Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khi học môn Tin học

  1. Vấn đề thực tiễn

Trên thực tế hiện nay, học sinh bậc Tiểu học chưa được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, các em chủ yếu còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, có bộ phận không nhỏ học sinh không thích học, chán học, nguyên nhân do mất hứng thú học tập. Song nguyên nhân có lẽ quan niệm môn họcphụ nên đa số em không để ý đến cái hay và mặt tích cực trong bộ môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó chưa có phương pháp dạy học thật sự phù hợp, chưa tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.

2. Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận)của vấn đề

Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học ta biết hứng thú là động lực thúc đẩy chủ thể tạo sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Khi làm việc phù hợp với hứng thú thì dù phải khó khăn con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có hứng thú thì hoạt động khó đạt hiệu quả cao.

3. Những mâu thuẫn giữa thực trạng (những bất hợp lý, những điều cần cải tiến sửa đổi...) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.

docx 13 trang Chăm Nguyễn 16/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khi học môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khi học môn Tin học

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khi học môn Tin học
ternet thông qua việc học tập môn Tin học và các hoạt động như: Các cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt, Olimpic Tiếng Anh trên Internet...do nhà trường và ngành phát động.
Khó khăn
Trường tiểu học Đông Giang nằm trên địa bàn phường Đông Giang, là một vùng thuộc diện khó khăn của thành phố Đông Hà. Phần lớn học sinh có bố mẹ làm nghề nông và không có việc làm ổn định, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa đủ điều kiện trang bị máy tính để tự học ở nhà.
Các hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn hạn chế nên tính cách các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn. Phần lớn các em còn nhút nhát, chưa tự tin và chưa phát huy được sở trường, năng khiếu riêng của bản thân.
Do các em mới làm quen với môn Tin học nên một số em còn khá lúng túng trong việc học tập. Số lượng máy tính trong mỗi phòng học chưa đáp ứng được so với nhu cầu học tập của học sinh. Khi thực hành 3-4 em học sinh/máy
nên thời lượng thực hành ít làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Học sinh vẫn đang học theo kiểu đối phó, chưa thực sự quan tâm và đam mêm với môn Tin học.
* Trước khi bắt đầu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát 38 em học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Giang về mức độ hứng thú với môn Tin học và mức độ hoàn thành môn học với kết quả như sau:
Tổng số HS Lớp 5A
Số HS hứng thú học
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
38
10
26,3
28
73,4

Tổng số HS Lớp 5A
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chƣa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
38
15
39,5
23
60,5
0
0
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn học sinh không có hứng thú với môn Tin học, từ đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Thông qua đó, cho thấy giáo viên bộ môn chưa phát huy hết vai trò, chưa có phương pháp phù hợp để khơi dậy sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Trên cơ sở đó, bản thân tôi vô cùng trăn trở, suy nghĩ bằng cách nào đó phải thay đổi phương pháp dạy học để giúp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Giải pháp thực hiện
Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học.
Gây hứng thú cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm: Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Giáo viên vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng, đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới. Nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. Giáo viên có thể dùng hình ảnh minh hoạ nội dung bài học cho học sinh nhận biết để giới thiệu vào bài, có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để vào bài
Ví dụ: Trước khi dạy bài “Xử lí thông tin”. Tôi cho học sinh tham gia trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
Trò chơi được thiết kế trên Powerpoint như sau: Gồm 4 câu hỏi.
Một hoạt động khởi động thú vị sẽ tác động đến hứng thú học tập của học sinh. Nó góp phần tạo nên sự tò mò, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tôi thường xuyên tiếp cận và sử dụng những phần mềm ứng dụng mới vào các tiết dạy để tạo nên sự mới mẽ, khơi gợi sự tò mò, thích thú của học sinh: Như phần mềm Plicker để làm bài tập hỏi trắc nghiệm, hoặc phần mềm Class Dojo để quản lý lớp học,
Việc tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập phải đi đôi với hình thức đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Đặc biệt, đối với môn Tin học, trực quan sinh động có ảnh hưởng lớn đối với tiếp thu bài của học sinh. Bởi lẽ có những kết luận không thể diễn giải được bằng lời mà phải được quan sát trực tiếp thì các em sẽ hiểu và ghi nhớ bài lâu hơn. Mặt khác có những kiến thức mà trong thực tế các em khó có điều kiện quan sát, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức tốt hơn như hình ảnh, video được trình chiếu bằng Powerpoint.
Ngoài sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động trên bài giảng Powerpoint tôi còn giúp học sinh tìm hiểu kiến thức thông qua việc sử dụng các trình duyệt để khám phá thông tin trên Internet.
Ví dụ 1: Khi dạy về Máy tính
Để giới thiệu về chiếc máy tính, giáo viên cần thu thập những hình ảnh về máy tính và thiết bị thông minh trên Powerpoint để học sinh quan sát.
Sau đó, tôi chiếu hình ảnh các bộ phận của máy tính và yêu cầu học sinh gọi tên từng bộ phận. Khi học sinh quan sát hình ảnh thì dễ nhận biết và nhớ lâu hơn.
Ví dụ 2: Sử dụng phần mềm Plickers trong bài tập trắc nghiệm: thay vì đứng dậy trả lời hoặc ghi đáp án ra bảng con rất nhàm chán, thì với phần mềm Plickers học sinh sẽ thích thú trả lời câu hỏi bằng cách dùng mã kí hiệu mà giáo viên cung cấp để tương tác với điện thoại thông minh.
Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ tạo ra hình thức quan sát sinh động mà còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian để tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Điều này thực sự phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho học sinh khi tham gia tìm hiểu bài.
Dạy học thông qua chơi
Sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong
thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Để tổ chức được trò chơi trong dạy học môn Tin có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu đặt ra.
Trò chơi hình thành kiến thức:
Ví dụ: Khi dạy phần Em tập soạn thảo, tôi yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi “Hộp quà bí mật”.
Cách thực hiện:
Trò chơi thiết kế trên Powerpoint gồm 5 hộp quà ứng với 5 câu hỏi. Học sinh chọn một hộp quà bất kì và trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần thưởng.
Trò chơi củng cố kiến thức:
Trò chơi thiết kế như sau:
Ví dụ: Khi dạy xong các bài Em tập vẽ lớp 4. Tôi đưa ra trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt” được thiết kế trên Powerpoint nhằm củng cố kiến thức đã học cho học sinh để các em nắm vững kiến thức.
Như vậy, thông qua các trò chơi học sinh khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, mang tính chất vừa học, vừa chơi.
Thiết kế các hoạt động thực hành đa dạng.
Đặc trưng của môn Tin là học lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Qua trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy học sinh Tiểu học còn yếu về kĩ năng thực hành. Một số học sinh ngại thực hành chỉ quan sát các bạn làm nên chất lượng còn thấp.
Từ những băn khoăn trăn trở làm thế nào để học sinh hứng thú tích cực khi học thực hành? Trong giờ dạy thực hành tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy tính giúp các em có thể tự khám phá, tự học và so sánh.
Ví dụ: Khi dạy bài 6: Thực hành tổng hợp lớp 4.
Để các em hào hứng tham gia tiết thực hành và đạt hiệu quả cao. Tôi tổ chức lớp tham gia trò chơi “Ai nhanh nhất”.
Cách tiến hành:
- Tổ chức theo hình thức hoạt động nhóm đôi.
sau:
- Mỗi nhóm gồm 2 bạn ngồi chung một máy tính cùng thực hiện yêu cầu
Bài 1: Em hãy sử dụng các công cụ đã học vẽ và tô màu hình ngôi nhà của
em tương tự hình sau:
Bài 2: Em hãy sử dụng công cụ thích hợp để vẽ và tô màu quả táo theo mẫu. Sau đó sao chép một quả thành ba quả.
Nhóm nào xong trước sẽ giành chiến thắng và cô giáo sẽ phát phần thưởng cho nhóm nhanh nhất. Như vậy, các em rất hào hứng phấn khởi làm bài.
Sử dụng lời khen một cách hợp lí.
Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với trẻ. Đối với trẻ nhỏ, việc ghi nhận và khen thưởng những hành vi tốt là một điều hết sức quan trọng. Trẻ ở lứa tuổi này chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm để phân biệt hành vi của chúng là
đúng hay sai, tốt hay chưa tốt. Vì vậy, cần có sự ghi nhận và định hướng của người lớn. Khi được khen ngợi, trẻ chắc chắn hơn với những hành vi và khả năng của mình. Từ đó, học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin và được củng cố niềm tin, có động lực phấn đấu hơn. Lời khen còn giúp đẩy lùi những hành vi không tốt. Điều này có nghĩa là, khi nhận được lời khen, trẻ sẽ tự nhận thức rằng việc làm ngược lại chính là hành vi xấu.
Để việc học đạt hiệu quả, giáo viên cần chú trọng đến những việc làm của học sinh.
Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, học sinh rất hứng thú khi được khen ngợi, được thầy cô và các bạn công nhận cố gắng của mình. Khi học trên lớp, thầy cô quan sát được những tiến bộ của học sinh là rất rõ thông qua các hoạt động học tập trong ngày. Khi học trực tuyến, góc nhìn của các thầy cô trở nên hạn hẹp hơn nhưng không thể vì thế mà thầy cô bỏ qua việc khích lệ học sinh đúng lúc. Thông qua những việc làm nhỏ của học sinh mà thầy cô đưa ra những khen thưởng, động viên kịp thời để học sinh hứng thú hơn khi tham gia học trực tuyến, nhờ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Cụ thể, bản thân tôi đã làm những việc sau:
Khen thưởng động viên kịp thời:
Học sinh vào lớp đúng giờ khi cô giáo điểm danh: tặng 1 sao.
Học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở khi vào học: tặng 1 sao.
Học sinh xung phong đọc bài, trả lời câu hỏi xây dựng bài: tặng 3 sao.
Học sinh trả lời đúng câu hỏi/ tham gia trò chơi: tặng 5 sao.
Học sinh gửi bài cho cô đúng hạn: tặng 3 sao.
Học sinh hoàn thành bài đúng hạn/ có ý kiến sáng tạo: tặng 5 sao.
Những khen thưởng này được tổng hợp lại để đổi lấy phiếu khen hoặc phần thưởng cho học sinh.
Đặc biệt, giáo viên chú ý quan tâm đến những học sinh rụt rè hay nhút nhát, cố gắng đảm bảo trong giờ học mỗi học sinh được gọi một lần.
Ngoài ra, để khích lệ tinh thần của học sinh và để học sinh có thể theo dõi được sự tiến bộ của mình, giáo viên có thể lập bảng thống kê khen thưởng. Giáo viên thiết kế một bảng tên học sinh của mình trong lớp, nếu học sinh làm một điều gì đó đặc biệt (trả lời chính xác, thắng một trò chơi, giúp đỡ các bạn khác, có sáng kiến đối với bài học...) sẽ nhận được một điểm, điểm được tượng trưng bằng một con tem trong phần mềm quản lý lớp học. Kết thúc buổi học bạn nào có nhiều điểm nhất sẽ được một phần thưởng lớn hơn do giáo viên quy định từ trước.
Ví dụ: Minh họa thống kê khen thưởng trong buổi học học sinh lớp 4A bằng phần mềm class dojo.
Hiệu quả áp dụng biện pháp
Qua áp dụng các biện pháp dạy học trên, tôi thấy học sinh học tập tích cực hơn, các thao tác trên máy tính thực hiện thuần thục hơn. Giờ học sôi nổi, hào hứng không còn cảm giác nhàm chán, gò ép.
Kết quả phiếu điều tra và khảo sát chất lượng so với đầu năm có nhiều thay
đổi:
Trƣớc khi áp dụng sáng kiến:
Tổng số HS Lớp 5A
Số HS hứng thú học
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
38
10
26,3
28
73,4

Tổng số HS Lớp 5A
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chƣa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
38
15
39,5
23
60,5
0
0
Có thể thấy rằng trước khi áp dụng sáng kiến số học sinh hứng thú với môn Tin học tiểu học rất thấp. Số học sinh hoàn thành tốt môn học chưa cao.
Sau khi áp dụng biện pháp:
Tổng số HS Lớp 4A
Số HS hứng thú học
Số HS không có hứng thú
SL
%
SL
%
38
30
78,9
8
21,1

Tổng số HS Lớp 4A
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chƣa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
38
21
55,3
17
44,7
0
0
Sau khi áp dụng sáng kiến số học sinh hứng thú vói môn Tin học tiểu học đã tăng lên rõ rệt. Từ đó kết quả hoàn thành tốt môn học cũng tăng lên đáng kể.
KẾT LUẬN
Những nhận định chung về việc áp dụng
Biện pháp đã khắc phục tình trạng học sinh học thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưa có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn.
Biện pháp trên mang lại hiệu quả rất khả quan, chất lượng bộ môn tăng lên một cách rõ rệt, có nhiều học sinh say mê, yêu thích môn học và thấy được tầm quan trọng của môn học. Từ đó học sinh hứng thú học tập môn Tin học, không còn coi đó là môn phụ. Đồng thời giúp giáo viên giảm được
Bài học kinh nghiệm
Để đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy môn Tin học ở trường Tiểu học, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
Bất cứ khi tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục nào thì giáo viên cần xác định nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với thực tế ở đơn vị và địa phương mình. Nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, từ đó đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp, tạo sự hứng thú cho học sinh đối với môn học.
Giáo viên Tin học phải là người tiên phong trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học và giáo dục học sinh một cách hiệu quả.
Bản thân giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp; tự học và nghiên cứu có chọn lọc từ các kênh mạng xã hội để nâng cao trình độ năng lực bản thân.
Người giáo viên phải luôn tâm huyết với công việc, đặt sự yêu thương và luôn mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho học sinh của mình.
Sau mỗi hoạt động dạy học và giáo dục cần đánh giá nhận xét cụ thể để rút kinh nghiệm về mối quan hệ các tổ chức trong và ngoài nhà trường, cách tổ chức và hiệu quả thực tế mang lại cho các em học sinh.
Giáo viên luôn tiếp thu, đóng góp ý kiến của chuyên môn, đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường cũng như phụ huynh, các lực lượng ngoài nhà trường.
KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Qua thực tiễn của quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học. Tôi thấy, chất lượng học tập môn Tin học của học sinh còn nhiều hạn chế, bản thân tôi đã nỗ lực cố gắng trong việc tìm ra các giải pháp nhằm góp phần khắc phục các hạn chế đã nêu trên. Để thực hiện tốt các biện pháp trên thì bản thân tôi có những đề xuất sau:
Đối với giáo viên và nhà trƣờng
Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, áp dụng các biện pháp và phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn. Giờ học phải thu hút sự chú ý ham học hỏi, tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình, đam mê, thi đua học tập.
Bộ phận chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Mỗi giáo viên trao đổi nhiệt tình, thẳng thắn chỉ rõ quan điểm của mình với mỗi vấn đề thảo luận. Cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc để tìm ra chìa khóa tạo hứng thú cho học sinh ở mỗi bài dạy.
Nhà trường cần trang bị thêm máy tính để học sinh học hiệu quả và thấy hứng thú với môn Tin học.
Đối với phụ huynh
Động viên, khuyến khích con em tích cực học tập môn Tin học.
Đầu tư máy vi tính để tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận nhiều hơn với máy tính.
Trên đây là một số giải pháp tạo hứng thú khi học môn Tin học cho học sinh tiểu học mà tôi đã áp dụng trong năm học vừa qua ở Trường Tiểu học Đông Giang. Rất mong nhận được sự chỉ đạo của cấp trên, sự góp ý của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp làm công tác Giáo viên Tổng phụ trách Đội để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Quảng Trị, ngày 02 tháng 03 năm 2023
NGƢỜI THỰC HIỆN
CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
XÁC NHẬN
Nguyễn Thị Thanh Thủy	Hoàng Thị Huệ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_khi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khi học môn Tin học.pdf