SKKN Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học
Tin học là môn học có vị trí rất quan trọng trong thời kì “chuyển đổi số thiết bị dạy học” như hiện nay. Do vậy, cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản gốc rễ khi sử dụng Tin học nhất là lớp học sinh ở cấp Tiểu học. Đây là nhiệm vụ cấp thiết, cần chú trọng thực hiện để các em sớm nhận thức được vai trò – ý nghĩa của môn học, qua đó có ý thức tự giác học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc để nâng cao trình độ, kỹ năng và hình thành thói quen “tự nghiên cứu bài học” ở nhà, đến lớp thầy cô chỉ tổ chức các hoạt động để học sinh phát triển năng lực - kĩ năng trên các nền tảng số hóa.
Thực tế, từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2021 – 2022 các em không được học Tin học do nhà trường thiếu cơ sở vật chất, không đủ phòng chức năng và máy tính để phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học, chính vì vậy trong năm học 2022 – 2023 là năm khởi điểm đầu tiên sau đại dịch Covid – 19 các em được quay trở lại với môn Tin học nên sẽ có những những thuận lợi và khó khăn nhất định. Hiểu được nhu cầu cấp thiết của việc truyền lửa đam mê công nghệ cho các em học sinh, giúp tăng khả năng sáng tạo, phát triển tư duy cho các em nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng bài dạy trên lớp và tạo tiền đề để học sinh tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến mới theo mô hình chất lượng cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học

h tranh ảnh cơ bản và nâng cao trong suốt quá trình học tập. Chèn ảnh và điều chỉnh ảnh cơ bản Chèn ảnh và điều chỉnh ảnh nâng cao Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết vì lý thuyết là kết quả tổng hợp của thực hành. Tiết học kết hợp giữa lí thuyết và thực hành trên phòng Tin học Ví dụ 2: Bài 4: Các thao tác với tệp (Lớp 4 – Chủ đề 1: Khám phá máy tính): Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản: + Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. + Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn Tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. - Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 4 (lớp 4C) dạy bài “Các thao tác với thư mục”. Lớp 4C dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính, Bài: “Các thao tác với thư mục”. Giáo viên hướng dẫn trực tiếp học sinh trên máy. Thư mục: Tệp: Khi em lưu bài thơ soạn thảo bằng Word hay bài thuyết trình PowerPoint, thông tin đó được ghi trên đĩa cứng, đĩa mềm thành 1 tệp. Mỗi tệp có 1 tên khác nhau kèm theo một biểu tượng tương ứng với phần mềm tạo ra nó. Tệp có thể là chương trình máy tính hoặc dữ liệu học tập. Thư mục: Là nơi chứa các tệp có tác dụng quản lí dữ liệu. Trong thư mục có thể chứa các thư mục khác gọi là thư mục con. Mỗi thư mục cũng có 1 tên riêng. Vì năm học 2022 – 2023 học sinh mới được quay trở lại với môn Tin học nên tôi đã thử nghiệm học sinh lớp 4C với 2 lớp 4A và 4B để đối chiếu so sánh và kết quả thu được, được thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả dưới đây: Mức độ thao tác Lớp 4A Lớp 4B Lớp 4C Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh 21/40 52.5% 20/39 51.28% 32/43 74.42% Thao tác chậm 17/40 42.5% 16/39 41.03% 8/43 18.6% Chưa biết thao tác 02/40 0.5% 03/39 7.69% 03/43 6.98% Bảng tổng hợp đối chiếu so sánh kết quả áp dụng đề tài Ví dụ 3: Sử dụng các trò chơi trực tuyến, trò chơi Offline trong các tiết học - Khi giảng dạy các bài học về soạn thảo văn bản tôi đã lồng ghép “Trò chơi câu cá” vào đầu mỗi tiết học để ôn luyện lại kiến thức đã học cho các em. Nhưng ở một số bài học khác trong nội dung soạn thảo văn bản, tôi lại sử dụng trò chơi này vào giữa tiết học để khắc sâu kiến thức cũ và một phần kiến thức mới học để tạo sự bất ngờ, tăng trí tưởng tượng và hào hứng cho các em học sinh. Một phần câu hỏi trong trò chơi “Câu cá” - Hoặc trong nội dung “thiết kế bài trình chiếu với phần mềm PowerPoint” tôi vừa sử dụng hình ảnh trực quan sinh động, mới lạ để tạo sự bất ngờ kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lưỡng và tăng khả năng sáng tạo cho học sinh thông qua cách tạo chữ nghệ thuật từ hình ảnh trực quan. Tạo chữ nghệ thuật từ tranh ảnh chèn vào bài thuyết trình - Trò chơi “Ai là triệu phú” ngoài việc kiểm tra kiến thức môn học, tôi còn lồng ghép vài câu hỏi dễ, sinh động để giúp các em thư giãn, giải tỏa căng thẳng, không bị gò bó quá vào các kiến thức bài học. Câu hỏi trắc nghiệm vui nhộn trong trò chơi “Ai là triệu phú” - Với bài 5: Luyện tập về thủ tục (Lớp 5 – Chủ đề 4: Thế giới Logo): Đặc biệt khi giảng dạy các bài học về thiết kế Logo tôi đã sử dụng trò chơi trực tuyến “Quizz” để tạo không khí sôi nổi, giúp các em có tâm thế hào hứng, tạo sự ghanh đua nỗ lực mỗi ngày trong học tập và có ý thức tự nghiên cứu bài học ở nhà trước khi tới lớp để sau mỗi lần tham gia trò chơi tên những học sinh xuất sắc nhất sẽ được vinh danh trên bảng vàng, tuy nhiên giáo viên vẫn động viên, khích lệ những bạn tham gia trò chơi sẽ cố gắng hơn nữa để lần sau trên bảng vàng sẽ xuất hiện tên của chính mình. Kết quả sau trò chơi trực tuyến Quizz - Với hệ thống câu hỏi trả lời nhanh trực tuyến “Quizz” giúp các em có phản xạ nhanh, luyện thao tác sử dụng chuột mỗi ngày, tăng độ nhạy bén đồng thời qua các trò chơi này giáo viên giáo dục học sinh có ý thức để tìm kiếm thông tin trên Internet an toàn, hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi học trò. - Trong giờ thực hành giáo viên đã tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. Hướng dẫn học sinh tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet - Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper) để học sinh luyện tập thêm trong các tiết luyện tập tổng hợp cuối mỗi chủ đề. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp đề tài - Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học thường xuyên cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ các đồng nghiệp của trường bạn, áp dụng các phương pháp dạy học mới có sử dụng các hình ảnh trực quan, các trò chơi trực tuyến, trò chơi offline để thu hút và tạo hứng thú học tập cho các em. - Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp - Từ việc xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài cũng như nhiệm vụ trọng tâm của đề tài, Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận, quan sát trò chuyện, khảo nghiệm và một số phương pháp khác. - Bộ môn Tin học là bộ môn mới và chủ yếu là thực hành. Để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành giáo viên phải biết tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. - Nắm bắt sâu sát đối tượng học sinh áp dụng những biện pháp phù hợp tạo điều kện thuận lợi để các em tiếp thu bài tốt nhất. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao thì việc soạn giáo án là nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu như trước giờ lên lớp giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án và các phương tiện dạy học thì sẽ vững tin hơn khi lên bục giảng. Vậy việc chuẩn bị một giáo án cần làm những công việc gì? + Nghiên cứu vị trí, yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập và các tài liệu có liên quan tới bài đó. + Xác định cụ thể vị trí, mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau. + Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức mới, phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng. + Xác định kiến thức trọng tâm và quan tâm bồi dưỡng cho những học sinh có khả năng giỏi về bộ môn Tin học. + Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà (có hướng dẫn những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh kém). Xác định bài tập bắt buộc và bài tập kèm thêm (chia thành 2 loại cho học sinh trung bình và học sinh khá giỏi). Với chủ đề Logo hãy để học sinh tự thực hành các câu lệnh đã học sau đó hướng dẫn cho các em thực hành những câu lệnh phức tạp hơn và gợi ý khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học + Soạn các câu lệnh gợi ý hay hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Khi làm các bài tập trên phải luôn chú ý tới tín vừa sức với mỗi học sinh. + Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới (Kiến thức nào đã học cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh yếu kém). + Soát lại tình hình sách giáo khoa, các bài tập thực hành và tận dụng tối đa đường truyền mạng LAN là thế mạnh của bộ môn Tin học. 3.5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm và giá trị của đề tài. * Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học lớp 4C, 5D và không áp dụng đề tài với lớp 5A, so sánh với bảng tổng hợp kết quả trước khi áp dụng đề tài đã thu được kết quả như sau: Lớp HTT HT CHT SL % SL % SL % 4C 12 27.91 31 72.09 0 0 5A 6 18.8 27 81.82 0 0 5D 16 43.24 21 56.76 0 0 Bảng tổng hợp đối chiếu so sánh kết quả áp dụng đề tài * Giá trị của đề tài: - Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học Tiểu học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. - Đề tài “Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học” sẽ phần nào giúp các em học sinh ngày càng tiến bộ, yêu thích môn Tin học, phát triển được tư duy – sáng tạo – khơi dậy niềm đam mê với môn công nghệ mang tính khoa học này, đồng thời giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm, những giải pháp mới nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học trong Trường Tiểu học hiện nay. - Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo. Tạo động lực, truyền cảm hứng cho các em học sinh - Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết để: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập. + Có thái độ đúng, có ý thức bảo vệ khi sử dụng máy tính + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tôt, học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong nghành giáo dục đã được cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “Hai không” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” – “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Những cái tên như thế đã thực sự gắn với trách nhiệm và được sự ủng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Từ các kết quả thu được ở trên có thể kết luận: Khi áp dụng các biện pháp vào dạy học đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh hoạt động tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em. Tạo cho các em cơ hội được tìm hiểu về kiến thức thông qua các cách tiếp cận công nghệ 4.0 từ đó giúp cho các em thu được nhiều kết quả như khả năng làm việc độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng quan sát thu thập thông tin, phát huy được tính tích cực, rèn luyện tính tự giác, kỹ năng làm việc nhóm. Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học trong trường Tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn Tin học vào giảng dạy. Tuy nhiên hạn chế đề tài là khó kiểm soát việc học sinh sử dụng điện thoại, máy tính của học sinh. Một số học sinh còn sử dụng để làm việc khác như chơi game, xem phim.. Ngoài ra một khó khăn lớn là không phải học sinh nào cũng có điện thoại, máy tính để làm theo sự gợi ý của giáo viên. Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào cũng được giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình. Ngoài ra tôi luôn tự học hỏi và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hay trong giờ ra chơi. Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn khởi và tự tin vào thành công của mình. 2. Khuyến nghị Tôi nhận thấy để tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn các biện pháp nêu trên với mục đích phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong các trường tiểu học chúng tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị như sau: * Về phía nhà trường: - Nhà trường cần thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn qua việc cung cấp các tài liệu, sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. - Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập. - Thường tổ chức các chuyên đề về môn Tin học nói riêng và các môn khác nói chung để các đồng nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. - Những chuyên đề bồi dưỡng không nên mang nặng tính hình thức, cần thực tế và phù hợp hơn. - Thường xuyên tổ chức đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. * Về phía giáo viên: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài. - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân - Thăm lớp, dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác Trên đây là sáng kiến: “Sử dụng hình ảnh trực quan và một số trò chơi giúp tạo hứng thú – phát triển tư duy – tăng khả năng sáng tạo cho học sinh ở cấp Tiểu học” mà bản thân tôi đã thực hiện và rất hiệu quả. Với 14 năm kinh nghiệm giảng dạy Tin học ở cấp Tiểu học và những kiến thức mở rộng được đúc kết, rút ra trong quá trình tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện tại các cơ sở giáo dục, qua Zoom cùng thầy Bùi Duy Phương nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng Ban giám khảo sáng kiến kinh nghiệm cho đề tài của tôi để chất lượng dạy và học phân môn Tin học ngày càng được nâng cao, phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2023 Người viết Đăng Thị Loan
File đính kèm:
skkn_su_dung_hinh_anh_truc_quan_va_mot_so_tro_choi_giup_tao.doc