Thuyết minh Giải pháp Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 6

Như chúng ta đã biết, môn Tin học là 1 bộ môn luôn gắn liền chiếc máy tính và để học sinh có thể lĩnh hội, chiếm lĩnh kiến thức một cách trọn vẹn. Đối với bộ môn Tin học quả thật không phải là dễ khi mà trước đây cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn rất hạn hẹp, hạn chế. Số lượng máy ở phòng tin còn rất ít, không đủ đáp ứng để các em được thực hành đầy đủ. Chính vì những lý do đó đã 1 phần làm giảm đi chất lượng của bộ môn tin học nói chung và đặc biệt là môn tin học 6 nói riêng. Về phía Giáo viên: còn chưa có sự đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy: Giáo viên chỉ thuyết trình, dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức thụ động.

Hiện nay, môn Tin học đã được chú trọng hơn và quan tâm nhiều hơn, số lượng máy tính để phục vụ học tập được tăng lên đáng kể, thiết bị dạy học cũng được cải tiến và hiện đại hơn. Nhận thấy những khó khăn và hạn chế trước đây đã được khắc phục, tôi đã mạnh dạng thay đổi và đưa ra giải pháp: “Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học 6”.

Trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi với đồng nghiệp và ứng dụng tôi đã tìm ra một số giải pháp hữu ích góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn tin học 6. Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan và sinh động hơn. Học sinh yêu thích với môn Tin học, nâng cao chất lượng giải trrong các kì thi HSG Tin học.

docx 11 trang Chăm Nguyễn 14/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Giải pháp Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết minh Giải pháp Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 6

Thuyết minh Giải pháp Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 6
2. Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ 05/9/2020
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: 
Như chúng ta đã biết, môn Tin học là 1 bộ môn luôn gắn liền chiếc máy tính và để học sinh có thể lĩnh hội, chiếm lĩnh kiến thức một cách trọn vẹn. Đối với bộ môn Tin học quả thật không phải là dễ khi mà trước đây cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn rất hạn hẹp, hạn chế. Số lượng máy ở phòng tin còn rất ít, không đủ đáp ứng để các em được thực hành đầy đủ. Chính vì những lý do đó đã 1 phần làm giảm đi chất lượng của bộ môn tin học nói chung và đặc biệt là môn tin học 6 nói riêng
Về phía Giáo viên: còn chưa có sự đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy: Giáo viên chỉ thuyết trình, dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức thụ động.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 
	 Hiện nay, môn Tin học đã được chú trọng hơn và quan tâm nhiều hơn, số lượng máy tính để phục vụ học tập được tăng lên đáng kể, thiết bị dạy học cũng được cải tiến và hiện đại hơn.
Nhận thấy những khó khăn va hạn chế trước đây đã được khắc phục, tôi đã mạnh dạng thay đổi và đưa ra giải pháp: “Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học 6”.
Trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi với đồng nghiệp và ứng dụng tôi đã tìm ra một số giải pháp hữu ích góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn tin học 6
Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan và sinh động hơn
Học sinh yêu thích với môn Tin học, nâng câo chất lượng giải trrong các kì thi HSG Tin học
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
- Nhằm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khai thác tốt đa thiết bị thực hành trong các tiết dạy.
- Giúp học sinh hiểu bài 1 cách nhanh chóng, chính xác và có kỹ năng thực hành tốt hơn.
- Giúp các em có thể tự tin hơn khi tiếp xúc với máy tính và trở thành người bạn của mình trong học tập cũng như lĩnh hội các kiến thức.
- Giúp các em theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh về giải pháp
7.1.1. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp.
Bước 1. Trực quan hoá thông tin dạy học
	Trực quan hoá thông tin dạy học là một quá trình mà thông qua đó người học có thể lĩnh hội kiến thức, các tài liệu học tập dưới dạng thông tin hình ảnh, âm thanh, mô hình, vật chất,với sự hỗ trợ của các dụng cụ trực quan. Dụng cụ trực quan được sử dụng trong môi trường học tập trong nhà trường dựa trên cơ sở máy tínhdụng cụ trược quan có thể được sử dụng hiệu quả để giảng dạy của các sự kiện, các chỉ dẫn, các quá trình và các khái niệm trừu tượng mà chúng thường khó nhớ, khó hiểu và khó diễn tả. Các mục tiêu dạy học có thể thực hiện tốt nếu biết phát huy thông qua công cụ trực quan. Có thể nói trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học học bằng ngôn ngữ. Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dự trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là hình ảnh trực quan làm tăng sự nhớ trong học tập, gây cho học sinh nhiều hứng thú.
Trước khi sử dụng trực quan cho một bài học thì giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì? Những dụng cụ đó phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học?
Tiếp đó là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan
Bước 2. Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng hình ảnh, biểu trưng đồ hoạ,
Đối với bước này thì buộc người dạy phải làm thiết kế các thông điệp đòi hỏi nhiều công sức nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt là quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người dạy phải biết phân tích và chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học.
Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ
	 Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẻ hoặc một câu hoàn chỉnh dùng để đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng.
Ví dụ: Dạy bài “ Máy tính và các phần mềm máy tính” cần chiếu sơ đồ cấu trúc chung của mạng máy tính điện tử lên màn hình rồi yêu cầu học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tử gổm những phần nào? Sau đó giáo viên chỉ vào từng đối tượng trên sơ đồ và giới thiệu lần lượt các khái niệm của các phần trong cấu trúc máy tính.
Hay khi dạy bài “ Xử lý thông tin”, thì đưa lên màn hình các hoạt động xử lý thông tin 
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan: 
? Em hãy cho biết mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin (HS chỉ cần quan sát màn hình và nêu được những hoạt động trên thuộc quá trình xử lý thông tin nào)
b. Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ.
 Biểu trưng đồ hoạ được tạo ra bằng nhiều cách đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ hoạ liên quan với khái niệm, ... Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh trong các bước thực hành - dựa vào các biểu trưng đồ hoạ này 
Chẳng hạn khi dạy bài “Mạng thông tin toàn cầu” phần 2.Trình duyệt giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc nhận biết các công cụ trình quyệt một cách nhanh chóng qua các biểu tượng.
Giáo viên đưa ra các biểu tượng:
c. Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh
 Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh hoạ, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, 
Khi dạy bài “Mạng thông tin toàn cầu” ở phần 3.Thực hành: Khai thác thông tin trên trang web ta có thể sử dụng một số ảnh, ảnh minh hoạ về một trang web nào đó để học sinh có thể quan sát:
d. Kết hợp các loại hình trực quan.
 Giữa các loại hình trực quan, người thiết kế có thể kết hợp đa dạng các loại biểu trưng trực quan ngôn ngữ, hình ảnh, đồ hoạ với nhau. Đối với hầu hết học sinh ba loại này bao gồm nhiều mức độ khác nhau rất có ích trong học tập.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mạng máy tính” ở phần 2. Các thành phần của mạng máy tính ta có thể sử dụng kết hợp giữa biểu trưng hình ảnh và biểu trưng ngôn ngữ
Giáo viên yêu cầu:
- Quan sát hình ảnh và cho biết những thiết bị nào đang được kết nối vào mạng?
- Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào?
7.2. Xây dựng các kĩ năng, thực hành
a. Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng.
Sau một tiết học củng cố lại cho học sinh những cái vừa học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nắm lại bài, học sinh có thể phân biệt được lệnh, các biểu tượng và nắm ý nghĩa của các biểu tượng.
Ví dụ: Dạy bài “Thông tin và dữ liệu”: Nối các ý của cột A, B, C, D sao cho hợp lý.
Thông tin
Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
Dữ liệu
Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình
Vật mang tin
Vật chứa dữ liệu

* Khi dạy bài “Xử lý thông tin”: Dùng các từ, cụm từ điền vào chổ trống cho phù hợp.
Các hoạt động xử lý thông tin bao gồm:
Bước 1. .thông tin
Bước 2. .thông tin
Bước 3. .thông tin
Bước 4. .thông tin
b. Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy
Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy, học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính theo từng bước một. Với cách tổ chức học như thế này kết quả cho thấy học sinh nắm chắc bài học, đa số các em đều thực hiện được các thao tác thực hành, học sinh thấy thích thú.
7.3. Giải trí thư giãn
	Để cho học sinh có hứng thú học tập, tạo kích thích, đồng thời góp phần thư giãn cho các em thì trước khi kết thúc tiết học (5-7 phút) tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi như: Solitaire, Spider Solitaire, Mario... hay cho học sinh vẽ hình tự do bằng chương trình Paint mà qua các chương trình này học sinh được hình thành các kĩ năng sử dụng chuột, các thao tác với chuột. 
Với các giải pháp thực hiện nói trên đã thực hiện nên đã đạt được kết quả đáng khả quan.
Kết quả đạt được
Qua một thời gian ngắn thực hiện ứng dụng các dụng cụ trực quan vào dạy học tin học lớp 6 tôi nhận thấy:
- Việc ứng dụng giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lí thuyết từ đó HS có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn
- Đối với học sinh tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, chất lượng đã đi lên. 
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy kết quả chất lượng khi kiểm tra cả lí thuyết và thực hành đã thay đổi:
Đối với đại trà:
Tổng số
Thời gian
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
165
Trước khi áp dụng
40
24.2
88
48,5
24
14.5
13
12,8
0
0
165
Sau khi áp dụng
53
32.1
97
58.8
12
7.3
3
1.8
0
0

Đối với HSG: trong kì thi Tin học trẻ cấp huyện 2020 – 2021
Năm học
Số HS dự thi môn tin học 
(6,7,8)
Số giải
Ghi chú

Giải Tỉnh
Giải Huyện
2020 - 2021
1

1 Giải Nhì
3 Giải Ba
3 Giải KK


	Với kết quả trên, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn đã có sự chuyển biến, số lượng học sinh giỏi ở lớp A, học sinh khá ở các lớp B, C đều tăng lên và số lượng học sinh trung bình, yếu đã giảm. Tôi cảm thấy rất vui mừng. Tôi tin rằng kết quả trên còn tăng lên ở các năm học tới.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp
- Đối với giải pháp này có thể áp dụng cho bộ môn tin học 6,7,8,9
- Áp dụng vào bồi dưỡng HSG Tin 6,7,8,9
- Ngoài ra còn áp dụng được cho tất cả các bộ môn học khác
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến 
Kiến thức tin học luôn gắn liên với công nghệ và và sự thay đổi rất nhanh trên thế giới. Nếu học sinh không được tiếp cận với những thiết bị mới, vô tình đẩy các em vào tình trạng lạc hậu về công nghệ. Việc dạy bộ môn Tin học cần phải linh hoạt, không nhất thiết lấy sách giáo khoa làm chuẩn, thông tin phải cập nhật liên tục cho các em qua hình thức mạng Internet.
	Trên đây tôi đã trình bày, chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tổ chức giảng dạy bằng phương pháp trực quan để đạt hiệu quả giáo dục cao. Tôi hy vọng những kinh nghiệm nhỏ bé trên có thể đóng góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học tại các trường THCS. Song những điều mà tôi đã trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý ban giám khảo, các thầy cô đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn và ngày càng phát huy hiệu quả.
Tôi xin cam đoan những điều trình bày trên là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến
Hoàng Trung Dũng

File đính kèm:

  • docxthuyet_minh_giai_phap_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_truc_quan.docx