SKKN Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5

2. Thực trạng

Đối với học sinh tiểu học, việc tiếp cận với công nghệ thông tin (môn Tin học) là để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin ở mức độ đơn giản. Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin, các em có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống. Bước đầu học sinh được làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng máy tính.

Để giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình với môn tin học lớp 5, hoạt động nhóm là một giải pháp hiệu quả; giúp học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

Hoạt động nhóm rất hiệu quả trong giảng dạy môn tin học lớp 5. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

2.1. Ưu điểm

- Đa số học sinh chăm ngoan, tích cực trong học tập, có ý thức trong học tập;

- Hầu hết học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của bài học;

- Đa số học sinh tích cực khi tham gia hoạt động nhóm;

- Nhiều nhóm làm việc rất hiệu quả nhất là phát huy được vai trò của nhóm trưởng;

- Các nhóm đều nắm được nhiệm vụ của nhóm mình và biết cách phân công nhiệm vụ phù hợp.

doc 8 trang Chăm Nguyễn 27/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5

SKKN Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học Lớp 5
hó khăn. Vì vậy rất ít học sinh có máy tính tại nhà, các em chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu. Do đó thời gian luyện tập trên máy tính chưa được nhiều;
- Còn một số học sinh chưa có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm;
- Một số em còn có thái độ ham chơi, không hứng thú trong việc học tập nên khi thực hành không tập trung, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp cũng như trong nhóm;
- Vẫn còn một vài nhóm chưa hiểu hết nhiệm vụ, chưa có sự phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
Từ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại, tôi cũng đã nghiên cứu tìm tòi giải pháp mới để khắc phục những mặt còn hạn chế của lớp mình giảng dạy và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp thứ nhất: Phát huy tốt vai trò của giáo viên 
Trong khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên nên có những phương pháp, cách thức quản lý nhóm cho hiệu quả:
Thứ nhất: Giáo viên cần giúp học sinh xác định chính xác vấn đề cần phải thảo luận, nếu học sinh xác định đúng vấn đề sẽ giúp các em tập trung, không bị lạc đề đây là điều quan trọng nhất. Khi giao yêu cầu thảo luận nhóm cho các em, giáo viên cần phải xác định xem cả lớp có hiểu hết yêu cầu hay chưa, có thể giải thích chung nếu cả lớp chưa hiểu và giải thích riêng nếu chỉ vài em chưa hiểu.
Thứ hai: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần: Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, giáo viên cần phải di chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp.
- Chú ý lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời;
- Quan sát để xem có học sinh nào không chịu hợp tác với nhóm cùng thảo luận không. Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.
Thứ ba: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động sôi nổi hay không.
Thứ tư: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề giáo viên đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ sôi nổi của bầu không khí trong lớp.
Thứ năm: Giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích khi học sinh tích cực tham gia thảo luận nhóm và gợi ý cho học sinh trong quá trình thảo luận khi các em gặp khó khăn.
Thứ sáu: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định.
Thứ bảy: Giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt. Trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.
3.2. Giải pháp thứ hai: Thực hiện chia nhóm
Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh trên một máy tính, đặc điểm học sinh và nội dung bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lý: có thể theo nhóm mà học sinh ngồi cùng một máy tính hay theo vị trí ngồi cùng một dãy bàn của phòng máy.
Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm) hướng dẫn học sinh cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại yêu cầu thực hành và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị khác
Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm sau đây (tùy theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt tùy theo bài theo các cách như sau:
Cách 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận
Với phương pháp chia nhóm này, chúng ta có thể chia nhóm 2, 3 học sinh cùng ngồi chung một máy tính thành một nhóm, cùng thảo luận về bài thực hành mà nhóm cùng thực hiện. Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày phương hướng giải quyết của nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm, nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày).
Ví dụ: Trong bài Stellarium, Xmind, Windows Movie Maker 2.6, Gấu chơi Piano, Sudoku sách Hướng dẫn học Tin học lớp 5. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung:
Giới thiệu phần mềm? Mở ứng dụng như thế nào? Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm? Ý nghĩa của các công cụ ở thanh dọc và thanh ngang? Thoát khỏi ứng dụng?
Học sinh có thể thỏa thích thảo luận thông qua thực hành với phần mềm. Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến những nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.
Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi vị trí ngồi của học sinh ở các máy nhằm tạo ra nhiều nhóm khác nhau, giúp học sinh làm quen, trao đổi với những bạn khác nhau, không gây nhàm chán do chỉ cố định vị trí ngồi của học sinh. Ví dụ giáo viên có thể chia nhóm bằng cách bốc thăm số thứ tự trên máy tính, em nào có cùng số thứ tự là cùng một nhóm; hay bốc thăm những phiếu có ghi màu, học sinh nào bốc thăm có cùng màu là cùng một nhóm;.
Cách 2: Chia nhóm theo số lượng máy tính
Với cách chia nhóm này giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận nhóm theo số lượng học sinh ở 2 máy tính gần kề hoặc 3 máy tính gần kề vào một nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện trong thời gian nhất định (cho học sinh quan sát hoặc tìm hiểu vấn đề) kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học.
Ví dụ: Ở chủ đề 3, Bài 6: Thực hành tổng hợp, phần hoạt động thực hành giáo viên sẽ chia thành 8 nhóm, số lượng mỗi nhóm là số em ngồi ở 02 máy gần nhau và cùng thảo luận nhiệm vụ của giáo viên giao. Mỗi nhóm sẽ làm một nhiệm vụ và không trùng nhau:
- Nhóm 1: Thu thập thông tin về Tháp Rùa ở Thủ Đô Hà Nội và nội dung thu thập là giới thiệu về Tháp Rùa và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 2: Thu thập thông tin về Quảng trường Ba Đình ở Thủ Đô Hà Nội và nội dung thu thập là giới thiệu về Quảng trường Ba Đình và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 3: Thu thập thông tin về Cầu Long Biên ở Thủ Đô Hà Nội và nội dung thu thập là giới thiệu về Cầu Long Biên và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 4: Thu thập thông tin về Chùa Thiên Mụ ở Thành phố Huế và nội dung thu thập là giới thiệu về Chùa Thiên Mụ và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 5: Thu thập thông tin về Khu Đại Nội ở Thành phố Huế và nội dung thu thập là giới thiệu về Khu Đại Nội và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 6: Thu thập thông tin về Cầu Tràng Tiền ở Thành phố Huế và nội dung thu thập là giới thiệu về Cầu Tràng Tiền và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 7: Thu thập thông tin về biển đảo và nội dung thu thập là tên các đảo, quần đảo chính và giới thiệu sơ lược về các đảo/ quần đảo mà em vừa kể và hình ảnh minh họa;
- Nhóm 8: Thu thập thông tin về các tỉnh, thành phố khác và nội dung thu thập là giới thiệu một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh em đang sinh sống và hình ảnh minh họa.
Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả cho các nhóm khác nhận xét để cùng nhau chia sẻ nội dung thảo luận để cùng hoàn chỉnh bài thực hành.
Cách 3: Chia nhóm theo sở thích
Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm tự học ở nhà và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện ở nhà (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau. Có thể mỗi nhóm có từ 4-5 em và có cử nhóm trưởng tạo một nhóm Zalo riêng của nhóm để thảo luận, trao đổi về các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao. Giáo viên cũng có thể bố trí những học sinh gần nhà thành 01 nhóm để tiện trao đổi học tập (nếu được).
Ví dụ: Trước khi học Bài 3 Thủ tục trong Logo. Giáo viên chia nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu các bước viết thủ tục trong Logo trước, sau đó vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Nhóm nào trình bày đúng, chính xác thì giáo viên tuyên dương và khuyến khích các em phát huy việc tự học theo nhóm ở nhà.
Cách 4: Chia nhóm theo cách để học sinh giúp đỡ nhau
Cách này thực hiện dựa trên việc giáo viên quan sát và tìm những học sinh có khả năng tiếp thu cao và hiểu bài, có năng khiếu kết hợp với học sinh chưa giỏi để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày.
Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới Logo, giáo viên sẽ chia các bạn có khả năng tư duy tốt và có khả năng sử dụng câu lệnh tốt, kết hợp với học sinh chậm tiến bộ trong cách làm tạo thành nhóm. Trong mỗi nhóm sẽ có một bạn đưa ý tưởng, một bạn chuyển ý tưởng thành câu lệnh, bạn còn lại sẽ gõ lệnh trên máy tính. Sau khi thực hiện xong thì các bạn trong nhóm sẽ hướng dẫn cho nhau. Khi thực hiện xong giáo viên sẽ yêu cầu những bạn còn yếu lên đại diện nhóm để báo cáo. Giáo viên sẽ nhận xét cách giúp đỡ bạn nhóm. Và cách thực hiện chia nhóm này giáo viên sẽ chia khi bắt đầu vào học chủ đề này. Tức là ở mỗi tiết của chủ đề này học sinh sẽ ngồi theo nhóm mà giáo viên đã chia để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
3.3. Giải pháp thứ ba: Phát huy vai trò nhóm trưởng
Việc lựa chọn nhóm trưởng và phát huy vai trò của nhóm trưởng cho mỗi nhóm cũng thực sự quan trọng, nhóm trưởng linh hoạt điều động nhóm mình tốt thì hoạt động nhóm mới có hiệu quả. Nhóm trưởng có một vai trò hết sức quan trọng để hoạt động nhóm có thành công hay không. Bởi nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của nhóm đi đúng hướng. 
Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra sự hiểu biết vấn đề trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm, xây dựng bầu không khí ấm áp, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Chính vì thế, khi chọn nhóm trưởng giáo viên sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể về nhóm trưởng như:
- Có thành tích học tập tốt;
- Tích cực trong mọi hoạt động;
- Có tinh thần trách nhiệm cao;
- Có khả năng quản lí, điều hành hoạt động của nhóm;
- Được bạn bè tính nhiệm.
Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn nhóm trưởng thật chính xác và phù hợp.
3.4. Giải pháp thứ tư: Phát huy năng lực các thành viên trong nhóm.
Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả thì các thành viên trong nhóm không được tiếp thu thụ động mà phải chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác trên máy tính, quan sát trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn cùng nhóm và với giáo viên. Các nhóm học hiệu quả bởi các thành viên có ý thức tự giác: các em có ý thức tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”, tự giác trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, các em phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể để việc học nhóm, tổ phát huy được tác dụng. Các thành viên phải linh hoạt, tạo điều kiện cho tất cả các bạn cùng tham gia.
Vì vậy, học sinh phải phát huy được kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, kĩ năng làm việc cá nhân, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm; cá nhân học sinh biết hợp tác hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, các thành viên phối hợp với nhau để hoàn thành tốt công việc của nhóm. Từ đó các thành viên trong nhóm đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác nhóm để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp mới
Qua quá trình áp dụng giải pháp và qua quá trình giảng dạy bước đầu tôi đạt được những kết quả đáng khích lệ vào cuối năm học được thể hiện trong bảng dưới đây:
Mức đạt được
NĂM HỌC 
2020-2021
(Chưa áp dụng giải pháp)
NĂM HỌC
2021-2022
(Sau khi áp dụng giải pháp)
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Hoàn thành tốt
45/99
45.5%
72/119
60,5%
Hoàn thành
54/99
54.5%
47/119
39.5%
Chưa hoàn thành
0/99
0%
0/119
0%
Sau quá trình áp dụng giải pháp vào trong giảng dạy tôi nhận thấy:
	Học sinh tiếp thu nhanh hơn, khá nhẹ nhàng (cả lý thuyết và thực hành) không khí lớp học thoải mái cởi mở giữa giáo viên và học sinh.
	Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết thực hành. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết...
Đa số học sinh có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. 
	Bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng khi áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy môn Tin học. Vì tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và yêu thích tìm tòi trong quá trình học. Các em hứng thú trong việc học tập nên khi thực hành các em luôn tập trung không còn gây mất trật tự như trước.
Giáo viên phân công cụ thể, chi tiết nhiệm vụ cho từng nhóm nên các em luôn muốn hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao vì thế các em tích cực thảo luận nhóm, tích cực hoạt động. Điều này mang lại niềm khích lệ rất lớn với những giáo viên như tôi.
	5. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp mới, tôi nhận thấy để giúp học sinh đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhóm, người giáo viên phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
	- Trước tiên, giáo viên cần phải nắm được khả năng cũng như năng lực của các học sinh trong lớp để từ đó:
	+ Giáo viên thực hiện chia nhóm cho cân đối;
 + Ở mỗi nhóm có một nhóm trưởng có năng lực, có uy tín và có khả năng điều động hoạt động nhóm hiệu quả;
	+ Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi nhóm để học sinh không nhàm chán.
- Việc chia nhóm để cho học sinh tự học ở nhà cần phải được duy trì lâu dài. Giáo viên phải kiên trì kiểm tra nhắc nhở nhóm tự học, kịp thời động viên, khen ngợi mỗi khi các em trong nhóm có tiến bộ. Có như thế mới tạo động lực cho các em trong việc tự học ở nhà.
6. Hình thức nhân rộng biện pháp trong đơn vị
Qua họp tổ chuyên môn, qua dự giờ, thao giảng cụm tôi chia sẻ biện pháp trên cùng đồng nghiệp./.


NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Thị Thu Hiền
XÁC NHẬN
	Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động nhóm của môn tin học lớp 5 của bà Nguyễn Thị Thu Hiền đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị, lần đầu được dùng để đăng kí giáo viên dạy giỏi cấp huyện và chưa dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó./.
HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_giup_nang_cao_hieu_qua_trong_hoat_dong_nhom_c.doc