Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

Trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Tin học, tôi có nhiệm vụ giúp cho các em hiểu được vai trò hết sức quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại, tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội loài người để từ đó các em dần hình thành được những ước mơ, hoài bão cho mình để sau này sẽ trở thành những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ, làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, tôi cũng có trách nhiệm giáo dục, rèn kỹ năng sống cho các em.

Tôi luôn trăn trở trước tình trạng các em bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online nhất là khi tôi là một giáo viên chuyên về lĩnh vực tin học. Chính vì thế càng thôi thúc tôi phải tìm ra một phương pháp dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa yêu thích bộ môn Tin học, hiểu được lợi ích của chiếc máy vi tính để ứng dụng vào việc học và cuộc sống như thế nào; đồng thời cũng chỉ ra cho các em biết tác hại của việc nghiện game online nguy hiểm ra sao.

Hơn thế nữa, các em ở khối lớp 5 chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi sẽ rời xa mái trường Tiểu học tiếp tục bước vào cấp học cao hơn - cấp học sinh THCS. Và cấp học này chính là bước chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề: “Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” với mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt công việc giảng dạy và giúp các em học sinh sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh tiếp tục bước vào cấp học THCS cũng như có đủ nghị lực, niềm tin để ứng phó với mọi khó khăn mà trong cuộc sống các em chắc chắn sẽ gặp.

doc 19 trang Chăm Nguyễn 27/03/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5
 dần dần hình thành nhu cầu học tập với tinh thần tự giác, có thái độ đúng đắn. 
Dạy trẻ phải giữ gìn “Toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm”, lời Bác Hồ kính yêu đã từng nhắc nhở riêng cho ngành giáo dục Việt Nam chúng ta như thế. Chính vì vậy, trong từng tiết dạy của mình, tôi luôn niềm nở với học sinh, tạo ra môi trường học tập thật gần gũi, thân thiện giữa thầy trò với nhau. Đôi khi đặt câu hỏi gợi ý pha chút dí dỏm cho nhiều em trả lời theo suy nghĩ của riêng mình nhằm đóng góp ý tưởng cho bài học. Đặc biệt lứa tuổi Tiểu học, các em rất thích được thầy cô khen ngợi, tuyên dương. Vì vậy, khi các em trả lời câu hỏi đúng, tôi tuyên dương các em trước tập thể lớp học nhằm giúp cho các em sẽ hăng hái, có hứng thú hơn trong những lần phát biểu sau. Ngược lại, em nào trả lời chưa đúng, tôi kịp thời động viên, khích lệ nhằm giúp các em sẽ tự tin, mạnh dạn hơn để tiếp tục tham gia xây dựng bài những lần tiếp theo. Song song đó, tôi cũng tạo bầu không khí học tập vui tươi, thoải mái cho các em nhằm giúp các em hểu rằng: “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". 
Buổi học đầu tiên làm quen với các em, tôi đã sử dụng một thủ thuật nhỏ như sau để khuyến khích các em hăng hái phát biểu xây dựng bài. Vì lí do tôi không nhớ, chưa biết hết tên các em học sinh trong lớp nên sau phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình, tôi đã đặt ra cho học sinh một yêu cầu nhỏ: “Khi các em đứng dậy, các em phải giới thiệu họ tên của mình cho thầy biết trước khi trả lời câu hỏi”. Các em sẽ tỏ ra thích thú khi nhận được yêu cầu như vậy. Đôi khi các em xung phong phát biểu không phải để trả lời câu hỏi mà chủ yếu là được giới thiệu tên mình, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt là thường xuyên phát biểu. Và các em còn lại cũng tập trung hơn để lắng nghe câu trả lời của bạn vì có phần giới thiệu tên rất hấp dẫn. Như vậy các em sẽ có cảm giác mình được thầy cô và các bạn quan tâm, tôn trọng, tâm lí thoải mái và vui vẻ. Chính không khí học tập như vậy sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng nghe giảng trên lớp một cách ép buộc, thụ động, tâm lí bắt buộc chú ý nghe giảng trên lớp vì sợ thầy cô quát mắng theo đó cũng giảm dần. Tức là xu hướng học với động cơ bên ngoài, phụ thuộc nhiều vào người khác hoặc do thành tích cũng giảm dần.
Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia đóng góp, xây dựng bài trong các tình huống. Do vậy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em.
- Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong các tình huống. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, tay, chân,), để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và đầu tư suy nghĩ.
Đồng thời vào mỗi tiết học (giờ lý thuyết lẫn thực hành), tôi luôn chú ý đến tư thế ngồi học của các em (mặc dù tư thế ngồi trước máy tính các em đã được học ở chương trình Tin học lớp 3, tuy nhiên vẫn có một vài em ngồi sai tư thế) nhằm giúp các em có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi làm việc trên máy tính như tư thế ngồi đúng, gõ phím theo đúng ngón,... Đây cũng là một cách rèn kỹ năng sống nhằm giúp các em có kỹ năng phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe của chính bản thân. 
5. Tổ chức giờ học thực hành hiệu quả.
Ngay buổi học đầu tiên giáo viên cần quán triệt, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh và thực hiện các công việc sau:
+ Chia nhóm và đặt tên cho từng nhóm: Mỗi nhóm 4-6 học sinh, được chia theo nhóm học trên lớp. Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng để điều hành nhóm. 
+ Sinh hoạt cho các em biết cách thức khi thực hành: Mỗi nhóm có 02 máy tính để thực hiện, mỗi máy có 2 đến ba em vì vậy khi thực hành bạn ngồi bên phải chuột mỗi máy sẽ là người thực hiện trước sau đó lần lượt đến các bạn còn lại. Trong khi bạn điều khiển máy thì các bạn còn lại phải quan sát và hỗ trợ bạn khi cần thiết.
+ Học sinh cần chú ý và nghiêm túc thực hiện hiệu lệnh của giáo viên.
Biện pháp này nhằm giúp các em có thái độ đúng đắn trong học tập, chú ý, quan sát đến mọi người xung quanh, các em không còn thái độ hời hợt với môn học cũng như giúp các em biết quan tâm đến mọi việc xung quanh hơn. 
Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: Các em có ý thức, thái độ học tập tốt hơn; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi thể hiện khả năng hiểu bài của mình ... . Qua phương pháp này giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc giúp các em rèn kỹ năng sống cho chính bản thân các em. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống, giúp các em biết cùng nhau hợp tác và chia sẻ trong học tập và cuộc sống. 
6. Tận dụng nội dung bài học, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh nhằm nuôi dưỡng ước mơ và hình thành nhân cách cho học sinh. 
Cũng như các môn học khác, quá trình dạy học môn Tin học phải là một quá trình thống nhất giữa dạy chữ và dạy người. Để làm được điều này, người giáo viên Tin học một mặt phải thực hiện phần nhiệm vụ chung giống như giáo viên các bộ môn khác, nhưng mặt khác còn cần phải khai thác khả năng của nội dung môn để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Bao gồm có: Giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh; Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; Giáo dục lòng tự hào về tiềm năng Tin học của đất nước; Giáo dục nhân cách cho học sinh trong dạy học Tin học. Chính vì những điều trên, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tận dụng nội dung bài học để có những phương pháp tốt nhất nhằm gây sự hứng thú trong môn học đối với các em. Đồng thời cũng không quên lồng ghép vào việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Bởi vì rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải biết ứng phó, thích nghi với cuộc sống hiện đại. 
Sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 3 bao gồm có 7 chương, mỗi chương có những bài cụ thể. Trong từng chương, nếu tôi nhận thấy bài nào có thể vừa dạy, vừa lồng ghép vào rèn kỹ năng sống cho học sinh, bằng kinh nghiệm học tập từ đồng nghiệp cộng với vốn kiến thức mà bản thân tích lũy được, tôi sẽ cố gắng vận dụng vào bài giảng.
Ví dụ khi dạy bài “Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào? ”, tôi sẽ hỏi ý kiến của từng em về việc sắp xếp góc học tập của mình tại gia đình như thế nào? Sau đó sẽ đúc kết các câu trả lời lại để giúp các em hiểu rằng sắp xếp góc học tập cần có trật tự, ngăn nắp, dễ tìm. Từ đó dẫn đến nhu cầu về tổ chức thông tin trên máy tính và các khái niệm ban đầu về tệp và thư mục. Giúp các em hiểu rằng nếu sắp xếp trên máy tính có trật tự, việc tìm thông tin trên máy tính sẽ dễ dàng hơn mà không cần bất cứ công cụ gì khác. Qua đó cũng rèn cho học sinh cách làm việc cẩn thận và có tổ chức, có suy nghĩ trước khi thực hiện công việc,giữ gìn ngăn nắp đồ dùng cá nhân và của tập thể. 
Sắp xếp sách vở trong góc học tập
Sắp xếp thông tin trong các tệp và thư mục
Hay như khi dạy chương 5: EM TẬP SOẠN THẢO, ngoài việc tạo ra sự hứng thú cho các em khi tự tay mình gõ và trình bày một đoạn văn, một bài thơ,... một cách cân đối, sáng sủa, rõ ràng, được chèn bằng những hình ảnh có sẵn,... tôi còn khơi dậy nơi các em một thái độ làm việc đúng đắn nhằm giúp các em hiểu rằng học môn Tin học chính là học văn hóa Tin học. Nhất là trong khi gõ văn bản, yêu cầu gõ chính xác và tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khi các em đã trang bị cho mình một kiến thức nhất định, đó là các em có thể tự tay mình trình bày văn bản một cách đẹp mắt, tôi sẽ đưa ra cho các em một số bài thơ có tính giáo dục yêu cầu các em gõ và trình bày, đồng thời nêu lên ý nghĩa của bài thơ ấy. Ví dụ như để các em tuân thủ luật giao thông và cách đi đường, tôi đặt ra những bài hát ngắn để các em gõ và trình bày vào máy tính:
“Ai ơi ta nhớ không quên ngày ngày khuyên nhau
Mỗi khi ra đường ra phố lòng luôn nhủ lòng
Mình đi xe đội mũ an toàn là hạnh phúc người ơi!
Ơi người hãy nhớ “An toàn giao thông”
Hay có thể đưa ra một bài thơ giúp các em có mẹo vặt trong việc học toán: 
Muốn tìm diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy nhỏ ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi, lấy nửa thế nào cũng ra.
Đặc biệt phần mềm Paint (vẽ tranh) là một chương rất khó mà hầu hết học sinh nào cũng lo sợ, đòi hỏi các em có tính thẩm mĩ rất cao khi mà đây lại là cách cầm chuột để vẽ. Nhưng nếu người giáo viên biết tận dụng phần mềm này để vừa khai thác tối đa năng khiếu cũng như giáo dục kỹ năng sống cho các em thì đó chính là một phương pháp rất hay và có ý nghĩa. Ví dụ ngoài những bài thực hành trong sách giáo khoa, nếu có thời gian, tôi sẽ đưa ra những đề tài về các chủ đề như: Bảo vệ môi trường, góc học tập của em, phong cảnh làng quê,.... để phát huy năng khiếu cũng như giáo dục, khơi gợi lòng yêu Quê hương - đất nước, bảo vệ môi trường xung quanh các em bằng những việc làm thiết thực hàng ngày: vệ sinh trường, lớp; biết giữ gìn góc học tập ngăn nắp,....
Tranh vẽ phong cảnh làng làng quê của học sinh lớp 5A1
Tranh vẽ chú bộ đội của học sinh lớp 5A2
Tranh vẽ em học giao thông của học sinh lớp 5A3
II. Hiệu quả của sáng kiến. 
Qua quá trình thực nghiệm dạy học chú trọng nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 5 khi học môn Tin hoc. Tôi nhận thấy học sinh đã có nhiều chuyển biến trong hoạt động nhận thức. Có hướng đi đúng trong việc phát hiện kiến thức, tích cực học tập.
Tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” vào những tiết dạy Tin học tại khối lớp 5 theo hướng đổi mới đã trình bày và đối chứng với phương pháp dạy truyền thống kết quả chuyển biến rõ rệt.
 Các em học chuyên cần hơn, thích học môn Tin hơn và tích cực trong các tiết học.
Đảm bảo được sự công bằng giữa các học sinh và điều quan trọng là em nào cũng được điều khiển máy trong giờ học thực hành.
Các em không còn tình trạng chen lấn, tranh giành nhau để giành máy khi thực hành như trước. 
 Các tiết dạy Tin mà bản thân thực hiện luôn diễn ra trong không khí vui tươi, nhẹ nhàng và thân thiện, làm cho học sinh cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Các em có ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống.
Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình (Các em luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp xanh - sạch - đẹp).
Luôn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em, đó là: Quyền được sống còn; quyền được bảo vệ; quyền được phát triển; quyền được tham gia.
* Chất lượng giảng dạy môn tin học khối lớp 5 được thể hiện trong bảng sau (Năm học 2017-2018 - Tổng số học sinh lớp 5: 77 em).
Thái độ học tập
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Mức độ
tăng giảm
SL
%
SL
%
Hoàn thành tốt
10
13
63
81,8
Tăng 68,8%
Hoàn thành
59
76,7
14
18,2
Giảm 58,5%
Chưa hoàn thành
8
10,3
0
0
Giảm 100

III. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến.
	Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy một số học sinh từ chỗ không thích học, chán học trở nên nên siêng năng, hứng thú trong học tập hơn dẫn đến kết quả học tập tốt hơn. Sáng kiến của tôi đã được áp dụng cho học sinh lớp 5 trường tiểu học xã Đồng Tâm và có thể áp dụng với học sinh khối lớp 3,4 trong nhà trường cũng như trong giảng dạy môn tin học cho học sinh khối lớp 3,4,5 trong toàn huyện.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Đào tạo mầm non của đất nước là công việc hết sức quan trọng, đào tạo nên con người có ích cho xã hội là một việc làm không chỉ một người làm nên mà phải là cả xã hội; mà người đào tạo nên nhân cách tri thức trẻ là người giáo viên nhân dân. Công việc ấy phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, hằng ngày, mọi lúc. Vì thế mỗi người giáo viên chúng ta là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Việc tạo hứng thú trong học tập cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân.
Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng tôi phải cùng có trách nhiệm giống như câu danh ngôn của Gôlôbôlin đã từng nói:
 “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mình mới vừa xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình mới vừa trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”.
II. Đề xuất/kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em nắm được kiến thức, vận dụng vào thực hành, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
1. Về phía nhà trường
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất (phòng máy), phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Đối với giáo viên
- Không ngừng nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học qua đồng nghiệp hay tham khảo thêm tài liệu hay trên các phương tiện nghe nhìn.
- Khi lên kế hoạch bài học cần chuẩn bị kỹ nội dung, đồ dùng và các phương pháp dạy học.
Trên đây là những giải pháp, kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết thông qua quá trình dạy học ở trường. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Đồng Tâm, ngày 26 tháng 10 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Nga Lê Quang Huy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
1
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học-Bộ Giáo dục và đào tạo
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
NXB Giáo dục.
2
Nhóm tác giả biên soạn
 Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học
NXB Giáo dục.
5
Bộ GD&ĐT
 Sách Cùng học tin học quyển 1,2,3
NXB Giáo dục.
6
Nhóm tác giả biên soạn
Một số kĩ thuật nhằm giúp cho giáo viên giải quyết những khó khăn cho học sinh tiểu họctrong học tập

Phòng tiểu học – mầm non
7
PGS. Trần Trọng Thủy
Sinh lí học trẻ em
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học-Bộ GD- ĐT.
- NXB Giáo dục – NXB Đại học sư phạm.
8

Một số tài liệu hỗ trợ khác trên internet


File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_va_ren_ky.doc