu, phần mềm tham khảo, tôi mạnh dạn xin được trình bày một số phương pháp nho nhỏ để giúp các em học tốt hơn trong các giờ học Tin học dựa vào việc sử dụng CNTT hợp lý, có sự hỗ trợ chính là phần mềm Powerpoint và các phần mềm hỗ trợ khác như: Elements, Web, Macromedia, Frontpage , Xara 3D, Flash 
2. Hiệu quả:
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được ngành Giáo dục nước ta đặt ra từ những năm trước đây, thế nhưng cho đến nay, sự chuyển biến về phương pháp dạy học này ở các trường THCS áp dụng vẫn chưa nhiều, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn ở sách giáo khoa. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ ràng là cách dạy chỉ đạo cách học. Vì thế người giáo viên phải có một cách dạy phù hợp với từng lớp, từng đối tượng, từng khái niệm, từng bài giảng 
Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng từ sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật làm cho học sinh chú ý hơn vào cái gọi là công nghệ thông tin, và thế là công nghệ thông tin trở thành một trong những phương tiện dạy học hữu ích, từ đó giáo án điện tử ra đời.
	Trong sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi tập trung vào thiết kế nội dung là các trò chơi và các bài trắc nghiệm nhằm giúp học sinh có thể vừa học vừa thi đua và thư giãn để các em có những tiết học thật sự thoải mái mà vẫn nắm được kiến thức một cách tốt nhất. Như thế, các em vừa hứng thú, vừa được tham gia các trò chơi một cách sống động mà cách dạy truyền thống không làm được hoặc làm được nhưng không phong phú
a/Trò chơi ô chữ.
Để kiểm tra bài cũ cũng như một số kiến thức liên quan để vào bài mới, thay vì hỏi đáp thông thường, để gây sự hưng phấn cho tiết học, tôi soạn 8 câu hỏi đơn giản tương ứng 8 từ hàng ngang.
Khi học sinh chọn 1 hàng ngang bất kỳ nào đó. Tôi nhấp vào chữ số đứng ở hàng ngang đó, câu hỏi tương ứng sẽ xuất hiện. Học sinh trả lời, nếu đúng đáp án của câu hỏi đó sẽ được hiện ra trong các ô của hàng ngang đó.


Sau 6 câu hỏi học sinh sẽ tìm “từ khoá”. Nếu tìm đúng, từ khoá sẽ xuất hiện.
 Từ khoá luôn là một từ gần gũi hay là tựa của bài mới, vì từ từ khoá đó, giáo viên dẫn vào bài sẽ dễ dàng và logic hơn. 
Phần trò chơi này Tôi muốn đưa ra các từ chuyên dụng của Tin học bằng tiếng anh để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Các em sẽ nhớ lâu hơn khi kết thúc trò chơi này.
b/ Trò chơi chọn ô số:
Ở phần này, tôi thiết kế một trò chơi là một ô số gồm 9 câu hỏi về kiến thức Tin học.
	Lớp học có thể chia làm các đội nhỏ để thi với nhau.
	Khi một đội chọn một ô số bất kỳ, câu hỏi sẽ hiển thị ra ứng với ô số đó, đội chọn câu hỏi phải trả lời, nếu không trả lời đúng, đội khác sẽ được quyền trả lời.
	Sau khi trả lời hết 9 câu hỏi, sẽ có một hình nền hiện ra, các đội phải trả lời hình nền trên màn hình.










c/ Trò chơi vòng tròn kiến thức:
	Trong trò chơi này, các từ khoá là các đáp án được hiển thị trong các vòng tròn.
	Trước tiên, giới thiều phần thể lệ cho học sinh theo dõi trước, sau đó học sinh tham gia chọn câu hỏi.
	Lớp học cũng có thể chia thành từng đội nhỏ hoặc chơi cá nhân như trò chơi chọn ô số ở trên.
Dưới đây là bảng thông tin hướng dẫn để người sử dụng có thể tham khảo thêm.
Dưới đây là các gợi ý cho mỗi câu hỏi để học sinh trả lời, mỗi gợi ý ứng với mỗi đáp án có số từ ứng với mỗi hàng ngang.
Sau khi hoàn thành xong phần thi, tất cả các vòng tròn được hiển thị ra như hình dưới đây.
d/ Trò chơi bằng câu hỏi trắc nghiệm:
Ở phần này, Tôi đưa ra 2 dạng câu hỏi trắc nghiệm mà chúng ta có thể dễ dàng tạo được ngay bằng chương trình Excel. 
Giáo viên có thể cho học sinh kiểm tra bằng cách thảo luận nhóm, sau đó giáo viên kiểm tra trực tiếp trên máy, trong đề kiểm tra, máy tính sẽ tự chấm điểm cho học sinh, làm như thế vừa khách quan vừa nhanh chóng.
Dạng câu hỏi thứ nhất:
	Tôi lấy ví dụ gồm 10 câu hỏi về tin học như bảng sau:
	Ở phần đáp án có phần List box gồm 4 chọn lựa là A, B, C, D gắn với 4 nội dung đáp án của câu hỏi đó.
	Khi học sinh bấm chọn đáp án nào, đáp án đó sẽ hiển thị lên, nếu đúng sẽ được 1 điểm mỗi câu, nếu sai sẽ không có điểm.
	Lấy ví dụ ở câu 1, tôi chọn đáp án là C 10+50, đây là đáp án đúng nên phần điểm hiển thị là 1. Còn ở câu 2, tôi chọn đáp án là B Nhấn +. Đây là đáp án sai nên phần điểm hiển thị là 0 cứ như thế cho hết 10 câu hỏi, phần tổng điểm sẽ hiển thị số điểm tương ứng với số câu đúng.
	Trong phần ví dụ này, Tôi chọn lựa 7 câu đúng nên phần tổng điểm hiển thị là 7, nghĩa là đã có 3 câu chọn lựa sai.
Câu
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1
Công thức nào sau đây là không hợp lệ ?
C.      10+50;
1
2
Không dùng chuột hoặc phím mũi tên, cách nhanh nhất để trở về ô A1 là gì ?
B.      Nhấn +
0
3
Để cộng một dãy số, ta bấm nút nào sau đây ?
A.     AutoSum ;
1
4
Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ tuyệt đối ?
D.     $A$1 ;
1
5
Làm cách nào để chọn toàn bộ cột ?
B.      Bấm tại tên cột ;
1
6
Nhấp chuột phải trong Excel có nghĩa là gì ?
A.     Xóa đối tượng ;
0
7
Thao tác nào sau đây không thể dùng để điều chỉnh bề rộng cột ?
B.      Bấm đúp biên phải tiêu đề cột ;
1
8
Làm cách nào để tô màu vàng cho một ô?
Bấm nút Fill trên thanh công cụ định dạng và bấm chọn màu vàng ;
1
9
Công thức nào sau đây là không tính được ?
D.     =SUM(A1:A5)*5 ;
0
10
Công thức nào sau đây trả về số nhỏ nhất trong khối từ B10 đến E25 ?
B.      =MIN(B10:E25) ; 
1
TỔNG ĐIỂM
7
	
Dạng câu hỏi thứ 2:
	Đây là một bảng gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có sẵn đáp án A, B, C, D. Học sinh nếu chọn lựa đáp án nào thì nhập đáp án đó vào phần lựa chọn. Nếu đó là đáp án đúng thì phần điểm sẽ hiển thị là 1 điểm, nếu là đáp án sai thì không có điểm. Sau khi kết thúc, phần tổng điểm sẽ tổng kết số điểm ứng với mỗi câu trả lời đúng.
Câu
Câu hỏi
Đáp án
L.chọn
Điểm
1
Microsoft Windows là gì ?
A.     Là một chương trình xử lý văn bản (Word processing Program);
 
0
B.     Là một chương trình quản lí cơ sở dữ liệu (Database);
C.     Là một hệ điều hành (Operating System);
D.     Là một chương trình đồ họa (Graphics Program);
2
Thanh nhỏ liệt kê tên chương trình và nằm trên cùng một cửa sổ được gọi là gì ?
A.     Thanh Windows (Windows bar); 
 
0
B.      Thanh chương trình (Program bar); 
C.      Thanh tiêu đề (Title bar);
D.     Phần cao nhất của đà ngang cửa sổ ;
3
Phím nào xóa văn bản ngay trước hoặc bên trái của điểm chèn ?
A.     Page. Up;
 
0
B.      Page Down;
C.      Delete;
D.     Backspace;
4
Để hiển thị nội dung của ổ đĩa hoặc folder nào đó, ta thực hiện như thế nào ?
A.     Click phải chuột vào ổ đĩa hoặc folder;
 
0
B.      Click ổ đĩa hoặc folder trong khi đè phím ;
C.      Bấm đúp vào ổ đĩa hoặc folder;
D.     Click 3 cái vào ổ đĩa hoặc folder ;
5
Bạn có thể tạo, đổi tên, xóa và di chuyển folder và file trong menu Start, giống như thực hiện trong đâu ?
A.     Windows Explorer ;
 
0
B.      WordPad ;
C.      Máy tính Macintosh ;
D.     Taskbar ; 
6
Nguồn video cho Windows Movie Maker không thể là nguồn nào sau đây ?
A.     Magic "8" ball ; 
 
0
B.      Máy quay video xách tay (Camcorder) ;
C.      WebCam ;
D.     Đầu máy Video - VCR;
7
Nút nào trên thanh công cụ của Internet Explorer mang bạn trở về trang đã viếng trước đó ?
A.     Home ;
 
0
B.      Stop ;
C.      Refresh ; 
D.     Back ;
8
Cách nào sau đây di chuyển con trỏ chuột tới vị trí nào đó trên màn hình ?
A.     Ấn các phím mũi tên trên bàn phím;
 
0
B.     Di chuyển chuột cho tới khi con trỏ chuột trỏ tới vị trí đó; 
C.     Di chuyển chuột cho tới khi con trỏ chuột trỏ tới vị trí đó và click nút trái chuột ;
D.     Di chuyển chuột cho tới khi con trỏ chuột trỏ tới vị trí đó và click nút phải chuột ;
9
Khi nào dùng lệnh Save As trong menu File thay cho lệnh Save ?
A.     Để lưu một tài liệu dưới một tên khác hoặc tại vị trí khác;
 
0
B.      Để gửi tài liệu cho ai đó qua thư điện tử ; 
C.      Để thay đổi tần số thực hiện chức năng phục hồi tự động(AutoRecovery);
D.     Để chỉ định Word luôn luôn tạo bản sao dự phòng cho tài liệu;
10
Để thay đổi kích cỡ của Font ta làm sao ?
A.     Chọn văn bản, chọn số kích cỡ trong hộp font size trên thanh công cụ;
 
0
B.      Chọn văn bản, bấm chuột phải, chọn font từ menu tắt, chọn kích cỡ font bấm OK; 
C.      Chọn văn bản, chọn format →font từ menu, chọn kích cỡ font bấm OK ;
D.     Cả ba câu trên đều đúng ;
TỔNG ĐIỂM
0
KẾT QUẢ
Sử dụng CNTT hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học tích cực, nó giúp cho học sinh cảm thấy thật sự thỏai mái, lớp học thật sự sinh động nhờ vào các hiệu ứng của phần mềm. Các trò chơi, các hình ảnh  làm cho các em quên đi phần nào mệt nhọc, căng thẳng, giúp các em tỉnh táo hơn, hưng phấn hơn Nhưng sử dụng như thế nào cho hợp lý để mang lại hiệu quả cao thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Điều quan trọng nhất là làm sao để học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu một cách nhanh chóng và nhớ bài lâu hơn, giáo viên cũng đỡ vất vả hơn, làm việc ít hơn
Ở bậc THCS, Tin học vẫn là môn học mà các em cảm thấy mới mẻ, khó nhớ, do kiến thức về tiếng anh của các em còn hạn chế. Vì thế phải có cách dạy và những bài giảng cuốn hút, phong phú  
Số liệu thống kê:
Sau khi sử dụng
số học sinh
số hiểu bài
phần trăm
Ghi chú
Lớp 6/1
31
22
70,96%

Lớp 6/2
32
24
75%

Lớp 6/3
32
25
78,1%

Lớp 6/4
31
24
77,4%


3. Bài học kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây, CNTT có thể đã làm cho các bài giảng của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, nhưng cũng sẽ làm cho một số bài giảng kém đi phần hiệu quả do một số giáo viên đã quá lạm dụng vào CNTT. 
Ngoài bộ môn Tin học thì CNTT còn có thể áp dụng được cho các môn học khác và cũng mang lại hiệu quả cao không chỉ cho những môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá mà cả những môn xã hội cũng áp dụng được. Mong rằng những ý tưởng của tôi thể hiện trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần làm cho việc sử dụng CNTT vào bài giảng hợp lý hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tin học cũng như các môn học khác ! 
4. Kiến nghị:
Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, để đạt được chất lượng cao nhất trong bộ môn Tin học. Tôi xin có một số đề xuất như sau:
- Cần cung cấp đầy đủ, kịp thời các thiết bị CNTT đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, giúp giáo viên và học sinh thực hành tốt hơn.
Nhận xét của Hội đồng sáng kiến 	Người viết 
Nguyễn Minh Đức 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cntt_trong_viec_doi_moi_phuong.doc