SKKN Sử dụng Kahoot trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học
Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một quá trình tổ chức các hoạt động dạy học với nhiều phương tiện, hình thức phong phú và đa dạng.
Việc kiểm tra đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học, người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. Trong thực tế việc kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy đối với bộ môn Tin học nói chung và Tin học 12 nói riêng sau mỗi quá trình dạy học thường ít có thể bao quát hết khả năng nhận thức của học sinh hoặc còn nhiều học sinh chưa có cơ hội để thể hiện do thời gian hạn chế, giáo viên chỉ kiểm tra được một vài học sinh là chuyển sang nội dung khác hoặc phương pháp kiểm tra quen thuộc ít có tính cạnh tranh khiến học sinh giảm hứng thú tham gia học tập đối với môn học, dẫn đến chất lượng chưa cao.
Đặc biệt với những phương pháp kiểm tra đánh giá thông thường ít phát huy được ưu thế về cơ sở vật chất phục vụ học tập như máy tính kết nối Internet, máy chiếu,máy tính bảng, điện thoại thông minh, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Để khắc phục những hạn chế đó tôi xây dựng đề tài “Sử dụng Kahoot! trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học” góp phần nâng cao chất lượng đối với môn học, tạo hứng thú đối với học sinh và phát huy tối đa nguồn lực về cơ sở vật chất phục vụ học tập hiện có tại nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng Kahoot trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học

MỤC LỤC Đặt vấn đề 2 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến 3 Nội dung sáng kiến 3 Thực trạng tình hình về vấn đề 3 Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 Giới thiệu về ứng dụng Kahoot! 4 Cách truy cập và sử dụng phần mềm kahoot trong ôn tập, kiểm tra, đánh giá giờ dạy. 6 Đối với giáo viên 6 Đối với học sinh 13 Hiệu quả mang lại 15 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng 17 Tài liệu tham khảo 17 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng Kahoot! trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học Tác giả: Vũ Thanh Bình Chức vụ: Bí thư Đoàn trường, giáo viên bộ môn Tin học Đơn vị công tác: Trường PT DTNT Sơn Động Đặt vấn đề Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong Giáo dục Đào tạo được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quan điểm cốt lõi, cơ bản nhất của Đại hội Đảng lần thứ XIII về phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một quá trình tổ chức các hoạt động dạy học với nhiều phương tiện, hình thức phong phú và đa dạng. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học, người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. Trong thực tế việc kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy đối với bộ môn Tin học nói chung và Tin học 12 nói riêng sau mỗi quá trình dạy học thường ít có thể bao quát hết khả năng nhận thức của học sinh hoặc còn nhiều học sinh chưa có cơ hội để thể hiện do thời gian hạn chế, giáo viên chỉ kiểm tra được một vài học sinh là chuyển sang nội dung khác hoặc phương pháp kiểm tra quen thuộc ít có tính cạnh tranh khiến học sinh giảm hứng thú tham gia học tập đối với môn học, dẫn đến chất lượng chưa cao. Đặc biệt với những phương pháp kiểm tra đánh giá thông thường ít phát huy được ưu thế về cơ sở vật chất phục vụ học tập như máy tính kết nối Internet, máy chiếu,máy tính bảng, điện thoại thông minh, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Để khắc phục những hạn chế đó tôi xây dựng đề tài “Sử dụng Kahoot! trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học” góp phần nâng cao chất lượng đối với môn học, tạo hứng thú đối với học sinh và phát huy tối đa nguồn lực về cơ sở vật chất phục vụ học tập hiện có tại nhà trường. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Việc ứng dụng phần mềm Kahoot, một trong những công cụ hỗ trợ xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến vào bộ môn tin học 12 để thực hiện ôn tập, kiểm tra, đánh giá khả năng lĩnh hội của học sinh sau một quá trình dạy học hiện đang được thực hiện tại trường PT DTNT Sơn Động và chưa có đơn vị, tổ chức nào áp dụng giải pháp này đối với bộ môn tin học 12 trong trường học. Khuyến khích ứng dụng công nghệ, kỹ năng sử dụng thiết bị điện tử thông minh của học sinh vào thực hiện các nhiệm vụ học tập. Nội dung sáng kiến Thực trạng tình hình về vấn đề Qua thực tế tham gia hoạt động tại trường PT DTNT Sơn Động tôi thấy có một số vấn đề sau: Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập: Về cơ bản số lượng máy tính tại các phòng thực hành đủ về số lượng đối với học sinh các lớp, đảm bảo kết nối internet tốc độ cao phục vụ khai thác thông tin học tập, giảng dạy. Các phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu. Đặc biệt 100% học sinh khối 12 trong nhà trường đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối truy cập internet tốc độ cao phục vụ học tập và trao đổi thông tin. Trong Ôn tập, kiểm tra đánh giá sau mỗi quá trình dạy học Tin học 12: Giáo viên thường mất nhiều thời gian để chấm bài, cho điểm đặc biệt không thể rút kinh nghiệm được ngay cho học sinh sau mỗi quá trình học tập; chưa phát huy được điều kiện về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Tại một thời điểm nhất định chỉ có thể kiểm tra, đánh giá được một hoặc một nhóm, chưa đánh giá được mức độ lĩnh hội của từng cá nhân học sinh dẫn đến đánh giá chưa được đầy đủ, toàn diện về học sinh nên chưa thể đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp học. Học sinh: Do là cuối cấp học, học sinh đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu các tổ hợp môn để tham gia kì thi tốt nghiệp THPT nên việc tập trung vào môn Tin học có phần giảm đi dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Với một điều kiện tốt về cơ sở vật chất phục vụ học tập môn tin học, nhằm khắc phục tình trạng chất lượng môn tin học 12 chưa cao đồng thời tranh thủ tận dụng tối đa thời gian trong giờ dạy để ôn tập, bổ sung kiến thức cho học sinh tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm kahoot! áp dụng vào mỗi giờ dạy như một phương tiện để hệ thống kiến thức giúp các em học sinh ghi nhớ rất nhanh và không ngừng tiến bộ. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề Sử dụng ứng dụng Kahoot! xây dựng các bộ câu hỏi ôn tập, kiểm tra, đánh giá sau mỗi giờ dạy với bộ môn Tin học 12 bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot! Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác. Về bản chất Kahoot! là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được. Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trong hoạt động dạy học, có thể sử dụng Kahoot! nhằm củng cố bài học, kiểm tra đánh giá, ngoài ra phần mềm Kahoot! có thể dùng trong các buổi hoạt động ngoại khóa theo các chuyên đề. Kahoot! có một số chức năng nổi bật có thể phục vụ trong giảng dạy như: Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp tạo sự hứng thú cho người học; Giúp người học chủ động tương tác hơn; Giúp giáo viên ôn tập những nội dung trọng tâm mà người học cần ghi nhớ; Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi tùy vào mức độ khó dễ; Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt phần mềm vào máy; Hoàn toàn miễn phí trong đăng ký và sử dụng; Mỗi tài khoản có thể tạo được rất nhiều bộ câu hỏi với các chủ đề khác nhau; Tuy nhiên để có thể tham gia vào sử dụng ứng dụng yêu cầu người dạy và người học cần phải có smartphone, laptop, máy tính, máy tính bảng có kết nối internet, phòng học cần trang bị máy chiếu hoặc tivi có kết nối với máy tính của giáo viên. Cách truy cập và sử dụng phần mềm kahoot trong ôn tập, kiểm tra, đánh giá giờ dạy. Kahoot được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung và màn hình cá nhân của học sinh. Tất cả học sinh sẽ sử dụng thiết bị (điện thoại thông minh, laptop, PC...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính điểm, và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi. Các bước truy cập và sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học thực hiện như sau: Đối với giáo viên * Đăng ký tài khoàn Kahoot! Miễn phí Bước 1: Truy cập đường dẫn: https://create.kahoot.it/register Bước 2: Giao diện hiện ra chọn Teacher Bước 3: Giao diện hiện ra chọn School Bước 4: Điền Email hiện đang sử dụng và mật khẩu rồi nhấn vào sing up Bước 5: Điền một số thông tin cá nhân cần thiết và nhấn Save and continue Chỉ với 5 bước trên giáo viên đã có một tài khoản miễn phí tại ứng dụng Kahoot! Phục vụ cho công tác giảng dạy. * Tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm: Bước 1: Trong giao diện chính chọn mục Create. Bước 2: Tại giao diện Create a New Kahoot tiếp tục nhấn Create Bước 3: Tại giao diện mới hiện ra: Tại mục: Start typing your question: Điền câu hỏi ; Drag and drop image from your computer: Chèn hình ảnh, video ; Add answer 1; Add answer 2; Add answer 3; Add answer 4 điền các đáp án (Nếu xây dựng đáp án nào đúng ta click chuột vào chấm tròn phía cuối đáp án đó); Time limit: Điền thời gian để trả lời câu hỏi; Sau khi hoàn thành cơ bản các mục trên, click Add question để thêm câu hỏi vào bộ đề. Ta thực hiện tương tự như vậy để tạo ra những câu hỏi tiếp theo. Ví dụ : Bước 4: Click vào Done để hoàn thành và đặt tên kèm thêm mô tả cho bộ câu hỏi tại mục Title và Description * Tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá: Giáo viên có thể chọn bộ câu hỏi do mình biên soạn tại tab my kahoot hoặc bộ câu hỏi được chia sẻ từ cộng đồng Để thực hiện tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá, giáo viên sau khi hoàn thành bộ câu hỏi, tại giao diện chính, trong thẻ my kahoot, click vào bộ câu hỏi cần sử dụng Chọn play: khi đó giao diện màn hình hiển thị chọn Teach Giao diện mới hiện ra giáo viên click vào Classic Tiếp theo giao diện hiển thị mã pin Giáo viên chờ số học sinh tham gia đầy đủ và click start để bắt đầu kiểm tra Kết quả hiển thị sau khi học sinh hoàn thành mỗi câu trả lời: Kết quả cuối cùng khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra (3 học sinh điểm cao nhất) Sau khi học sinh hoàn thành nội dung ôn tập, kiểm tra đánh giá, giáo viên hoàn toàn có thể xuất file báo cáo để xem kết quả của từng học sinh, giao diện báo cáo hiển thị kết quả như sau: Báo cáo có ghi đầy đủ thứ hạng, số điểm, số câu trả lời đúng, trả lời sai của học sinh. Trong phần phân tích chi tiết báo cáo còn hiển thị rõ từng học sinh trả lời đúng và sai câu nào khi làm bài kiểm tra và với mỗi một câu hỏi có bao nhiêu học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành để từ đó giáo viên đưa ra phương pháp, giải pháp phù hợp trong dạy học. Hình ảnh báo cáo trên cho thấy học sinh Khánh Linh trả lời sai câu hỏi số 1 và ghi rõ đáp án lựa chọn của học sinh Đối với học sinh Học sinh tham gia hoạt động học có sử dụng phần mềm Kahoot phải thực hiện các yêu cầu sau: Học sinh truy nhập Kahoot.it , nhập mã pin do giáo viên cung cấp và chờ giáo viên kích hoạt bộ câu hỏi Điền mã pin giáo viên cung cấp Điền họ và tên để vào làm bài Tương ứng với các câu trả lời trên màn hình của giáo viên chiếu ra sẽ là các hình tượng trưng hiện lên trên điện thoại thông minh, máy tính của các em. Và các em chỉ cần kích vào biểu tượng tương ứng với câu trả lời mà các em xem là đúng. Giao diện màn hình của học sinh khi tham gia làm bài kiểm tra Sau mỗi câu hỏi sẽ có tổng kết lại xem bạn nào trả lời nhanh nhất và được báo nhiều điểm. Để vận dụng tốt phần mềm kahoot! trong dạy học, giáo viên cần nghiên cứu dự kiến các loại hoạt động, các yêu cầu cũng như nội dung kiến thức cần chuyển tải. Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, còn giáo viên chuẩn bị các phiếu theo dõi quá trình học tập của học sinh làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá được khách quan, tạo động cơ học tập tốt. Hiệu quả mang lại Hiệu quả về kinh tế: Tận dụng được tối đa cơ sở vật chất hiện đại đã được trang bị tại nhà trường như máy tính kết nối internet, máy chiếu, phòng học thông minh, Phòng thực hành tin học, cũng như với cá nhân các em học sinh được sử dụng các thiết bị thông minh trong khai thác thông tin học tập. Tiết kiệm được nhiều kinh phí in, sao, photo bài tập, đề kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ học, đặc biệt làm tăng sự hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn tập, kiểm tra đánh giá. Hiệu quả xã hội, môi trường: Giúp học sinh năng động hơn, chủ động, mạnh dạn và hội nhập trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 qua đó định hướng việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh vào đúng mục đích, trong đó có khai thác phục vụ học tập là ưu tiên hàng đầu. Đưa công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên là người cần đi trước đón đầu xu thế mới, để tạo động lực, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người học. Chất lượng giáo dục: Sau khi nghiên cứu và áp dụng tại lớp 12A (Lớp có tổng số 27 học sinh) -trường PT DTNT Sơn Động bắt đầu từ học kì II, giải pháp mang lại hiệu quả rõ rệt thể hiện qua bảng kết quả của 2 kỳ thi (Kỳ thi cuối học kì I và kì thi giữa học kỳ II), lớp không còn có học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh trung bình giảm, học sinh khá, giỏi được tăng lên. Mức điểm Các kì thi Sĩ Số Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Kiểm tra cuối học kì I (Chưa áp dụng giải pháp) 27 8 29,63% 13 48,15% 5 18,53 % 1 3,69% Kiểm tra giữa học kì II (Đã áp dụng giải pháp) 27 15 55,56% 9 33,33 3 11,11 % 0 0% Bảng số liệu so sánh kết quả học tập giữa hai kì thi trước và sau khi áp dụng giải pháp Qua bảng số liệu so sánh giữa hai kì kiểm tra, ta nhận thấy tại kì kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp: Tỉ lệ và số lượng điểm mức giỏi tăng 7 học sinh, tương ứng 25,93%; Mức điểm trung bình giảm 2 tương ứng với 7,41%; không còn học sinh bị điểm đạt mức yếu, tỉ lệ điểm đạt mức khá giảm 14,81%, số học sinh này giảm do đạt mức điểm giỏi trong kì thi kiểm tra giữa kỳ II. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng Sử dụng Kahoot! trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tin học 12 sau mỗi quá trình dạy học là một trong những sáng kiến mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như tạo hứng thu cho học sinh, đặc biêt là học sinh cuối cấp trước những chi phối bởi các tổ hợp môn phục vụ cho kì thi tốt nghiệp THPT. Sáng kiến cũng góp phần phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có của đơn vị góp phần giảm chi phí cho việc kiểm tra đánh giá trên giấy tờ, đồng thời định hướng học sinh trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh khai thác thông tin một cách hiệu quả. Sáng kiến góp phần giúp giáo viên, học sinh năng động hơn trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 tạo động lực cho thế hệ trẻ đi trước và đón đầu xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại. Với hiệu quả mang lại một cách nhanh chóng, sáng kiến không chỉ áp dụng đối với bộ môn tin học 12 mà còn có thể áp dụng với tất cả các môn học trong và ngoài nhà trường. Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Tin học 12 - NXB Giáo dục Việt Nam Sách Bài tập Tin học 12 - NXB Giáo dục Việt Nam https://vinskills.vn/huong-dan-kahoot/
File đính kèm:
skkn_su_dung_kahoot_trong_on_tap_kiem_tra_danh_gia_nham_nang.docx
SKKN Sử dụng Kahoot trong ôn tập, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tin học 12.pdf