Tóm tắt SKKN Bổ sung kiến thức soạn thảo văn bản cho học sinh Lớp 6
Tính mới của sáng kiến được thể hiện qua một số giải pháp sau:
2.1 Học thuộc bảng mã Telex
Trong lớp học chia ra làm 2 dạng chủ yếu:
1. Gõ được kiểu gõ Vni hoặc Telex.
2. Chưa từng học Tin học (chưa biết gõ văn bản).
Do đó, việc đầu tiên là thống nhất một kiểu gõ Telex vì kiểu gõ Telex hiện nay rất thông dụng trong đời sống (hầu hết các điện thoại thông minh, máy tính bảng hiện nay đều sử dụng kiểu gõ Telex làm mặc định) và quan trọng hơn là gõ nhanh hơn kiểu Vni do chỉ sử dụng 4 hàng phím (hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách).
2.2 Học thuộc nguyên tắc gõ văn bản
Trong lớp tuy vẫn có những em đã học gõ văn bản ở tiểu học nhưng đa số vẫn còn gõ sai nguyên tắc. Vì vậy bắt buộc tất cả các em học sinh phải học thuộc nguyên tắc gõ văn bản.
• Các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.
• Các dấu mở ngoặc và mở nháy (, [, {, <, ‘, “ phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo.
• Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy ), ], }, >, ‘, “ phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
• Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (Space Bar) để phân cách.
• Nhấn một lần phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản.
....
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt SKKN Bổ sung kiến thức soạn thảo văn bản cho học sinh Lớp 6

UBND HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS TÂN NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cao Lãnh, ngày 08 tháng 08 năm 2023 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2022 - 2023 - Họ và tên: Trần Thanh Nhựt, chức vụ: Giáo viên, đơn vị: Trường trung học cơ sở Tân Nghĩa - Tên sáng kiến: “BỔ SUNG KIẾN THỨC SOẠN THẢO VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 6” BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DỤNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng trước khi có sáng kiến: 1.1. Thực trạng Hiện nay, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 diễn ra đến giai đoạn 3 (lớp 3, lớp 7, lớp 10). Trong đó, chương trình Tin học lớp 6 năm nay đổi mới đã được 2 năm. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi chương trình diễn ra theo lộ trình và hiện vẫn chưa hoàn chỉnh nên đối với khối 6 năm 2021 - 2022 vừa qua bị một lỗ hỏng kiến thức đó là một số em chưa được học gõ văn bản ở cấp tiểu học. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp được học, tuy nhiên chương trình Tin học ở thời điểm đó chưa cung cấp đủ kiến thức để lên bậc trung học cơ sở kế thừa. Dẫn đến việc triển khai chủ đề 5: Ứng dụng Tin học (chương trình Tin học 2018) diễn ra rất khó khăn. Đa số các em chưa biết gõ bàn phím, gõ có dấu, một số nguyên tắc gõ văn bản và sử dụng chuột Từ đó, dẫn đến việc thực hành lấy điểm giữa kỳ rất thấp và một số bài thực hành các em cũng không đạt yêu cầu. Ngoài ra, do chương trình Tin học 2018 chỉ còn 1 tiết 1 tuần nên việc bổ sung kiến thức cho các em trong tiết học chính khóa khá vất vả và khó khăn. Theo thống kê điểm kiểm tra thực hành giữa kỳ 1 ở chủ đề 5 Bài 14: Thực hành tổng hợp - Hoàn thiện sổ lưu niệm của lớp em năm học 2021 - 2022 có chất lượng như sau: Sĩ số học sinh (2021 – 2022) 8đ<= điểm <=10đ 6.5đ<= điểm <8đ 5đ<= điểm <6.5đ Dưới 5 110 SL TL SL TL SL TL SL TL 16 14.5% 19 17.3% 11 10% 64 58.2% Thông qua một số thực trạng trên tôi xác định được một số nguyên nhân sau: 1.2. Nguyên nhân Một, chương trình cải cách sách giáo khoa hiện tại chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc kiến thức nền của học sinh ở cấp tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bậc trung học cơ sở. Hai, do thời lượng chương trình môn Tin học ở bậc trung học cơ sở giảm xuống còn 1 tiết 1 tuần nên không có đủ thời gian để bổ sung kiến thức còn thiếu ở tiểu học cho các em học sinh. Ba, về phần thực hành do học sinh vùng sâu, vùng xa điều kiện còn nhiều khó khăn, nên không thể trang bị máy tính để rèn luyện thêm kỹ năng, thao tác gõ văn bản ở nhà. 2. Tính mới của sáng kiến: Tính mới của sáng kiến được thể hiện qua một số giải pháp sau: 2.1 Học thuộc bảng mã Telex Trong lớp học chia ra làm 2 dạng chủ yếu: 1. Gõ được kiểu gõ Vni hoặc Telex. 2. Chưa từng học Tin học (chưa biết gõ văn bản). Do đó, việc đầu tiên là thống nhất một kiểu gõ Telex vì kiểu gõ Telex hiện nay rất thông dụng trong đời sống (hầu hết các điện thoại thông minh, máy tính bảng hiện nay đều sử dụng kiểu gõ Telex làm mặc định) và quan trọng hơn là gõ nhanh hơn kiểu Vni do chỉ sử dụng 4 hàng phím (hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách). 2.2 Học thuộc nguyên tắc gõ văn bản Trong lớp tuy vẫn có những em đã học gõ văn bản ở tiểu học nhưng đa số vẫn còn gõ sai nguyên tắc. Vì vậy bắt buộc tất cả các em học sinh phải học thuộc nguyên tắc gõ văn bản. • Các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung. • Các dấu mở ngoặc và mở nháy (, [, {, <, ‘, “ phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo. • Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy ), ], }, >, ‘, “ phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó. • Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (Space Bar) để phân cách. • Nhấn một lần phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. 2.3 Làm quen với bàn phím và chuột Làm quen với bàn phím Để gõ đúng, nhanh, chính xác đòi hỏi các em phải làm quen với bố cục bàn phím cũng như thao tác trên bàn phím, nhưng điều kiện còn hạn chế nên không phải em học sinh nào cũng có thể trang bị máy tính. Một giải pháp đưa ra là in bàn phím ra giấy A4 cho các em về nhà làm quen với bố cục và tập gõ thông qua đó. Tay trái: Ngón trỏ đặt ở phím F và điều khiển các phím: R, F, V, 4, T, G, B, 5. Ngón giữa đặt ở phím D và điều khiển các phím: E, D, C, 3. Ngón áp út đặt ở phím S và điều khiển các phím: W, S, X, 2. Ngón út đặt ở phím A và điều khiển các phím: Q, A, Z, 1, ‘ và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift. Tay phải: Ngón trỏ đặt ở phím J và điều khiển các phím: H, Y, N, 6, 7, U, J, M. Ngón giữa đặt ở phím K và điều khiển các phím: 8, I, K, <. Ngón áp út đặt ở phím L và điều khiển các phím: 9, O, L, >. Ngón út đặt ở phím: và điều khiển các phím: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, , Enter, Backspace. Với 2 ngón cái còn lại thì chúng ta đặt ở phím Space (phím cách). Làm quen với chuột Tuy chuột máy tính không đóng vai trò chủ yếu trong soạn thảo văn bản. Nhưng chuột góp phần trong việc định dạng văn bản. Vì vậy, luyện tập chuột cũng rất quan trọng đối với các em học sinh mới sử dụng máy tính lần đầu. Đầu tiên cho các em xem thao tác cầm chuột đúng. Trong quá trình thực hành giáo viên nên nhắc các em cầm sai. Còn về nhà các em có thể dùng 2 bàn tay để làm quen cách cầm chuột: dùng tay trái (phải) để ướm lên tay còn lại (tạo thành nắm đấm). Ảnh chụp góc ngang Ảnh chụp góc thẳng đứng Tất cả giải pháp tôi đã nêu ở trên tôi tổng hợp lại thành một bảng Infographic và in ra giấy A4 phát cho học sinh (khi bắt đầu học chủ đề 3: Tổ chức, tìm kiếm và trao đổi thông tin) để về nhà tự rèn luyện (rèn luyện khả năng tự học cho học sinh) như sau: Mặt trước Mặt sau 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Đề tài này dễ thực hiện ít tốn kinh phí, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Ngoài ra khắc phục một số hạn chế khi gõ văn bản ở học sinh lớp 6, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn ở những năm học tiếp theo. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở các trường trong và ngoài huyện rộng hơn có thể áp dụng trong và ngoài tỉnh đối với bộ môn Tin học. 4. Hiệu quả Qua một năm học (2022 - 2023) áp dụng các biện pháp trên. Nhằm đánh giá sự hiệu quả của đề tài tôi trích dẫn kết quả giữa kỳ 1 năm học 2022 - 2023 để so sánh lại kết quả giữa kì 1 của năm 2021 - 2022 (cả 2 năm học đều lấy điểm giữa kỳ thông qua kết quả thực hành bài 14: Thực hành tổng hợp - Hoàn thiện sổ lưu niệm của lớp em) như sau: Sĩ số học sinh 8đ<= điểm <=10đ 6.5đ<= điểm <8đ 5đ<= điểm <6.5đ Dưới 5 2021 – 2022 110 hs SL TL SL TL SL TL SL TL 16 14.5% 19 17.3% 11 10% 64 58.2% 2022 – 2023 126 hs 29 23% 29 23% 55 43.7% 13 10.3% Từ đó cho thấy việc áp dụng đề này hoàn toàn khả thi và có hiệu quả. Tuy sĩ số học sinh năm 2022 - 2023 có tăng thêm 16 học sinh nhưng số lượng học sinh có điểm kiểm tra dưới 5.0 giảm đến 51 em xấp xỉ 79.6%. Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của cá nhân. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét./. Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Trần Ngọc Trung Người viết tóm tắt sáng kiến (Họ và tên, ký tên) Trần Thanh Nhựt
File đính kèm:
tom_tat_skkn_bo_sung_kien_thuc_soan_thao_van_ban_cho_hoc_sin.docx